Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật người khuyết tật

Báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật

Mẫu báo cáo về kết quả thực hiện công tác người khuyết tật là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về kết quả thực hiện công tác người khuyết tật. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, kết quả thực hiện... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Báo cáo 10 năm thực hiện luật người khuyết tật 2021

I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Người khuyết tật của địa phương

- Nhà trường đã nghiêm túc triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện luật người khuyết tậttới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường. Phổ biến chủ trương giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật trong các buổi họp phụ huynh học sinh (phụ lục 1).

2. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật được tổ chức trực tiếp tới 100% cán bộ , giáo viên, nhân viên nhà trường hàng năm thông qua các buổi họp hội đồng đầu năm học (Tổng số 6 đợt);

- Công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật trong nhà trường đảm bảo duy trì dều đặn và kịp thời.

3. Tình hình xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình trợ giúp người khuyết tật

- Nhà trường đã xây dựngkế hoạchvà triển khaihiệu quả chương trình giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật.

II. KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1. Giáo dục đối với người khuyết tật

1.1. Triển khai các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật

- Tình hình tổ chức giáo dục hòa nhập: Nhà trường tiếp nhận 100% học sinh ở diện khuyết tật đã hoàn thành chương trình tiểu học và phân bổ vào các lớp học hòa nhập.

1.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật tham gia giáo dục

- Ưu tiên trong tuyển sinh: ưu tiên tuyển sinh với học sinh diện khuyết tật trên địa bàn có đủ hồ sơ.

- Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh khuyết tật có đủ hồ sơ hợp lệ

- Tặng quà, sách vở, đồ dùng học tậpnhân dịp lễ tết.

1.3. Thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả GVCN về công tác giáo dục hòa nhập 1 lần/năm học; Thường xuyên giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong đội ngũ GVCN có học sinh học hòa nhập.

- Chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi: Chưa có

1.4. Thực trạng tham gia giáo dục của người khuyết tật

- 100% học sinh khuyết tật tham gia hiệu quả chương trình giáo dục hòa nhập.

1.5. Các khó khăn, tồn tại, bất cập và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về giáo dục đối với người khuyết tật trong Luật Người khuyết tật.

- Khó khăn, tồn tại, bất cập:

+ Học sinh khuyết tật thường gặp khó khăn trong giao tiếp ứng xử và tiếp thu kiến thức. Đôi lúc các em không kiểm soát được hành vi gây ảnh hưởng đến bản thân, tập thể lớp và chất lượng học tập. Trong khi đó, giáo viên và nhân viên của trường thường không có đủ lực lượng để thường xuyên theo sát, xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

+ Nhiều giáo viên giảng dạy và GVCN chưa được tập huấn thường xuyên về công tác giáo dục khuyết tật nên thường gặp khó khăn trong quản lý và giảng dạy lớp có học sinh học hòa nhập, đặc biệt là xử lý các tình huống học sinh tăng động.

+ Nhà trường không có biên chế nhân viên y tế cũng là một khó khăn lớn trong việc theo dõi sức khỏe và xử lý các tình huống xảy ra của học sinh nói chung và HSKT nói riêng

+ Nguồn kinh phí để chi hỗ trợ cho GV tham gia giảng dạy các lớp học hòa nhập còn khó khăn.

+ Một số phụ huynh chưa hợp tác trong việc quản lý và theo dõi , khám sức khỏe định kỳ cho con.

2. Đánh giá chung về việc triển khai thực hiện các quy định của Luật người khuyết tật. Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Người khuyết tật và kiến nghị, đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Người khuyết tật 2010

2.1. Đánh giá tình hình thực hiện Luật Người khuyết tật

Nhà trường đã thực hiện hiệu quả chương trình tiếp nhận và giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

2.2. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Người khuyết tật

- Đề nghị có chế độ khám sức khỏe và khám chuyên sâu định kỳ hàng năm miễn phí dành cho trẻ khuyết tật.

- Ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục để xét duyệt, phân loại các trường hợp tham gia học hòa nhập cho hiệu quả.

- Cho phép các nhà trường có học sinh học hòa nhập được biên chế hoặc hợp đồng nhân viên y tế, nhân viên làm công tác tư vấn hoặc quản sinh.

- Đề nghị có chế độ cho giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

GIAI ĐOẠN.......

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Số liệu

A

Chỉ tiêu chung

Người

Nữ

Tổng số

B

Chỉ tiêu theo lĩnh vực/ngành

B3

Giáo dục-Đào tạo

B3.1

Số cơ sở giáo dục chuyên biệt

Cơ sở

B3.2

Số trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

T.Tâm

B3.3

Số cơ sở giáo dục phổ thông có tổ chức giáo dục hòa nhập

Lớp

06

B3.3.1

Số giáo viên tham gia dạy trẻ khuyết tật theo phương thức hòa nhập trong các cơ sở giáo dục phổ thông

Người

42

45

B3.4

Số trẻ em khuyết tật đi nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non

Trẻ em

B3.5

Số trẻ khuyết tật học Tiểu học

Trẻ em

B3.6

Số trẻ khuyết tật học Trung học cơ sở

Trẻ em

01

06

B3.7

Số trẻ khuyết tật học Trung học phổ thông

Trẻ em

B3.8

Số trẻ khuyết tật đang học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt

Trẻ em

2. Báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật

TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: ....../BC- .......

