Bình Phước có bao nhiêu dân tộc sinh sống?

– Với 40 dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước hiện là một trong số ít địa phương có số lượng đồng bào dân tộc thiểu số tập trung sinh sống trên cùng một địa bàn. Nhờ làm tốt công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước luôn tin tưởng vào đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam, đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Từ việc xác định làm tốt công tác tư tưởng…

 

 Một buổi họp ấp của đồng bào Khmer
huyện Chơn Thành,Bình Phước
(Ảnh: Vũ Anh)

Bình Phước có 164.576 người thuộc 40 dân tộc thiểu số, chiếm gần 19% dân số của tỉnh. N

goài nhóm dân cư tại chỗ sinh sống lâu đời là Stiêng, Mnông, Khmer, Châu Mạ, còn lại là các dân tộc thiểu số di cư từ nơi khác đến qua các thời kỳ khác nhau, đặc biệt trong những thập niên gần đây như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Chăm, Mông...

Các dân tộc thiểu số phân bố rộng khắp trên địa bàn các huyện trong tỉnh, sinh sống xen kẽ nhau, không có dân tộc nào cư trú theo vùng lãnh thổ riêng. Trong những năm qua, các dân tộc trong tỉnh đã gắn bó đoàn kết, không có sự phân biệt, đối xử giữa các dân tộc. Đa số đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng và là môi trường sinh thái.

Mỗi dân tộc đều có văn hóa truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, phong tục... tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, bên cạnh đó có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau đã làm nên bức tranh văn hóa tỉnh Bình Phước ngày càng phong phú, đa dạng.

Ông Huỳnh Thanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết: “Nghị quyết Trung ương và các Chương trình hành động của địa phương về công tác dân tộc đã được quán triệt, triển khai rộng rãi tới các ngành, các cấp và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nên đã mang lại kết quả to lớn trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước”. Cũng từ đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, các cơ quan, ban, ngành, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đã nâng cao hơn một bước về nhận thức về vấn đề dân tộc và vai trò, trách nhiệm của mình về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay; đã xác định đúng đắn hơn vị trí, vai trò của cộng đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có hiệu quả, thiết thực.

Từ việc nâng cao nhận thức với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của các ngành, các cấp đã góp phần giúp tỉnh Bình Phước đảm bảo tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy được tiềm năng, thế mạnh trong nhân dân để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ dần một số tập tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

...đến tập trung trợ giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

 

 Nhà của một hộ dân tộc thiểu số ở Bình Phước
 nhờ phát triển kinh tế rừng (Ảnh: Vũ Anh)

Không để đồng bào các dân tộc chịu mãi cảnh khó khăn, tỉnh Bình Phước đã ưu tiên tập trung đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà trọng tâm là đồng bào dân tộc thiểu số ở những khu vực vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua, tỉnh tích cực tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các hộ đồng bào dân tộc đời sống khó khăn, giải quyết các vấn đề bức xúc như: Tình trạng đói giáp hạt, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, thiếu đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu, xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thực hiện các chủ trương của trung ương và của tỉnh ủy, các địa phương đã tập trung giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng biên giới; Làm tốt công tác định canh, định cư, công tác quy hoạch, sắp xếp, phân bổ lại một cách hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.

Chương trình phát triển kinh tế – xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được ưu tiên thực hiện. Trong 5 năm, từ 1998 đến 2005, tỉnh đã đầu tư giai đoạn I cho 43 xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn hệ thống điện, đường, trường, trạm. Ngoài ra còn hỗ trợ phát triển kinh tế như đầu tư cây, con giống vào sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt. Đến năm 2005 có 23 xã thoát khỏi chương trình, còn lại 20 xã và 21 thôn đặc biệt khó khăn đã được tiếp tục đầu tư giai đoạn II ( 2006-2010), với tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình là hàng chục tỷ đồng cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội vùng, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn.
 
Bình Phước cũng đặc biệt chú trọng tới xây dựng các trung tâm cụm xã để nâng cao điều kiện sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo đó, 8 trung tâm cụm xã trên địa bàn các huyện Bù Đăng, Phước Long, Bù Đốp, Lộc Ninh, Đồng Phú, đã được xây dựng và đưa vào sử dụng với các hệ thống đường giao thông, trường học bán trú và trường phổ thông cơ sở, phòng khám đa khoa khu vực, cấp nước sinh hoạt, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, trạm khuyến nông, khuyến lâm, chợ trung tâm, cửa hàng thương mại.v.v... Cùng với đó, tỉnh đã hỗ trợ phát triển sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc bằng các loại cây con giống mới, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị sản xuất và tổ chức thực hiện 12 lớp tập huấn
kỹ thut chăm sóc tiêu, điu, cao su, cà phê cho 200 người tham d, xây dng 10 mô hình trình din thâm canh vườn cây điu già. Với tổng nguồn vốn đầu tư 22.260 triệu đồng, đã làm cho sản xuất nông nghiệp trên những vùng có dự án từng bước chuyển biến, ổn định và đang có hướng chuyển dịch đến một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và các ngành nghề phi nông nghiệp, phân công lại lao động ở vùng này. Điển hình như hộ ông Lâm Du, người dân tộc Khmer ở xã Nha Bích, huyện Chơn Thành sau thời gian được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư trồng gần chục ha cây cao su. Đến nay vườn cao su của gia đình ông đã cho thu hoạch đều đặn mỗi ngày 6-7 triệu đồng tiền mủ. Không chỉ xây được biệt thự, mua được xe hơi mà vườn cao su của gia đình ông còn giúp cho nhiều đồng bào Khmer gần đó có công ăn việc làm với thu nhập ổn định, thường xuyên.

