Bài tập thêm trạng ngữ cho câu văn 7

Thêm trạng ngữ cho câu [tiếp theo]

- Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. - Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức để biểu thị các ý nghĩa tình huống - Trạng ngữ có thể là một từ một ngữ hoặc một cụm chủ vị. - Cách nhận biết trạng ngữ trong câu + Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhâm, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. + Về hình thức: • Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. • Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. - Công dụng của trạng ngữ: + Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác + Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. - Trong câu, ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng. - Tác dụng : Nhằm nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định.

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Thêm trạng ngữ cho câu trang 42 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 [trang 42 VBT Ngữ văn 7, tập 2]

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ?

Lời giải chi tiết:

Câu có cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ là câu: [b] Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

Câu 2

Câu 2 [trang 42 VBT Ngữ văn 7, tập 2]

Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

  1. Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

[Thạch Lam]

  1. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

[Đặng Thai Mai]

Lời giải chi tiết:

Các trạng ngữ:

a]

- Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết => trạng ngữ cách thức.

- Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc … tươi => trạng ngữ chỉ thời gian.

- Trong cái vỏ xanh kia => trạng ngữ địa điểm.

- Dưới ánh nắng => trạng ngữ nơi chốn.

  1. Với khả năng thích ứng … đây => trạng ngữ cách thức.

Câu 3

Câu 3 [trang 43 VBT Ngữ văn 7, tập 2]

Đặt mỗi câu có một trong các trạng ngữ sau: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ phương tiện và trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc.

Lời giải chi tiết:

Đặt câu:

- Trạng ngữ chỉ thời gian: Mùa hè, khi hoa phượng nỏ đỏ rực những khu phố, tôi lại chuẩn bị một chuyến hành trình mới.

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trước con ngõ nhỏ, một cây gạo không biết có tự bao giờ, nở rực đỏ.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì trời mưa rất lớn, con đường này đã bị cấm lưu thông.

- Trạng ngữ chỉ mục đích: Chúng tôi nỗ lực hết mình, làm việc ngày đêm để hoàn thành dự án này kịp thời.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Tôi đến trường bằng xe buýt.

- Trạng ngữ chỉ cách thức diễn ra sự việc: Chúng tôi đã xem xét sự việc này và đưa ra kết luận một cách cẩn trọng và công khai.

Câu 4

Câu 4 [trang 43 VBT Ngữ văn 7, tập 2]

Tìm trạng ngữ trong câu sau đây. Cho biết có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ đó như thế nào để câu vẫn đúng ngữ pháp?

Lời giải chi tiết:

Câu trên có thể đổi vị trí của trạng ngữ như sau: Ông Tú bỏ mất tính thích giao du ngày trước, để hết tâm trí mỏi mệt vào tập sách nho và bộ ấm chén chè tàu kể từ hồi tiền c

Chủ Đề