Bỉm dán và bỉm quần khác nhau như thế nào năm 2024

Tã bỉm là sản phẩm giúp mẹ chăm sóc bé rất tiện lợi hằng ngày, vừa giúp mẹ nhàn hơn vừa giúp bé luôn được sạch sẽ nhất. Tã được chia thành 2 loại là tã dán và tã quần. Nhiều mẹ thắc mắc ban ngày sử dụng tã dán, ban đêm sử dụng tã quần được không? Với kinh nghiệm nhiều năm phân phối các sản phẩm tã bỉm từ các thương hiệu khác nhau Con Cưng sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt nhất.

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu sử dụng tã dán và sử dụng tã quần có gì khác nhau? Ưu và nhược điểm của từng loại tã là gì? Và nên sử dụng chúng khi nào?...

1. Tã dán là gì? Ưu, nhược điểm?

Tã dán là loại tã có hình dáng gần giống như quần. Tuy nhiên phần lưng có 2 miếng dán giúp bạn thay tã dễ dàng dù bé đứng, ngồi hay nằm.

Với tã dán, bố mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian thay tã, thao tác nhanh gọn hơn cũng như đảm bảo được độ thông thoáng cần thiết cho làn da của bé. Ngoài ra, giá thành rẻ cũng là một trong những ưu điểm cần phải nhắc đến khi mẹ bỉm sử dụng tã dán cho con.

.webp)

Tã dán giúp cho thao tác thay tã cho bé nhanh gọn hơn

Tuy nhiên, tã dán cũng có một số hạn chế nhất định. Do thiết kế của tã không ôm khít vào người nên loại này dễ bị tràn khi trẻ chạy nhảy chơi đùa. Ngoài ra, hai miếng dán ở mặt bên của tã cứng hơn nên dễ tạo ra các tổn thương cho da bé. Vì da trẻ con rất nhạy cảm và dễ hằn đỏ, khiến bé khó chịu.

2. Tã quần là gì? Ưu, nhược điểm?

Tã quần là loại tã có hình dáng như chiếc quần, không có miếng dán hai bên nên lúc mặc cho con, thao tác cũng giống hệt như mặc quần bình thường. Khi mở tã, chỉ cần xé 2 bên của tã quần rồi vệ sinh sạch sẽ là xong.

Có thể nói, so với tã dán, động tác "mặc quần" này có vẻ quen thuộc và dễ dàng hơn. Khả năng chống tràn hiệu quả do có độ thấm hút cao, thiết kế ôm sát vào cơ thể tiện cho việc hoạt động. Bên cạnh đó, mẹ cũng không cần lo lắng rằng tã quần gây nóng bí. Vì các nhà sản xuất luôn đảm bảo chất liệu thông thoáng dễ chịu, phù hợp với da bé.

.webp)

Tã quần được thiết kế ôm sát vào cơ thể bé, đồng thời đảm bảo khô thoáng

Thế nhưng loại tã quần vẫn có nhược điểm là giá thành cao hơn so với tã dán thông thường. Không thích hợp với trẻ dưới 2 tháng tuổi vì lúc này trẻ tè khá nhiều nên phải thay tã thường xuyên. Do đó nếu sử dụng tã quần sẽ khá hao tốn và lãng phí.

3. Khi nào nên sử dụng tã dán? Khi nào nên sử dụng tã quần?

Mỗi loại tã có những ưu và nhược điểm riêng. Khi hiểu rõ điều đó, chúng ta có thể phân chia giai đoạn sử dụng tã tương ứng với từng thời kỳ phát triển của trẻ. Con Cưng sẽ hướng dẫn sử dụng tã cho các bố mẹ bỉm sữa ngay.

● Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Độ tuổi trẻ ít vận động, các thao tác vệ sinh cũng cần thực hiện một cách nhanh gọn hơn. Chính vì vậy mà giai đoạn này các mẹ nên ưu tiên sử dụng tã dán cho bé. Vừa tiết kiệm chi phí lại dễ dàng chăm sóc. Tuy nhiên, cần chọn thương hiệu tã đảm bảo thông thoáng và êm ái để tránh những hăm bí, hằn da.

● Trẻ từ 3 tháng trở lên: Con bắt đầu biết lẫy, biết bò, biết đi nên cần một loại tã có thiết kế chắc chắn để chống tràn phân và nước tiểu khi vận động. Lúc này sử dụng tã quần được xem là một lựa chọn hoàn hảo của mẹ bỉm thông thái.

