Hàng hóa đặc thù phức tạp là gì năm 2024

(BĐT) - Trong khi hàng loạt bên mời thầu đã tuân thủ nghiêm túc Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT khi cắt bỏ hoàn toàn yêu cầu về nhân sự chủ chốt tại các gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có, vẫn còn một số bên mời thầu đang lạm dụng tiêu chí này.

Hàng hóa đặc thù phức tạp là gì năm 2024
Tại Gói thầu số 3 Thiết bị thí nghiệm lý hóa sinh thuộc Dự án Trường THCS Cao Thắng, HSMT yêu cầu quá nhiều, quá cao và không phù hợp về bằng cấp đối với nhân sự chủ chốt. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gói thầu số 3 Thiết bị thí nghiệm lý hóa sinh thuộc Dự án Trường THCS Cao Thắng, Phường 5, TP. Vĩnh Long do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Vĩnh Long làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Covico làm Bên mời thầu. Gói thầu có giá 1,253 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư của Dự án là 44,91 tỷ đồng, dự kiến đóng thầu vào ngày 7/2/2023.

Theo tìm hiểu của phóng viên, phạm vi cung cấp hàng hóa của Gói thầu gồm: 22 bộ bàn ghế học sinh, 44 bàn học sinh, 88 ghế học sinh phòng thí nghiệm, 2 bàn giáo viên, bộ cơ học biểu diễn trên bảng từ, nhiệt học, bộ giá thí nghiệm, dụng cụ cắm hoa, bộ các loại vải sợi thiên nhiên, sợi hóa học, bộ tranh công nghệ…

Theo phản ánh của một số nhà thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) gói thầu này yêu cầu quá nhiều, quá cao và không phù hợp về bằng cấp đối với nhân sự chủ chốt. Cụ thể, vị trí Trưởng nhóm kỹ thuật (số lượng 1) có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm hoặc đã từng thực hiện ít nhất 1 hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị thí nghiệm có giá trị 880.000.000 đồng, tốt nghiệp đại học ngành điện - điện tử hoặc công nghệ thông tin hoặc tin học, có chứng chỉ huấn luyện hoặc thẻ an toàn lao động, vệ sinh lao động còn hiệu lực. Nhà thầu chứng minh điều kiện năng lực của cán bộ bằng cách đính kèm quyết định phân công của nhà thầu và xác nhận của chủ đầu tư đã thực hiện gói thầu, cung cấp tài liệu chứng minh khả năng huy động nhân sự đề xuất.

Cùng với yêu cầu về bằng cấp, chứng nhận, kinh nghiệm của vị trí Trưởng nhóm kỹ thuật như trên, HSMT còn yêu cầu nhà thầu phải đề xuất 2 nhân sự phụ trách cung cấp, lắp đặt và 2 nhân sự phụ trách hướng dẫn bảo hành, bảo trì.

“Tại một gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, Bên mời thầu đã yêu cầu đến 5 nhân sự chủ chốt kèm nhiều chứng nhận, chứng chỉ, tài liệu. Bên cạnh đó, yêu cầu bằng cấp đối với vị trí Trưởng nhóm kỹ thuật là tốt nghiệp đại học ngành điện - điện tử hoàn toàn không phù hợp với tính chất của Gói thầu, do phạm vi cung cấp chủ yếu là bàn ghế, thiết bị phòng thí nghiệm”, một nhà thầu phản ánh.

Trao đổi với Báo Đấu thầu, một số đơn vị cung cấp thiết bị trường học cho biết, thiết bị phòng thí nghiệm đã được tiêu chuẩn hóa, quy định chi tiết trong các thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, đây không phải là hàng hóa đặc thù, kỹ thuật phức tạp để Bên mời thầu đưa ra các tiêu chí cao như vậy.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một số gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng khác đang trong thời gian mời thầu cũng đưa ra yêu cầu cao về nhân sự chủ chốt. Có thể kể đến Gói thầu số 02 Mua sắm phân bón thuộc Dự án Mua sắm giống, vật tư, thuê dịch vụ Dự án “Phát triển sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị năm 2022 - 2025" trị giá hơn 3 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Tư vấn xây dựng và dịch thuật TO Kiên Giang mời thầu. HSMT yêu cầu 2 nhân sự có bằng đại học trở lên ngành kinh tế và nông nghiệp, có kinh nghiệm 5 năm hoặc đã thực hiện 2 hợp đồng tương tự trở lên. Hay Gói thầu Mua sắm tài sản thiết bị phục vụ mô hình 1 cửa do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Phước mời thầu yêu cầu nhân sự phải tốt nghiệp đại học trở lên ngành điện - điện tử, có kinh nghiệm 5 năm…

Ngày 2/2/2023, trao đổi với Báo Đấu thầu, đại diện Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng Covico cho biết, các hàng hóa nói trên không phức tạp, không thuộc kỹ thuật cao, vốn có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, do đây là gói thầu mua sắm thiết bị phục vụ cho dự án xây dựng mới công trình trường học, nên có yếu tố lắp đặt, hướng dẫn sử dụng để vận hành toàn bộ dự án. “Với trách nhiệm của đơn vị lập HSMT, từ phản ánh của các nhà thầu cũng như thông tin từ Báo Đấu thầu, Bên mời thầu sẽ nghiêm túc, cầu thị trong quá trình rà soát lại toàn bộ các tiêu chí về nhân sự của HSMT. Bên mời thầu sẽ báo cáo với Chủ đầu tư, cần thiết sẽ điều chỉnh các tiêu chí này để phù hợp với quy định hiện hành, tạo cơ hội cho nhiều nhà thầu tham gia”, đại diện Bên mời thầu cho biết.

Quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP (Xem tin ảnh) (Xem tin video)

Ngày 08/07/2022 - 16:30:00 | 2905 lượt xem

(MPI) – Ngày 30/6/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Áp dụng Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa số 01 (Mẫu số 01) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ; Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi theo phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng hình thức chỉ định thầu, việc lập hồ sơ yêu cầu có thể vận dụng quy định tại Thông tư này trên cơ sở đảm bảo không trái với quy định tại các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA.

Về lập hồ sơ mời thầu, việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu căn cứ vào quy mô, tính chất của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; Căn cứ nhu cầu sử dụng của hàng hóa để đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật bảo đảm đáp ứng về công năng, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế và điều kiện của thị trường.

Đồng thời, không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng (như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử, trừ trường hợp đấu thầu nội khối theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP); không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng ký kết thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng với cơ quan mua sắm của một quốc gia, vùng lãnh thổ cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trong lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu.

Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì có thể nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không được quy định tương đương về xuất xứ.

Trường hợp chỉnh sửa các quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bảo đảm việc chỉnh sửa đó là phù hợp, chặt chẽ hơn so với quy định nêu trong Mẫu hồ sơ mời thầu và không trái với quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA. Trong tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ các nội dung chỉnh sửa so với quy định trong Mẫu hồ sơ mời thầu và lý do chỉnh sửa để chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Về giấy phép bán hàng, trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất, hồ sơ mời thầu không được yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác thì trong hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất.

Trường hợp hồ sơ mời thầu đưa ra yêu cầu cụ thể về giấy phép bán hàng của hãng sản xuất hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương thì nhà thầu chỉ cần xuất trình một trong các tài liệu trước khi ký hợp đồng: giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý được ủy quyền bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

Việc nhà thầu không đính kèm một trong các tài liệu này không phải là lý do loại bỏ nhà thầu. Nhà thầu vẫn được tiếp tục xem xét, đánh giá và được xét duyệt trúng thầu. Trường hợp trúng thầu, nhà thầu phải xuất trình một trong các tài liệu này trước khi ký kết hợp đồng.

Về hàng hóa mẫu, hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về hàng mẫu. Trường hợp cần yêu cầu về hàng mẫu để đánh giá về kỹ thuật thì chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định trong quá trình phê duyệt hồ sơ mời thầu. Trong tờ trình phải nêu rõ lý do yêu cầu về hàng mẫu và trình bày chi tiết tiêu chí đánh giá kỹ thuật của hàng mẫu. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu cung cấp hàng mẫu không làm tăng chi phí của gói thầu, hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Trường hợp hồ sơ mời thầu có yêu cầu cung cấp hàng mẫu, nhà thầu có thể nộp bổ sung hàng mẫu trong vòng 05 ngày làm việc sau thời điểm đóng thầu.

Về yêu cầu về nhân sự chủ chốt, đối với phần công việc cung cấp hàng hóa, hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt; Đối với hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, không đòi hỏi nhân sự thực hiện dịch vụ liên quan phải có trình độ cao thì không yêu cầu về nhân sự chủ chốt.

Trường hợp các dịch vụ liên quan có yếu tố đặc thù, phức tạp cần thiết phải có nhân sự có trình độ, hiểu biết, nhiều kinh nghiệm đảm nhận thì có thể đưa ra yêu cầu về huy động nhân sự chủ chốt để thực hiện các công việc đặc thù, phức tạp này. Trường hợp yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt, trong tờ trình phê duyệt hồ sơ mời thầu phải nêu rõ lý do để chủ đầu tư xem xét, quyết định. Chủ đầu tư, bên mời thầu phải bảo đảm việc yêu cầu huy động nhân sự chủ chốt không làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Đối với gói thầu nêu tại các điểm a, b và c khoản này có yêu cầu về nhân sự chủ chốt, trường hợp nhân sự chủ chốt mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu cho phép nhà thầu làm rõ, thay đổi, bổ sung nhân sự chủ chốt để đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu trong một khoảng thời gian phù hợp. Đối với mỗi nhân sự không đáp ứng, nhà thầu chỉ được thay thế một lần. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự thay thế đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì hồ sơ dự thầu bị loại.

