Bướu sợi là gì

Bướu sợi tuyến là khối u lành tính ở vú. Không phải tất cả khối u xuất hiện trong vú là bướu sợi tuyến. Mọi người thường nhầm lẫn bướu sợi tuyến với ung thư vú. Sự khác biệt giữa hai loại là bướu sợi tuyến không to lên và xâm lấn đến các cơ quan khác

Bướu sợi tuyến là khối u lành tính ở vú, phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 18 - 40 tuổi. Không phải tất cả khối u xuất hiện trong vú đều là bướu sợi tuyến. Mọi người thường nhầm lẫn bướu sợi tuyến với ung thư vú. Sự khác biệt giữa hai loại là bướu sợi tuyến không to lên và xâm lấn đến các cơ quan khác như ung thư vú, chúng chỉ giới hạn trong các mô vú.

[Ảnh minh họa]

Nguyên nhân gây bướu sợi tuyến

Mặc dù chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bướu sợi tuyến, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ hormone đóng vai trò trong việc hình thành bướu sợi tuyến. Bướu sợi tuyến có thể có liên quan đến các hormone sinh sản vì bệnh này có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn trong độ tuổi sinh sản. Sau đó, các khối u có thể to hơn trong khi mang thai hoặc khi sử dụng liệu pháp hormone. Sau khi mãn kinh, cùng với sự sụt giảm của lượng hormone, các khối u có thể thu nhỏ. Các nguyên nhân khác có thể góp phần gây bệnh là uống thuốc tránh thai trước tuổi 20 có thể làm cho bướu sợi tuyến phát triển và tăng trưởng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu sợi tuyến

Người bị bướu sợi tuyến khi ấn vào da có thể cảm thấy khối u trong vú. Các dấu hiệu và triệu chứng của bướu sợi tuyến là các khối rắn và hình dạng rõ ràng. Bướu sợi tuyến thường không đau và có thể di chuyển khi bạn chạm vào.
Bướu sợi tuyến có thể có các kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường nhỏ, chỉ khoảng 1 hoặc 2cm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu sờ thấy u, cục trong vú hoặc có các triệu chứng bất thường khác ở vú, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ung Bướu trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn cách xử trí phù hợp. Bạn cũng nên gọi khám bác sĩ ngay lập tức khi bạn phát hiện ra một khối u mới ở vú hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào ở vú, hoặc nếu một khối u vú đã được phát hiện trước đây nay bỗng to lên. 

Trước khi khám gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng "Gửi trước hồ sơ bệnh án" để tải mô tả triệu chứng, hình ảnh/video clip khối u ở ngực, các kết quả xét nghiệm như Siêu âm vú, sinh thiết vú, chụp nhũ ảnh, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu.

Nguy cơ mắc bệnh bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến khá phổ biến ở phụ nữ trẻ, thường ở những bé gái vị thành niên và phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bướu sợi tuyến, chẳng hạn như:

  • Liệu pháp estrogen hoặc liệu pháp hormone khác;
  • Mang thai;
  • Cho con bú;
  • Sử dụng thuốc tránh thai.

Điều trị bướu sợi tuyến hiệu quả

Bác sĩ có thể chẩn đoán bướu sợi tuyến bằng cách khám bằng tay. Tùy thuộc vào tình hình của bạn, bạn có thể cần phải thực hiện siêu âm vú hoặc chụp nhũ ảnh.Để kiểm tra xem đó có phải là khối u ung thư hay không, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút vú bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết vú. Đây là thủ thuật chọc kim nhỏ vào mô vú và lấy một vài mảnh nhỏ của khối u để gửi đến phòng xét nghiệm. Qua kiểm tra bằng kính hiển vi, bác sĩ có thể xác định đó là bướu sợi tuyến hay ung thư.Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị bướu sợi tuyến, bạn có thể không cần phẫu thuật. Bởi vì bướu sợi tuyến có liên quan đến nồng độ hormone, chúng có thể teo nhỏ sau khi hormone sinh sản giảm. Bạn có thể không cần điều trị bệnh này trong một số trường hợp vì bướu sợi tuyến có thể tự thu nhỏ hoặc tự khỏi. Còn nếu bạn nghĩ hình dạng vú có thể bị thay đổi do các khối u này, bạn có thể chọn phẫu thuật.Trước khi thực hiện phẫu thuật, cần theo dõi các bướu sợi tuyến qua nhiều lần siêu âm vú. Điều này giúp bạn biết được bất kỳ sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước của khối u. Nếu cảm thấy lo ngại về bướu, bạn có thể xem xét thực hiện phẫu thuật để loại bỏ nó.

Tuy nhiên, nếu một trong các xét nghiệm cho ra kết quả bất thường, bạn cần phải được phẫu thuật. Lúc đầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy các mô vú và gửi chúng đi xét nghiệm ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các tế bào không phải ung thư, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u. Một phương pháp loại bỏ khối u bướu sợi tuyến là đốt bằng nhiệt lạnh. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống mảnh qua da đến các bướu sợi tuyến và bơm một chất khí để đóng băng các mô.

Bướu sợi bó là sự tăng sinh mô liên kết không do ung thư. Bướu sợi bó thường xuất hiện ở bụng, cánh tay và chân. Một số bướu sợi bó phát triển chậm và không cần điều trị ngay lập tức. Những bướu khác phát triển nhanh và được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các loại thuốc khác. Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý này.

1. Dấu hiệu nhận biết Bướu sợi bó là gì?

Triệu chứng của bướu sợi bó khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bướu. Vị trí thường gặp nhất là ở bụng, tay và chân. Nhưng chúng có thể hình thành ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

  • Khối hoặc vùng sưng nề
  • Đau
  • Mất chức năng ở vùng bị ảnh hưởng
  • Vọp bẻ và buồn nôn, khi bướu nằm ở bụng

2. Nguyên nhân 

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.