…….., ngày ….. tháng…..năm ……

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
NĂM……….

(Dùng cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương)

I. Kết quả thực hiện

1. Công tác chỉ đạo, điều hành.

2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật liên quan đến người khuyết tật.

4. Kết quả thực hiện trợ giúp người khuyết tật thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

5. Kinh phí thực hiện.

II. Đánh giá chung

1. Ưu điểm.

2. Tồn tại, hạn chế.

3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.

III. Kế hoạch thực hiện năm tiếp theo

1. Các nhiệm vụ trọng tâm.

2. Giải pháp thực hiện.

IV. Kiến nghị

1. Đối với Chính phủ và Bộ ngành.

2. Đối với các địa phương.

Nơi nhận:
- ……..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(ký tên, đóng dấu)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Cập nhật: 24/05/2021 Sưu tầm

Trong hai ngày 26 và 27/11/2015 tại Ninh Bình, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật.

Đến dự Hội thảo có ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, đại diện các bộ ngành liên quan, 53 sở LĐTB&XH, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT VN, Hội người mù VN, Hội bảo trợ trẻ em mồ côi VN và các đại diện tổ chức của và vì NKT. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Trọng đàm nhấn mạnh: Mục đích của Hội thảo lần này là nhìn lại 5 năm thực hiện Luật cũng là 5 năm thực hiện kế hoạch trên góc độ chính sách, luật pháp đối với NKT đã đi vào cuộc sống như thế nào, qua đó  thấy được những thuận lợi, khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc; đánh giá sự quan tâm cũng như phối hợp giữa các bộ ngành, sở ngành, các cơ quan quản ly nhà nước đối với đoàn thể xã hội, nghề nghiệp đặc biệt các giữa các sở LĐTB&XH đối với hội của và vì NKT trong thời gian qua. Thứ trưởng Đàm cũng cho biết, năm 2016, Việt Nam sẽ phải có một bản báo cáo quốc gia về việc thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật của Việt Nam gửi Liên hiệp quốc, bên cạnh đó Việt Nam cũng chịu sự giám sát của LHQ trong các vấn đề thực hiện chính sách đối với NKT khi đã ky tham gia Công ước.

Toàn cảnh hội thảo

Sau bài phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Trọng Đàm là báo cáo tóm tắt những nội dung trong suốt quá trình 5 năm thực hiện Luật Người khuyết tật và 3 năm thực hiện Đề án 1019 do bà Lê Tuyết Nhung, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Bộ LĐTB&XH trình bày. Bản báo cáo đã khái quát rõ những nội dung đã làm được, cụ thể trong từng hoạt động, lĩnh vực từ công tác ban hành văn bản đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, giám sát…. Đồng thời bản báo cáo cũng chỉ ra những gì còn thiếu sót hạn chế trong quá trình thực hiện, từ đó có những đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương. Kết thúc phiên Hội thảo buổi sáng, các đại biểu đã được nghe báo cáo về quá trình triển khai thực hiện Luật và Đề án của Bộ LĐTB&XH, đại diện tỉnh Khánh hòa và Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi với nội dung tập trung chủ yếu vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Buổi chiều ngày 26/11/2015, các đại biểu tham dự chia thành 4 nhóm cùng thảo luận các nội dung:

Nhóm 1:  Phân loại, xếp hạng NKT trong thời gian qua đã ổn chưa, khi làm có vấn đề gì không? Phối hợp giữa các bộ ngành TCXH, đề nghị có cơ chế phối hợp liên ngành? Và các vấn đề khác?


Nhóm 2: Thực hiện TGXH hang tháng: Định hướng hình thức chi trả chuyển sang cơ quan chuyên nghiệp? Hệ thống kiểm tra, giám sát đánh giá, xây dựng các chỉ  tiêu, biểu mẫu để hướng dẫn cơ sở thực hiện. Các kênh báo cáo ra sao? Các vấn đề khác?
Nhóm 3: Chính sách dạy nghề, việc làm cho NKT, hiện gặp khó khăn vì sao? Các vấn đề khác?
Nhóm 4: Phát triển tổ chức hội ra sao? Tập huấn kỹ năng chăm sóc, kỹ năng sống cho gia đình NKT? Các vấn đề khác Ngày 27/11/2015, Hội thảo tiếp tục với việc đánh giá và trao đổi những nội dung xoay quanh việc thực hiện Đề án 1019 về trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020.

Cùng với việc nhìn nhận lại quá trình thực hiện Luật và Đề án ở các địa phương, Hội thảo còn là dịp để các đại biểu tham dự cùng ngồi lại với nhau bàn bạc, có những y kiến tham mưu, xem xét lại các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án để có những ‎ kiến phù hợp báo cáo thủ tướng sửa đổi bổ sung nội dung cho phù hợp với tình hình hiện tại nhằm đảm bảo việc thực hiện Luật và chính sách trợ giúp đối với NKT đạt hiệu quả cao, thực sự Luật và chính sách đi vào đời sống, tạo môi trường tiếp cận dựa trên quyền, hòa nhập không rào cản, bình đẳng đối với NKT.



Ông Nguyễn Hải Hữu trình bày về Chính sách đối với NKT

Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật người khuyết tật



Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Luật người khuyết tật

Các nhóm thảo luận