Bài văn nói về thước đo của lòng khiêm tốn

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Đánh giá ...

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.

Đánh giá một con người phải dựa trên chiều sâu của lối sống tâm hồn chứ không phải là thước đo của danh vọng. Khiêm tốn cũng giống như một bài học đầu tiên và thiết yếu của cái tâm hồn đó. Phải chăng những người khiêm tốn là những người nghiêm trang và đạo mạo? Con người ta thường đánh giá sai về hai chữ thành công của bản thân mình. Nhiều người tự cho mình là lỗ đen của vũ trụ hay “nhu thiết” không ai có thể thay thế. Họ đã sai và tự lầm tưởng.

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tích cực, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của những con người ấy là cố gắng không ngừng, nhưng đó không phải cái cớ để tự đề cao bản thân, khoe khoang mình trước người khác. Chính những bậc kỳ tài trong lịch sử cũng chỉ dám nghĩ mình “có thể có ích” cho xã hội loài người. Vậy tại sao một số người có thể đặt mình cao hơn người khác. Người có tính khiêm tốn luôn hướng đến mục tiêu phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, muốn trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa.

Họ không bao giờ chấp nhận thành công nơi hiện tại, mà luôn lấy thành công của người khác làm tấm gương cao hơn để phấn đấu trong tương lai. Đẹp thay cho những con người “nhượng từ và tự khiêm”. Thanh cao từ trong chính tâm hồn đến lối sống. Những con người dễ gần, dễ chia sẻ, chân thực và dễ cộng tác. Khiêm tốn phải xuất phát từ tự đáy lòng, bằng sự trung thực của bản thân, mắt không bị lu mờ bởi những danh lợi phù phiếm. Họ không ngại thiệt thòi, không sợ đời không thấy được cái giá trị đích thực mà họ xứng đáng phải có.

Có câu “trời không phụ lòng người” con người có tài ắt sẽ được mọi người tìm đến và quí trọng. Không giống như những ai kia “khẩu phật tâm xà” kiểu cách, lễ nghi, khiêm tốn chỉ từ giả dối, muốn làm thanh cao. Sách có câu “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu” chỉ những người vờ khiêm tốn để tự nâng cao bản thân mình. Những con người kiêu căng có chút thành công, được chút ca ngợi lại tự ngộ nhận chốc chốc khoe khoang mình không tránh khỏi ánh mắt lố bịch và hợm hĩnh của những người xung quanh. Họ đã chủ quan và ngủ quên trong thành tích hay xa hơn là mãn dương tự đắc. Đáng thương thay cho những con người nông cạn!

“Làm người chớ thấy tài mà cậy,

Có nhọn bao nhiêu lại có tù”

Thứ huênh hoang ấy hẳn phải tự xấu hổ với chính mình khi cho người khiêm tốn chỉ đạo đức giả nhưng họ lại không có được sự thanh liêm, chính trực, cần cù, dễ mến mà cái kiêu ngạo chẳng bao giờ sánh nổi. Có thể nói những con người khiêm tốn không bao giờ biết mệt mỏi – luôn cống hiến không ngừng. Bởi cuộc sống không chỉ rải đầy hoa hồng mà nó còn là sự đấu tranh dài bất tận. Cuộc chiến này qua đi, cuộc chiến khác lại đến tiếp nối nhau từng giây phút. Dừng lại, tự kiêu chính là đi lùi với văn minh hiện đại. Kiến thức của mỗi con người cũng giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không thể đem so sánh với người khác. Mỗi người có điểm mạnh khác nhau, không có thành công nào tồn tại bất diệt. Vậy nên chúng ta phải “học, học nữa, học mãi” để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho nhân loại.

Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
                                          
Nghị luận về tính khiêm tốn
                      
**Mở bài:**
                      
Để thành công trong cuộc sống, được mọi người tôn trọng và yêu thương, mỗi người cần hình thành và bồi dưỡng cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính không thể thiếu đó là sự khiêm tốn. (Nghị luận tính khiêm tốn)
                      
**Thân bài:**
                      
**Khiêm tốn** là tính nhã nhặn, sự kính nhường, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, luôn đề cao (cầu) sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.
                      
