Bản vẽ hướng dẫn may áo sơ mi nam nhật

Mỗi dáng sơ mi lại có một cách may riêng nên việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định xem mình đang cần mẫu áo sơ mi thế nào. Có một số mẫu áo cơ bản mà các bạn có thể tham khảo như áo sơ mi nữ cổ Đức, áo sơ mi cổ tròn, áo sơ mi nữ cổ trụ,… Các dáng sơ mi sẽ có đặc trưng riêng mà người may cần thể hiện được đúng những đặc trưng đó trên sản phẩm của mình.

Bước 2: Chọn chất vải mong muốn

Tuỳ vào form dáng sơ mi mà các bạn muốn cắt may, chúng ta lại linh hoạt chọn chất liệu vải đi kèm. Lấy ví dụ như vải Bamboo (vải sợi tre Cellu Ultimate) thường thoáng mát, bóng mịn, khá mềm mại khi tiếp xúc với da, bền màu và thấm hút mồ hôi khá tốt. Hoặc như mẫu vải Airy Silk được mệnh danh là loại vải yêu thích của các chị em khi mua áo sơ mi lại có đặc tính sang trọng, màu sắc lên đẹp, gần như không nhăn hay đổ lông,… Tuy nhiên loại vải này có giá thành tương đối cao, nếu điều kiện kinh phí hạn hẹp thì các bạn cũng có thể chọn sang loại vải kate silk (thường may áo cho học sinh) để tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Thực hiện cắt và sang phần đường chiết eo

Quá trình đo và cắt vải là lúc đòi hỏi bạn phải có sự tỉ mỉ, chính xác, tập trung cao độ. Đối với sản phẩm áo sơ mi nữ, bạn sẽ cần cắt các phần sau đây:

– Cắt thân trước áo sơ mi

– Cắt thân sau áo sơ mi

– Cắt tay áo sơ mi, măng séc tay

– Cắt chân cổ, bản cổ áo sơ mi

Lưu ý, để có thể cắt vải may áo, chúng ta cần lấy các số đo chuẩn từ trước. Mỗi dáng người lại có kích thước, số đo khác nhau, việc lấy số đo được thực hiện bằng thước. Một số loại số đo cơ bản bao gồm độ dài áo, độ dài eo, độ dài cổ đến mông, đến ngực, độ dài tay, kích thước các vòng cổ, vòng ngực, vòng eo, bản chân cổ, kích thước ly chiết,…

Sau khi đo và cắt các mảnh vải, bạn sẽ cần sang phấn đường chiết eo để xác định được vị trí cần chiết. Đường sang phấn càng tinh tế, càng đẹp thì lên áo sẽ càng tôn dáng.

Bước 4: Tiến hành may chiết eo phần thân trước và sau

Khi may chiết eo, chúng ta cần thực hiện trên cả vải áo thân trước và vải áo thân sau. Thông thường sau khi chiết eo xong là chúng ta đã định hình xong kiểu dáng áo. Cơ sở quan trọng nhất của việc may chiết eo là đường sang phấn đã vẽ từ trước.

Bước 5: May ráp sườn vai và ráp sườn thân

Các đường may ráp sườn và thân sẽ quyết định xem chiếc áo có được chắc chắn hay không. Lúc này đường may cần thật gọn gàng, thẳng và chuẩn chỉnh. Sau khi đã ráp sườn thân thì dáng áo theo thiết kế ban đầu đã được lên form.

Bước 6: Thực hiện may phần tay áo và lắp ráp vào thân

Phần tay áo sẽ được may cố định từ các chi tiết ống tay áo chuẩn bị từ trước. Sau khi đã cố định xong phần tay áo mới tiến hành ráp bộ phận này với thân áo sơ mi. Lúc này quy trình may áo sơ mi nữ đã dần chuyển sang giai đoạn hoàn thiện.

Bước 7: May phần cổ áo theo ý muốn và ráp vào thân áo

Cổ áo sơ mi là một chi tiết tương đối phức tạp, đòi hỏi thợ may là người lành nghề, có đường may chắc chắn, sắc sảo và thẳng hàng. Cổ áo thường được may sau cùng nhưng cũng đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ để hoàn thiện. Khi đã định hình xong phần cổ áo thì ta cũng tiến hành ráp nó vào thân áo tương tự như tay áo.

Bước 8: Thao tác lên gấu áo

Thao tác lên gấu tuy là bước đơn giản nhưng lại thể hiện chiếc áo có chỉn chu hay không, người may có cẩn thận hay không. Khâu lên gấu áo chính là thao tác cuối cùng trước khi cho ra một chiếc áo thành phẩm.