Bỉm dán và bỉm quần khác nhau như thế nào năm 2024

Nên cho bé mặc tã dán hay tã quần còn phụ thuộc vào độ tuổi và sự phát triển của bé

Và tất nhiên, để tiết kiệm hầu bao và tránh lãng phí tã, bố mẹ có thể cân nhắc dùng xen lẫn giữa tã dán ban đêm và tã quần ban ngày.

Quay trở lại câu hỏi ban đầu, mẹ bỉm thắc mắc rằng sử dụng tã dán ban ngày, tã quần ban đêm có được không? Con Cưng thường tư vấn rằng cách dùng linh động này thật sự hợp lý. Vì sao lại thế?

Thời điểm ban ngày, trẻ vận động nhiều và việc bài tiết cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Do đó, các mẹ bỉm nên ưu tiên sử dụng tã dán. Bởi có thể thay tã dễ dàng, thay nhiều tã cũng không lo ngại về chi phí. Cũng rất tiện lợi cho bố mẹ trong việc chăm sóc và vệ sinh.

Ngược lại, ưu điểm của tã quần là thiết kế dáng ôm gọn người trẻ, chống tràn tốt và thấm hút hiệu quả trong thời gian dài. Vậy nên, khi sử dụng tã quần vào ban đêm sẽ giúp da bé luôn khô ráo. Con ngủ ngon hơn, không bị thức giấc giữa đêm do tràn tã. Và việc chăm con của bố mẹ cũng nhẹ nhàng hơn.

Việc sử dụng tã dán và sử dụng tã quần và kết hợp 2 loại tã với nhau như thế nào hợp lý luôn là một vấn đề muôn thuở để mẹ bỉm cân nhắc. Không có một khuôn khổ nào cụ thể, vậy nên Con Cưng khuyên rằng mẹ hãy linh hoạt sử dụng 2 loại, phát huy các ưu điểm - hạn chế các nhược điểm để chăm sóc và bảo vệ con.

Và tất nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là chất lượng tã mà mẹ sử dụng cho bé. Nếu ba mẹ chưa biết tã dán hay tã quần nào tốt cho bé, thì Con Cưng xin gợi ý dòng tã Takato đến từ Nhật Bản. Tã Takato được làm từ vải không dệt siêu mềm mại giúp mang lại sự dễ chịu khi chạm vào da bé. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu lõi thấm hút cực mỏng không chỉ thoáng khi mà còn hạn chế tràn lưng hiệu quả. Ngoài ra, tã Takato Nhật Bản còn được sản xuất ở cả 2 dạng là tã dán và tã quần với nhiều kích cỡ khác nhau. Ba mẹ có thể lựa chọn tã Takato mặc cho bé từ khi sơ sinh đến lớn.

.webp)

Tã Takato chất lượng có cả tã dán và tã quần cho ba mẹ tuỳ thích thay đổi mặc cho bé

Để chọn được sản phẩm chính hãng, an toàn đến từ những thương hiệu uy tín, hãy ghé ngay cửa hàng của Con Cưng trên toàn quốc hoặc truy cập https://concung.com để đặt mua nhé.

Khi nào thì nên dùng bỉm quần cho bé?

Bé được 3 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để bắt đầu sử dụng bỉm quần. Đây là lúc cơ thể bé đã cứng cáp, bắt đầu lật lẫy và cử động đạp chân nhiều hơn. Các thay đổi này khiến việc dùng miếng lót sơ sinh hay tã dán sơ sinh thông thường không đảm bảo được khả năng chống tràn.

Khi nào dùng bỉm dân và bỉm quần?

2. Khi nào bé nên dùng bỉm dán, bỉm quần?.

Tã dán khác bím dân như thế nào?

Bỉm dán và tã dán thực chất chỉ là sự khác nhau của cách gọi từng vùng miền. Cả hai từ đều dùng để chỉ một loại sản phẩm dành cho bé sơ sinh có hình dạng như chiếc quần lót với vạt trước và sau được nối với nhau bằng miếng dán ở hai bên hông. Sản phẩm này thường được gọi chung là tã dán.

Bỉm quần là gì?

Tã/bỉm quần có cấu tạo tương tự một chiếc quần với phần thun lưng nối liền, có độ co giãn tốt. Để mặc tã/bỉm quần, mẹ chỉ cần cho bé xỏ chân trực tiếp như mặc quần mà không cần thêm thao tác nào khác. Trên 1 tháng tuổi khi bé bắt đầu đạp chân có thể bắt đầu sử dụng.