Trường hợp trúng thầu và ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ huy động nhân sự như đã đề xuất ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không huy động được nhân sự, nhà thầu bị phạt hợp đồng, bị đánh giá về uy tín khi tham gia các gói thầu khác.

Trong mọi trường hợp, nhà thầu kê khai nhân sự không trung thực thì không được thay thế nhân sự khác theo quy định tại điểm c khoản này; hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 89 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Về quy định về cam kết, hợp đồng nguyên tắc, trường hợp trong hồ sơ mời thầu có yêu cầu về cam kết, hợp đồng nguyên tắc bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng mà hồ sơ dự thầu không đính kèm các tài liệu này thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu, bổ sung tài liệu trong một khoảng thời gian phù hợp để làm cơ sở đánh giá hồ sơ dự thầu.

Về hợp đồng, loại hợp đồng áp dụng chủ yếu cho gói thầu mua sắm hàng hóa là hợp đồng trọn gói. Trường hợp hàng hóa có tính đặc thù, phức tạp, quy mô lớn và có khả năng cao sẽ biến động giá thì có thể áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh. Khi áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hồ sơ mời thầu phải quy định rõ công thức điều chỉnh giá; trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp có thay đổi về đơn giá và cần phải điều chỉnh giá hợp đồng thì nhà thầu phải chứng minh được các yếu tố dẫn đến sự thay đổi về đơn giá đó.

Hồ sơ mời thầu phải bao gồm Mẫu hợp đồng và quy định chi tiết các điều, khoản của hợp đồng để nhà thầu làm cơ sở chào thầu và để các bên làm cơ sở thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Hợp đồng bao gồm Điều kiện chung, Điều kiện cụ thể và Biểu mẫu hợp đồng. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Việc chấm dứt hợp đồng tùy ý nêu tại Mục 29.3 Điều kiện chung của Hợp đồng trong Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được thực hiện khi được người có thẩm quyền cho phép với lý do hợp lý.

Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu phải lấy theo Mẫu hợp đồng, các điều kiện hợp đồng quy định trong hồ sơ mời thầu và các hiệu chỉnh, bổ sung do nhà thầu đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng bảo đảm không trái với quy định của pháp luật về đấu thầu, quy định của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022 và thay thế Thông tư số 09/2020/TT-BKHĐT ngày 27/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP./.

Hàng hóa đặc thù là gì?

Hàng hóa đặc biệt là những hàng hóa có tính chất hoặc đặc điểm riêng biệt, khác với hàng hóa thông thường, như hàng nguy hiểm, hàng dễ thối, hàng sống, hàng cấm, hàng giảm thuế, hàng miễn thuế, v.v. Việc nhận biết và phân loại hàng hóa đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến giá trị và chất lượng của hàng hóa, mà còn liên ...nullHàng Hóa Đặc Biệt Là Gì? Tại Sao Cần Phải Phân Biệt ? - Gia Cát Lợidautuhanghoa.vn › hang-hoa-dac-biet-la-ginull

Gói thầu dịch vụ phí tư vấn là gì?

Như vậy, dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động dịch vụ bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, nghiệm thu chạy thử, chụp ảnh vệ tinh; in ấn; vệ sinh; truyền thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng và hoạt động dịch vụ khác không phải là dịch vụ tư vấn.nullDịch vụ phi tư vấn là dịch vụ gì? Gói thầu cung ... - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luatnull

Đấu thầu rộng rãi trong nước là gì?

Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu cho phép nhiều nhà cung cấp, nhà thầu tham gia đấu thầu mà không bị giới hạn về số lượng. Hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng cho tất cả các dự án, gói thầu trong phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư 2023, trừ các gói thầu thuộc các hình thức đấu thầu khác.nullĐấu Thầu là gì? Các Hình Thức Đấu Thầu Mới Nhất hiện nayketoananpha.vn › cac-hinh-thuc-dau-thau-moi-nhat-hien-naynull

Đấu thầu như thế nào?

Đấu thầu là một đề nghị giá (thường có tính cạnh tranh) do một cá nhân hoặc doanh nghiệp đặt ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc một nhu cầu rằng một cái gì đó được thực hiện. Đấu thầu được sử dụng để xác định chi phí hoặc giá trị của một dịch vụ hoặc sản phẩm.nullĐấu thầu – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đấu_thầunull

Mua sắm công là gì?

Mua sắm công hay mua sắm của chính phủ (public procurement) thường được gọi là “đấu thầu” tại Việt Nam, được hiểu là hoạt động mua sắm do chính phủ và các cơ quan sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện nhằm mua sắm các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển và thực hiện các chức năng ...nullCơ hội và thách thức cho Việt Nam khi hội nhập lĩnh vực mua sắm côngwww.mof.gov.vn › webcenter › portal › vclvcstc › pages_r › chi-tiet-tinnull

Có bao nhiêu hình thức đấu thầu qua mạng?

Các phương thức đấu thầu qua mạng.

Gói thầu xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh ;.

Gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung) áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh ;.