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao gờ chịu chấp nhân sự thành công của cá nhân mình  trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng  cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
                      
**Người có đức tính khiêm tốn** luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Lúc nào họ cũng tỏ ra thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác.
                      
****Tại sao con người lại phải khiêm tốn?**
                      
Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm… học thêm mãi mãi.
                      
Sống rất cần có sự khiêm tốn bởi chỉ có khiêm tốn, tự kiềm chế tính kiêu ngạo tự mãn, ra sức lắng nghe, học hỏi để kiện toàn bản thân hơn nữa. Mỗi sự tiến bộ của bản thân trong học thức là điều kiện tiên quyết khẳng định mọi thành công. 
                      
Có đức tính khiêm tốn sẽ giúp ta có đượcbình tĩnh, tự tin và sáng suốt khi đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này, vươn tới thành công.
                      
Người có đức tính khiêm tốn, sống chuẩn mực. luôn được mọi người yêu mến, hợp tác và hỗ trợ. Thái độ nhã nhặn, lịch sự, cầu thị luôn là những yếu tố thuyết phục lòng người. Bởi thế, những bậc vĩ nhân thường hết sức khiêm tốn khi nói về bản thân và sự nghiệp của mình.
                      
Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý.
                      
****Ta cần làm gì để có được đức tính khiêm tốn?**
                      
Để có được đức tính khiêm tốn, trước hết ta phải biết sống bao dung, sống vì mọi người, không tham lam, gỉ dối hay hận thù người khác. Một khi tâm hồn rộng mở, lòng tham không còn, đức tính khiêm tốn tự khác sẽ có.
                      
Sách Thượng Thư viết _“Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”._Khổng Tử cũng cho rằng nếu khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi người_._ Cuộc sống luôn vận động theo quy luật nhân quả, tạo tác điều tốt đẹp tất sẽ nhận lại được điều tốt đẹp tương xứng.
                      
Để khiêm tốn cũng cần phải sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Lòng biết ơn giúp ta biết sống đúng lẽ phải, biết quý trọng công sức và của cải, biết sống tương trợ hòa đồng với mọi người. Không ai có tự mình làm nên tất cả. Kế thừa và phát huy các thành quả lao động sẵn có của người khác đã gây dựng nên để tạo ra những gì mới mẻ và tiến bộ hơn, lớn lao hơn vốn là bản chất của xã hội loài người. Bởi thế, những gì chúng ta có hôm nay chính là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ. Sống biết ơn là thể hiện trách nhiệm của mình trước cuộc đời.
                      
Để có được tính khiêm tốn thì đừng bao giờ so đo tính toán thiệt hơn. Cũng đừng vì hơn thua mà tranh đoạt hiềm khích lẫn nhau. Hãy cố gắng giúp đỡ người khác, điều làm cho bạn cảm thấy tốt và khiêm tốn với người khác. Tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn, thay vào đó, mọi người biết rằng bạn đang làm những việc tốt cho họ. Hãy luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Lắn nghe để thấu nhận đúng đắn, thấu hiểu để cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những ai còn khó khăn hơn mình. hãy luôn hướng suy nghĩ về những điều tốt đẹp, tìm lấy cái thiện trong chính mình để có thể sống khiêm nhường.
                      
Hãy khên ngợi người khác nhiều hơn là chê bai. Lời khên ngợi phải luôn chân thành, xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy ắp yêu thương. Lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình. Không nên bảo thủ khi phạm phải sai lầm mà hỹ dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của bản thân, ra sức sửa chữ và hoàn thiện nhân cách, nhân lực của mình. 
                      
Luôn giúp đỡ người khác là hành động thường thấy của người khiêm tốn. Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 
                      
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
                      
**Bài học nhận thức và hành động**
                      
Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự tại, cho mình là nhất mà coi thường người khác.
                      
Học lối sống và hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
                      
**Kết bài:**
                      
_“Hành trang quan trọng nhất_ _của con người là_ _khiêm tốn và giản dị” (Angghen)._ Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.