Biểu hiện của người uống thuốc diệt cỏ

Những cái chết được báo trước gây ám ảnh với bác sĩ ngành Y

Theo tìm hiểu, Paraquat thuộc nhóm chất diệt cỏ tác dụng nhanh và không chọn lọc. Nếu  đi vào cơ thể người sẽ ăn mòn, phá hủy các bộ phận như phổi, thận, gan, tim… Do vậy, tỉ lệ tử vong của ngộ độc Paraquat rất cao. Chỉ cần uống phải 10 - 15ml Paraquat có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi uống phải  thuốc diệt cỏ có chứa Paraquat chỉ sau vài giờ sẽ xuất hiện cảm giác bỏng rát ở miệng, buồn nôn, đau bụng. Chất độc được hấp thụ nhanh, đặc biệt có áp lực rất cao với phổi, gây tổn thương phổi và xơ phổi tiến triển không hồi phục, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc Paraquat may mắn thoát chết thì cũng bị di chứng nặng nề về phổi và các cơ quan nội tạng khác như dạ dày, gan, thận… 

Từ đầu năm đến nay, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận hơn 20 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Điều đáng nói, dù đã có rất nhiều bài viết cảnh báo về ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm.

Không chỉ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang mà ngay tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, theo Ths.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc chia sẻ, có những thời điểm, tại Trung tâm Chống độc tiếp nhận 2-3 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ một ngày, có những ngày tiếp nhận tới 5 ca. 

Cụ thể vào thời điểm tháng 7/2018, Trung tâm Chống độc liên tục tiếp nhận những ca ngộ độc thuốc diệt cỏ. Điển hình có trường hợp bệnh nhân P.T.H.Ng [38 tuổi, Hải Dương] được đưa đến Trung tâm chống độc sau khi uống thuốc diệt cỏ. Theo lời kể của người nhà, do có mâu thuẫn gia đình nên bệnh nhân tự uống một chai thuốc diệt cỏ. 13h sau người nhà phát hiện và đưa ngay đến bệnh viện huyện cấp cứu, được xử trí rửa dạ dày, than hoạt tính sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Mặc dù được điều trị tích cực và lọc máu nhưng do uống một lượng lớn chất độc nên tình trạng bệnh nhân rất nặng, hai ngày sau, gia đình đã xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự.

Hay như trường hợp khác là một bệnh nhân nữ 42 tuổi [ở Hưng Yên]. Chỉ vì to tiếng với bố đẻ, chị đã uống một chai thuốc diệt cỏ cháy để kết liễu cuộc đời. Mặc dù được người nhà phát hiện kịp thời, đưa đi cấp cứu, hiện đang được điều trị tích cực và lọc máu nhưng tiên lượng thực sự khó khăn. Đau lòng hơn khi có cả những phụ nữ đang mang thai cũng uống thuốc diệt cỏ tự tử, trường hợp này không chỉ cướp đi tính mạng người mẹ mà còn tước đoạt mạng sống của thai nhi mà bệnh nhân đang mang trong bụng.

Đặc biệt là hầu hết những trường hợp nhập viện vì ngộ độc thuốc diệt cỏ đều ở tình trạng rất nặng và khó qua khỏi.

Dù thường xuyên có những bài báo cảnh báo về tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ, nguy hại khó lượng của việc dùng thuốc diệt cỏ tự tử nhưng tại các bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận những ca ngộ độc như vậy. Điều này thực sự không chỉ gây đau đớn cho gia đình người bệnh mà chính các bác sĩ cũng bị ám ảnh.

Chia sẻ về những hậu quả khôn lường từ thuốc diệt cỏ Paraquat, bác sĩ Nguyên cho hay: “Bệnh nhân tử vong do Paraquat gia tăng là một nỗi ám ảnh với bác sĩ, bởi chính bác sĩ là người chứng kiến những giây phút cuối cùng của họ. Họ đi đến các chết nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thể trạng còn rất tốt vì đa phần các bệnh nhân còn rất trẻ, khỏe mạnh nên không bị suy kiệt như những bệnh nhân khác. Cận kề cái chết, bệnh nhân ngộ độc Paraquat vẫn rất tỉnh táo trong tình trạng khó thở, đau đớn, vật vã. Họ tỉnh đến lúc chết với hơi thở rít lên từng hồi. Đó là những hình ảnh rất xót xa - thực sự là nỗi ám ảnh đối với cả bác sĩ lẫn thân nhân người bệnh”.

Thuốc diệt cỏ có chứa Paraquat

Cảnh báo “cò mồi” mua thảo dược chữa ngộ độc Paraquat

Thời gian gần đây, do số lượng bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat có dấu hiệu tăng lên, tại cửa Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang xuất hiệt tình trạng “cò mồi” chào bán thảo dược chữa ngộ độc Paraquat.

Cụ thể, bác sỹ CKII Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, tại cửa Khoa có hiện tượng, các “cò mồi” mời chào các gia đình người bệnh [đã uống thuốc diệt cỏ Paraquat] mua “can thuốc thảo dược” không rõ nguồn gốc [loại can 5 lít màu vàng hoặc màu trắng] với giá 5 triệu đồng/1can để chữa bệnh ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat. Có gia đình đã mua từ 1 đến 3 can để cho người bệnh uống nhưng kết quả bệnh nhân vẫn tử vong.