Bước 9: Kiểm tra lỗi sau khi hoàn tất áo sơ mi

Trước khi một chiếc áo sơ mi được đưa đến tay người mặc cần thông qua khâu kiểm tra lỗi thành phẩm. Tại khâu này chúng ta chủ yếu cần kiểm tra các vấn đề kỹ thuật như có chỉ thừa hay không, các đường chỉ may đã đều, đẹp hay chưa, có bị dính vào nhau hay không,…

Bước 10: Thử áo sơ mi và điều chỉnh lại kích thước theo dáng

Áo sơ mi cần được mặc thử để xem nó đã phù hợp với số đo cũng như form người mẫu hay chưa. Trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh một số yếu tố như cắt bớt tay áo, thân áo hoặc may cầu vai hẹp lại,…

Hướng dẫn tự học cắt may áo sơ mi nam đẹp

Bản vẽ hướng dẫn may áo sơ mi nam nhật

Bước 1: Lựa chọn chất liệu may áo sơ mi nam trước khi may.

Một số chất liệu vải thường được dùng để may áo sơ mi nam hiện nay như:

Kate thun: Vải ít nhăn, thoáng mát, có độ thun nhẹ và bền màu. Kate Ý: Ít xù lông, màu sắc đa dạng, thoáng mát và mềm mịn. Kate Bamboo: Ít xù lông, thoáng mát, mềm mịn. Vải Nano: Mềm mịn, ít xù lông, giữ form tốt.

Bước 2: Thiết kế rập sơ mi.

Mục đích của bước này trong quy trình may áo sơ mi nam chính là để thiết kế chi tiết của áo sơ mi lên trên bề mặt vải. Từ đó giúp tiết kiệm được vải sử dụng để may áo. Hiện nay, người thợ có thể thực hiện bước này theo phương pháp thủ công hoặc bằng máy móc chuyên dụng.

Bước 3: Tiến hành cắt vải

Sau khi đo đạc các chi tiết lên miếng vải, bước tiếp theo trong quy trình may áo sơ mi nam chính là tiến hành cắt vải theo đúng như mô tả ban đầu.

Thợ may áo sơ mi nam sẽ trải vải lên một bề mặt phẳng và cắt vải theo sơ đồ rập đã thiết kế. Ở bước này, thợ may phải hết sức chú ý để có thể cắt vải chính xác theo từng chi tiết trên rập. Nếu sử dụng máy móc thì chỉ cần xếp vải chắc chắn thành một chồng và dùng máy chuyên dụng để xử lý.

Bước 4: Tiến hành may áo sơ mi

Sau khi cắt vải, người thợ tiếp tục tiến hành lắp ráp các bộ phận của áo sơ mi lại với nhau. Nếu may áo sơ mi ở trong một công ty lớn thì quy trình may áo sơ mi nam này sẽ được chia thành từng nhóm thực hiện.

Để may được một chiếc áo sơ mi nam hoàn chỉnh và chất lượng đòi hỏi ở người thợ sự tỉ mỉ và chuyên chú. Quy trình may áo sơ mi nam chi tiết gồm những thao tác sau:

  • Ép keo chi tiết: Khâu ép keo có thể sử dụng máy móc chuyên dụng để ép các phần quan trọng ảnh hưởng đến form dáng như cổ áo, lá áo… Người thợ sẽ nẹp áo bằng cữ cuốn và dập định hình bằng máy móc, sau đó ép keo tan vào phần nẹp. Điều này giúp áo không bị nhăn, mất dáng khi sử dụng.
  • May tay áo: Chi tiết tay áo cần may thủ công bằng máy một kim để đảm bảo áo không bị lỗi chỉ. Trước khi tra tay, thợ may cần lộn Manset.
  • May nách áo: Đây là bộ phận khá khó may, vậy nên phần này sẽ may cuốn kèm keo tan qua xử lý của máy chuyên dụng. Máy dập sẽ giúp định hình form và tăng độ bền cho vòng nách.
  • Ráp áo: Sau khi đã hoàn thành từng phần đơn lẻ của áo thì sẽ tiến hành ráp các bộ phận này lại với nhau. Đây là công đoạn đòi hỏi thợ may có tay nghề cao vì ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng của áo sau khi hoàn thành.

Thông thường, thao tác may áo sơ mi nam này sẽ lần lượt như sau: Đóng túi áo vào thân trước, tra chân cổ vào thân áo, may cuốn sườn áo, sườn tay bằng máy cuốn sườn và đóng nút bằng máy đóng nút chuyên nghiệp.

Bước 5: Tiến hành hoàn thiện sản phẩm bằng cách làm sạch, giặt, ủi.

Bước 6: Kiểm tra lại thành phẩm áo sơ mi và tiến hành đóng gói.

Ở công đoạn này người thợ phải để ý đến những yếu tố như đường may, chất lượng, các lỗi xảy ra rồi mới có thể đóng gói được.