Phát triển kinh tế gắn với giữ vững bản sắc văn hóa mỗi dân tộc

 

 Biểu diễn văn nghệ phục vụ đồng bào dân tộc
ở Đồng Xoài, Bình Phước
(Ảnh: Vũ Anh)

Là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số của cả nước đến cư trú, do vậy tỉnh Bình Phước đã luôn quan tâm đến việc thực hiện có hiệu quả chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền hướng về cơ sở, tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh – truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số, làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa các dân tộc. Tổ chức sưu tầm hiện vật của các dân tộc bản địa ở Bình Phước như: Mnông, Stiêng, sưu tầm trang phục, trang sức, công cụ lao động, vũ khí săn bắn, các loại nhạc cụ truyền thống như: cồng chiêng, sáo, các loại đàn và hiện đã sưu tầm được khoảng 1000 hiện vật.

Nhiều đề tài khoa học được nghiên cứu, qua đây bảo tồn được những lễ hội truyền thống như: Lễ đâm trâu, quy trình chế biến rượu cần, đám cưới truyền thống của tộc người Stiêng, nghề dệt thổ cẩm của người Stiêng, đề tài “Đặt tên thành viên mới trong đồng bào dân tộc Stiêng ở Bình Phước”. Sưu tầm, biên soạn các làn điệu dân ca, sử thi; bảo tồn, phục chế các nhạc cụ, đã phát hiện hai mảng sử thi khá lớn của hai nhánh Stiêng Bù Lơ ( sử thi Tâm Pất), Stiêng BuĐek (sử thi Pun Raw) hiện vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Ông Bùi Văn Thạch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cho biết: Tỉnh đã đầu tư 240/507 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở 240 ấp đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc thiểu số sinh hoạt trị giá 100 triệu đồng mỗi căn, trong đó 90 triệu đồng xây dựng, 10 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, và xây dựng ba nhà văn hóa ở ba xã đặc biệt khó khăn trị giá 500 triệu đồng/căn, bao gồm cả trang thiết bị.

Phương tiện nghe – nhìn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước ngày một tăng cao, đến nay đã đạt tỷ lệ 80% hộ gia đình có radio, ti vi. Các thôn, ấp có cụm loa truyền thanh đạt 70%, riêng huyện Lộc Ninh và Bù Đăng đạt tỷ lệ tới 90%.

Để công tác chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn nữa, tỉnh Bình Phước đã quyết định đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, theo đó các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị, xã, phường, thị trấn thường xuyên xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách dân tộc; đặc biệt chú trọng các mô hình phát huy nội lực, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu, khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tham quan, học tập các mô hình, điển hình tiên tiến. Cùng với đó là tranh thủ và huy động các nguồn lực trong việc đa dạng hóa các loại mô hình, điển hình tiên tiến vùng dân tộc thiểu số, phát huy các mô hình giúp nhau cùng phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc và các vùng dân tộc thiểu số, các mô hình tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo./..

Bình Phước bao nhiêu dân?

Tính đến hết năm 2022, dân số của tỉnh ước 1.034.667 người (theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước), phân bố trên 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 01 thành phố (Đồng Xoài), 03 thị xã (Phước Long, Bình Long, Chơn Thành), 07 huyện (Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng), với 111 ...

tỉnh Bình Phước có bao nhiêu huyện?

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 7 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 20 phường, 5 thị trấn và 86 xã.

Bù Đăng có bao nhiêu dân tộc?

Bù Đăng là huyện có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống (31 dân tộc); tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 40%; đa phần có trình độ dân trí không đồng đều giữa các dân tộc nên công tác vận động, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gặp không ít khó khăn.

Hiện nay 2023 tỉnh Bình Phước có bao nhiêu thị xã?

Tỉnh có tổng diện tích là 6.877,00 km², xếp thứ 16 toàn quốc. Dân số khoảng 994.679 người, xếp thứ 43 toàn quốc. Về mặt hành chính, Bình Phước được chia thành 11 đơn vị cấp quận huyện, trong đó bao gồm 01 thành phố, 03 thị xã và 07 huyện.