“Người dân tuyệt đối không nên mua để tránh trường hợp “tiền mất - tật mang”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo. Bởi thực chất, nếu uống loại thuốc này từ 5ml trở lên sẽ không thể cứu chữa và dẫn đến tử vong. Theo bác sĩ Nguyên, Paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Người bệnh sẽ tỉnh táo cho đến khi chết vì suy hô hấp, suy gan, suy tạng.

Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam và cả trên thế giới cũng chưa có biện pháp điều trị để cứu sống các bệnh nhân uống Paraquat. Cách điều trị hiện nay là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Đặc biệt, các bệnh nhân này dù sớm hay muộn cũng sẽ tiến triển đến suy hô hấp nhưng lại không thể điều trị bằng thở oxy, vì khi đó sẽ sản sinh ra một loại chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn.

Ngày 8/2/2019, Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV của Bộ NN&PTNT về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.

Hy vọng rằng từ đây, tình trạng ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat sẽ giảm đi và không còn trở thành nỗi ám ảnh đối với các bác sĩ ngành Y.

Tuấn Anh - Ngọc Nga

Ngộ độc Paraquat tỷ lệ tử vong rất cao, tính chung có thể tới 70-90%, khi nuốt hoặc hít phải. Nếu điều trị kịp thời, ngộ độc Paraquat vẫn có thể để lại những hậu quả sức khỏe lâu dài cho người bệnh. Với trường hợp bệnh nhân M đến cấp cứu tại Bệnh viện, do đã uống hết 1 chai Paraquat dù đã được gia đình phát hiện sớm và đưa đi viện, được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng đã không qua khỏi.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca ngộ độc Paraquat là do người bệnh vô tình hoặc cố ý nuốt phải loại hóa chất độc hại này. Chất độc có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, những người sinh sống và làm việc gần nơi thường xuyên sử dụng Paraquat cũng rất dễ bị ngộ độc, dẫn đến tổn thương phổi.


Người bệnh cũng có thể bị nhiễm độc khi tiếp xúc với Paraquat qua da, đặc biệt là khi hóa chất ở nồng độ cao. Ngoài ra, rất nhiều trường hợp bị ngộ độc xuất phát từ ý định tự tử, do có thể dễ dàng mua được các loại thuốc diệt cỏ.

Paraquat có độc tính rất cao và không có thuốc chữa hay thuốc giải độc đặc hiệu. Do đó, khả năng hồi phục của người bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phơi nhiễm, sức khỏe tổng quát cá nhân và thời gian tiếp cận sự chăm sóc y tế. Nếu thường xuyên làm việc trong môi trường dùng nhiều hóa chất, hãy đảm bảo mình đã tuân thủ các biện pháp bảo hộ và biết cách xử trí khi bị phơi nhiễm.

Dấu hiệu ngộ độc paraquat


Người bệnh có thể bị sưng, đau ở miệng và cổ họng ngay sau khi nuốt phải hoặc hít phải một lượng hóa chất nhất định. Các biểu hiện khác của ngộ độc Paraquat bao gồm: buồn nôn và nôn; đau bụng; tiêu chảy, có thể lẫn máu trong phân; chảy máu cam; khó thở; mất nước; tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn, ngộ độc paraquat có thể gây tử vong dù người bệnh chỉ nuốt phải một lượng rất nhỏ hóa chất. Sau vài ngày đến vài tuần, người bệnh có thể bị xơ phổi và suy đa tạng [suy tim, suy hô hấp, suy thận, suy gan…]. Trong trường hợp nuốt phải lượng lớn chất độc sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng như: lũ lẫn, yếu cơ, co giật, suy hô hấp và khó thở, hôn mê và tử vong sau đó.

Phòng tránh


Trên thế giới, rất nhiều nước đã cấm sử dụng Paraquat trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, đã có Quyết định 278/QĐ-BNN-BVTV, ngày 8/2/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó loại bỏ Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay các ca ngộ độc Paraquat vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Vì vậy người dân loại bỏ thuốc diệt cỏ Paraquat ra khỏi đời sống sản xuất, sinh hoạt của mình, bởi khi thuốc này xâm nhập cơ thể với lượng nhỏ cũng không thể cứu chữa. Khi bị ngộ độc loại thuốc diệt cỏ cực độc này vì bất kỳ lý do gì cần đưa ngay tới các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.

Để tránh những ca ngộ độc đáng tiếc xảy ra trong thời gian tới khuyến nghị nên cấm bán và sử dụng thuốc diệt cỏ Paraquat và những thuốc diệt cỏ Paraquat còn đang lưu hành, cần phải được thu hồi và tiêu hủy.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

- Select website - Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng Sở Thông tin và truyền thông Cao Bằng

 

  • Đang truy cập1
  • Hôm nay597
  • Tháng hiện tại6,779
  • Tổng lượt truy cập2,217,446

Video liên quan

Chủ Đề