Bướu sợi bó hình thành khi tế bào mô liên kết bị biến đổi trong cấu trúc DNA. DNA của tế bào chứa đựng những thông tin chỉ dẫn tế bào việc cần làm. Những thay đổi trong DNA sẽ làm tế bào mô liên kết nhân lên rất nhanh, tạo nên một khối tế bào [khối u] có thể xâm nhập và phá hủy mô lành.

3. Yếu tố nguy cơ của Bướu sợi bó là gì?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của Bướu sợi bó bao gồm:

  • Trẻ tuổi. Bướu sợi bó dường như thường xảy ra trong những năm 20 và 30 tuổi. Hiếm gặp ở trẻ em và người lớn tuổi.
  • Hội chứng di truyền gây đa polyp gia đình. Những người mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình [FAP] có nguy cơ cao bị bướu sợi bó. FAP gây ra do đột biến gen di truyền từ bố mẹ qua con cái. Nó tạo ra nhiều khối tăng sinh [polyp] trong đại tràng.
  • Có thai. Bướu sợi bó hiếm khi xảy ra trong khi mang thai và giai đoạn sớm sau thai kỳ.
  • Chấn thương. Một số lượng nhỏ bướu sợi bó xảy ra ở những người có chấn thương hoặc phẫu thuật gần đây.

4. Chẩn đoán 

Xét nghiệm và quy trình chẩn đoán Bướu sợi bó bao gồm:

  • Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng để hiểu rõ hơn về triệu chứng và dấu hiệu của bạn.
  • Hình ảnh học. Bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm hình ảnh học, chẳng hạn như CT và MRI, để tạo ra hình ảnh của vùng bị tổn thương, nơi các triệu chứng xuất hiện. Hình ảnh có thể cho bác sĩ những manh mối để chẩn đoán bệnh.
  • Sinh thiết. Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô và gửi đến phòng xét nghiệm. Đối với bướu sợi bó, có thể dùng sinh thiết kim hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào tình huống lâm sàng cụ thể. Trong phòng xét nghiệm, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ đánh giá mẫu mô để xác định xem loại tế bào là gì và có ác tính hay không. Thông tin này sẽ giúp chọn hướng điều trị thích hợp cho bạn.

5. Điều trị 

Điều trị cho bướu sợi bó bao gồm:

  • Theo dõi tốc độ tăng trưởng của khối u. Nếu khối u không gây ra triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi đánh giá sự tăng trưởng của khối u. Bạn có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh học mỗi vài tháng. Một số khối u không lớn thêm và có thể không cần phải điều trị. Một số khối u thì có thể tự co nhỏ lại mà không cần điều trị.
  • Phẫu thuật. Nếu bướu sợi bó có triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ khối u và một phần nhỏ mô lành xung quanh khối u. Nhưng đôi khi khối u lan đến những cấu trúc lân cận và không thể bị loại bỏ hoàn toàn. Trong những trường hợp này, phẫu thuật viên chỉ có thể lấy khối u càng nhiều càng tốt.
  • Xạ trị. Sử dụng tia năng lượng cao, như tia X và tia proton, để tiêu diệt khối u. Xạ trị có thể được đề nghị thay thế cho phẫu thuật nếu bạn không đủ sức khỏe để phẫu thuật hoặc khối u nằm ở vị trí có nguy cơ cao không phẫu thuật được. Xạ trí có thể được sử dụng sau phẫu thuật nếu khối u có nguy cơ tái phát.
  • Hóa trị và các thuốc khác. Hóa trị dùng những loại thuốc tác dụng mạnh để diệt tế bào khối u. Bác sĩ có thể đề nghị hóa trị nếu khối u tăng sinh nhanh và không thể phẫu thuật.

Một số loại thuốc khác có hứa hẹn trong điều trị bướu sợi bó, bao gồm thuốc kháng viêm, liệu pháp hormone và liệu pháp nhắm trúng đích.

Đối phó và hỗ trợ

Theo thời gian, bạn sẽ tìm ra cách để đương đầu với nỗi lo bệnh tật. Cho đến lúc đó, bạn có thể sẽ thấy có ích khi:

  • Tìm hiểu đủ kiến thức về bướu sợi bó để quyết định quá trình chăm sóc. Hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh, bao gồm kết quả xét nghiệm, hướng điều trị và tiên lượng bệnh. Bạn càng biết nhiều về bệnh, bạn càng tự tin để đưa ra quyết định điều trị.
  • Gần gũi với gia đình và bạn bè. Giữ mối quan hệ thân thiết với người thân và bạn bè sẽ giúp bạn đối phó với bệnh. Gia đình và bạn bè có thể hỗ trợ cho bạn, chẳng hạn như trông nom nhà cửa khi bạn đang nằm viện. Họ cũng có thể là chỗ dựa tinh thần khi bạn cảm thấy choáng ngợp.
  • Tìm ai đó để nói chuyện. Tìm một người biết lắng nghe và sẵn sàng nghe bạn nói về những hi vọng và nỗi sợ của bạn. Người này có thể là một người bạn hoặc một người thân. Sự quan tâm và thấu hiểu từ người cố vấn, nhân viên y tế xã hội, giới tăng lữ hoặc nhóm hỗ trợ có thể có ích.

Bướu sợi bó không được coi là ung thư vì chúng không lan sang các vùng khác của cơ thể. Nhưng khối u có thể rất ác tính giống như ung thư và lan ra các cấu trúc và cơ quan lân cận. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO

Video liên quan

Chủ Đề