Bài tập và lời giải chi tiết bộ truyền đai năm 2024

Mời bạn đọc cùng tham khảo 10 bài tập trong tài liệu "Bài tập Bộ truyền đai" dưới đây để ôn tập, hệ thống và củng cố kiến thức về xác định khoảng cách trục của bộ truyền, xác định số dây đai, chiều dài dây,.Chúc bạn học tốt. | BÀI TẬP BỘ TRUYỀN ĐAI Bài 1 Bộ truyền đai có đường kính bánh đai nhỏ d1=125mm, tỷ số truyền u=2,5, góc ôm trên bánh đai nhỏ α1=1600. Xách định khoảng cách trục a của bộ truyền và chiều dài dây đai L. Bài 2 Bộ truyền đai thang truyền động với công suất P1=2kW, số vòng quay trục dẫn n1=1250 vòng/phút, tỷ số truyền u=3, đường kính bánh đai nhỏ d1=112mm, khoảng cách trục a=350mm, tải trọng tĩnh. Xách định số dây đai Z và tiết diện đai. Bài 3 Bộ truyền đai dẹt truyền công suất P=8kW, số vòng quay bánh dẫn n1=980 vòng/phút, số vòng quay bánh bị dẫn n2=329 vòng/phút, đường kính bánh đai nhỏ d1=180mm, khoảng cách trục a=1800mm. Hãy xác định: a) Góc ôm α1, chiều dài dây đai L. b) Giả sử căng đai với lực căng ban đầu F0=800N. Xác định hệ số ma sát f tối thiểu giữa đai và bánh đai để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. Bài 4 Bộ truyền đai dẹt có đường kính các bánh đai: d1=200mm, d2=400mm, truyền công suất P=3kW, số vòng quay bánh dẫn n1=800 vòng/phút. Hệ số ma sát giữa đai và bánh đai là f=0,24. Giả sử ta căng đai với lực căng ban đầu F0= xách định (bỏ qua lực căng phụ FV): a) Lực vòng có ích Ft. b) Khoảng cách a tối thiểu là bao nhiêu để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. c) Tuổi thọ của dây đai thay đổi thế nào nếu ta tăng khoảng cách trục a trong khi các thông số khác không thay đổi? Giải thích. Bài 5 Bộ truyền đai dẹt (vải cao su) có số vòng quay bánh dẫn n1=2960 vòng/phút, số vòng quay bánh bị dẫn n2=1480 vòng/ phút, đường kính d1=200mm, bộ truyền nằm ngang, tải trọng tĩnh, khoảng cách trục a=1800mm. a) Tính góc ôm α1 và chiều dài dây đai L b) Giả sử lực căng ban đầu F0=600N, hệ số ma sát giữa đai và bánh đai f=0,3. Nếu tính đến lực căng phụ Fv do lực ly tâm gây nên (khối lượng 1m dây đai 8/13/2013 qm=0,02kg/m), hãy xác định công suất truyền lớn nhất của bộ truyền đai theo điều kiện không xảy ra hiện tượng trượt trơn. c) Với công suất truyền P=6kW chiều dày đai δ=5mm, hãy xác định chiều rộng b của đai? (Trong trường hợp này vận tốc đai là vận tốc cao) Chú ý .

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Việc khảo sát, đánh giá về kiểu hình cũng như kiểu gen là cần thiết nhằm làm tăng hiệu quả cho quá trình nhận dạng, phát triển và chọn tạo giống mới đối với cây trồng. Nguồn gen thuộc một số dòng bơ đã qua chọn lọc để canh tác được thu thập từ một số nơi trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng để phân tích đa dạng di truyền và nhận dạng giống. Đặc điểm sơ bộ về hình thái quả và năng suất của 11 dòng bơ tiềm năng đã được ghi nhận để hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu nhận dạng dòng. Với đặc trưng nhận dạng DNA thu nhận được với 10 mồi ISSR, chúng tôi thu được tổng số 125 band điện di trên gel để tiến hành phân tích đa dạng di truyền tập hợp 11 mẫu khảo sát đại diện cho 11 dòng trên, kết quả cho thấy: tập hợp mẫu có mức dị hợp trông đợi (chỉ số đa dạng gene) đạt He = h = 0,3072, chỉ số Shannon đạt: I = 0,4608, tỷ lệ band đa hình: PPB = 91,84%. Cũng sử dụng 10 mồi ISSR như trên, từ đặc trưng nhận dạng DNA của 18 mẫu đại diện cho 6 dòng bơ tiềm năng (mỗi dòng 3 mẫu), dựa trên sự xuất hiện hay thiếu vắng các ...

Preparing soft skills for students has been being a matter of great concern to both society and the education industry. Soft skills are an essential factor for the success and happiness of each individual. Many decades ago, the weakness of soft skills of Vietnamese students have been warned by educational organizations, businesses and domestic and foreign experts. Although knowledge that is considered as a necessary condition during the learning process; it is still not a sufficient condition for students who want to get a desired job. Nowadays, soft skills training activities are quite popular in almost universities and it is one of requirements for student’s graduation. However, these training activities are different in each university. In this study, from the practical experience in training soft skills of other universities, the authors recommend some basic solutions for integrating soft skills into main subjects in the specialized knowledge teaching process.

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Trong hệ thống du lịch thông minh, lập lộ trình tự động là một trong những chức năng phức tạp nhưng rất quan trọng và cần thiết cho du khách trước và trong hành trình thăm quan của mình. Chức năng này không chỉ yêu cầu tạo ra phương án lộ trình phù hợp với điều kiện của du khách một cách nhanh chóng, mà còn phải tối ưu về thời gian thăm quan và hiệu quả kinh tế. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một thuật toán lập lộ trình tự động mới dựa trên ý tưởng của bài toán lập lịch TSP (Traveling Salesman Problem) và bổ sung tham số về thời gian du lịch hợp lý, được gọi là TPA (Travel Planning Algorithm). Thuật toán TPA được cài đặt trong hệ thống du lịch thông minh đa nền tảng của tỉnh Thái Nguyên. Dựa vào điểm du lịch được gợi ý trong quá trình lựa chọn điểm thăm quan của du khách, thuật toán TPA hoạt động ổn định và lập được lộ trình du lịch tốt hơn so với chức năng lập lộ trình trong hệ thống du lịch thông minh của TripHunter và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).