Cách lập bảng cân đối kế toán tt133 năm 2024

Hiện tại, một số anh chị doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập vẫn đang lựa chọn Excel là công cụ để lập Báo cáo Tài chính (BCTC). Vậy những ưu nhược điểm khi doanh nghiệp duy trì cách thức lập BCTC trên excel và cách lập báo cáo tài chính trên excel theo Thông tư 133, Thông tư 200 và Quyết định 48 năm 2020 mới nhất sẽ như thế nào?

Cách lập bảng cân đối kế toán tt133 năm 2024

Lập báo cáo tài chính trên Excel mang lại một số lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp như:

  • Kiểm soát, thống kê dữ liệu rõ ràng

Với mỗi bảng tính excel được phân chia, trình bày theo dạng bảng giúp việc tính toán và xây dựng các số liệu thống kê trực quan, hiệu quả. Người dùng sử dụng các hàm có sẵn trên excel để thiết lập các công thức tính, giúp việc tính toán trở nên đơn giản, chính xác hơn.

  • Các cột dữ liệu được thêm bớt linh hoạt

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, kế toán có thể linh hoạt thêm bớt những cột dữ liệu, sắp xếp dữ liệu theo các trường khác nhau sao cho cá nhân kế toán thấy dễ dàng nhất, đạt hiệu quả nhiều nhất.

  • Dễ cài đặt và sử dụng miễn phí

Excel là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi trong quản lý kho bởi việc cài đặt đơn giản và được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí thì nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay vẫn đang lựa chọn Excel.

Để anh chị dễ hình dung về cách thức thực hiện, MISA có tổng hợp Mẫu Báo cáo tài chính theo TT 133 nhằm hỗ trợ anh chị kế toán dễ dàng thực hiện việc lập báo cáo tài chính trên excel, anh chị quan tâm có thể tải tại đây:

TẢI TÀI LIỆU BCTC TRÊN EXCEL THEO TT 133

2. Lợi bất cập hại khi lập Báo cáo tài chính trên Excel

Cách lập bảng cân đối kế toán tt133 năm 2024

Lựa chọn lập Báo cáo tài chính trên Excel giờ đây không còn là lựa chọn tốt với nhiều kế toán. Nhiều kế toán hiện nay đã thay thế cách thức lập báo cáo tài chính trên Excel bằng cách lập Báo cáo tài chính bằng phần mềm. Việc lập báo cáo tài chính trên excel khiến công việc của kế toán trở lên chậm chạp, tốn nhiều thời gian và nhiều công sức hơn gấp nhiều lần so với dùng phần mềm, do:

  • Tốn quá nhiều thời gian nhập liệu, kiểm tra sổ sách, chứng từ

Khi thực hiện Báo cáo tài chính, kế toán cần phải chuẩn bị rất nhiều số liệu, kiểm tra lại nhiều chứng từ sổ sách. Số lượng nhiều và khi thực hiện rà soát bằng excel rất dễ xảy ra sai sót, phần đa các sai sót đến từ việc đặt hàm, đến từ việc dữ liệu đầu vào không khớp, đến từ cá nhân kế toán… những lỗi này khiến kế toán tốn nhiều thời gian để tra soát, sửa chữa.

  • Ngồi hàng giờ tìm kiếm chênh lệch, sai sót không rõ tại sao và từ đâu

Trong thời gian làm Quyết toán số liệu của kế toán là quan trọng nhất, việc sai lệnh hoặc không kiểm tra số liệu ngay từ đầu khiến kế toán mất thời gian cho các công việc sau liên quan đến tổng hợp, lên báo cáo. Với excel, kế toán thường thực hiện liên kết từ sheet này sang sheet khác, việc liên kết này cũng tạo ra rủi ro trong quá trình lên báo cáo khi một lỗi sai có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau.

Với các doanh nghiệp có số liệu ít và không phát sinh giao dịch nhiều thì điều này có thể mất khoảng nửa ngày để thực hiện xong việc kiểm tra số liệu nhưng với các doanh nghiệp tầm trung và các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch lớn thì thời gian ngồi đối soát của kế toán thường mất 3-4 ngày thậm chí là hàng tuần.

  • Dành quá nhiều thời gian tạo lập, chỉnh sửa mẫu báo cáo tài chính

Sau khi lập các file excel, kế toán phải thực hiện thêm 1 bước nữa đó là tạo lập và chỉnh sửa mẫu báo cáo tài chính do Excel không có tính năng tự động update vào file báo cáo nên công đoạn này kế toán sẽ phải thực hiện thủ công.

  • Áp lực lớn từ hạn nộp báo cáo của công ty, đối tác, khách hàng và cơ quan Quản lý Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện báo cáo kế toán thường mất thời gian để tìm kiếm những văn bản pháp luật do nhiều văn bản quy định từ năm trước không còn hiệu lực, việc áp dụng sai thông tư nghị định sẽ khiến kế toán gặp khó khi bị cơ quan thuế kiểm tra.

Ngoài ra, chế độ bảo mật của Excel cũng là nhược điểm lớn, kế toán dễ mất dữ liệu khi sao lưu dữ liệu, mất thời gian tạo lập lại từ đầu khi dữ liệu bị mất.

THAY ĐỔI NGAY cách thức làm việc cũ, thực hiện chuyển đổi lên phương thức mới giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức hơn bao giờ hết!!!

| Xem thêm: 2021 rồi, đừng làm kế toán chỉ bằng Excel nữa!

Cách lập bảng cân đối kế toán tt133 năm 2024

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC, giúp doanh nghiệp quản lý tình hình kinh doanh, doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ hiệu quả hơn.

Hơn 170.000 doanh nghiệp đang sử dụng giải pháp phần mềm kế toán MISA SME để tự động lập báo cáo tài chính, tiết kiệm 80% thời gian, công sức khi làm kế toán. Đăng ký nhận tư vấn, demo miễn phí phần mềm: