Các khoản thanh toán thuê hoạt động hpg năm 2024

  • 1. ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -o0o- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT Giáo viên hƣớng dẫn :Th.s Ngô Thị Quyên Sinh viên thực hiện :Phan Thị Phƣợng Mã sinh viên :A16852 Chuyên ngành :Tài chính HÀ NỘI – 2014
  • 2. xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô của trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths.Ngô Thị Quyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Do kiến thức thực tiễn và trình độ lý luận vẫn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến phê bình và đóng góp của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thang Long University Library
  • 3. xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên
  • 4. ĐẦU Trang CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ...................................................... Error! Bookmark not defined. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.1.4. Số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ........Error! Bookmark not defined. 1.1.4.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp ......Error! Bookmark not defined. 1.1.4.2. Thông tin bên trong doanh nghiệp.......Error! Bookmark not defined. 1.1.5. Phương pháp phân tích....................... Error! Bookmark not defined. 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Phân tích các báo cáo tài chính .......... Error! Bookmark not defined. 1.2.1.1. Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toánError! Bookmark not defined. 1.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanhError! Bookmark not defined. 1.2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ..Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chínhError! Bookmark not defined. 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN Error! Bookmark not defined. Thang Long University Library
  • 5. tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA Công ty cổ phần TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ........................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT....................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty................. Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát ...Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...... Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa PhátError! Bookmark not defined. 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ............................Error! Bookmark not defined. 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ............................Error! Bookmark not defined. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2012 ...........Error! Bookmark not defined. 2.2.1.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán ...........Error! Bookmark not defined. (Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính) ..........Error! Bookmark not defined. 2.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .... Error! Bookmark not defined. 2.2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ..Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chínhError! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của công ty Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty Error! Bookmark not defined.
  • 6. tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty.......... Error! Bookmark not defined. 2.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa PhátError! Bookmark not defined. 2.3.1. Những kết quả đạt được...................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Những hạn chế chủ yếu ...................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát........................................ Error! Bookmark not defined. 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát trong thời gian tới................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Mục tiêu phát triển .............................. Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Định hướng phát triển......................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Quản lý hàng tồn kho .......................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Cải tiến tình hình thu nợ..................... Error! Bookmark not defined. Thang Long University Library
  • 7. TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HTK Hàng tồn kho TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động
  • 8. BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Bảng 1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán...........................13 Bảng 1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.......................14 Bảng 1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi....................................................15 Bảng 1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất kinh doanh..............................................17 Bảng 2.1. Sự biến động tài sản giai đoạn 2010 - 2012 tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát ................................................................................................................................27 Bảng 2.2. Sự biến động nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát ........................................................................................................................33 Bảng 2.3. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012...36 Bảng 2.4. Phân tích nguồn tài trợ vốn giai đoạn 2010 - 2012.......................................37 Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát ................................................................................................................................39 Bảng 2.6. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2010 - 2012 ........................44 Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2010 - 2012...........46 Bảng 2.8. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu TS và NV của công ty................................48 Bảng 2.9. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty................................49 Bảng 2.10. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont ...................................50 Bảng 2.11. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp...............51 Bảng 3.1. Nhóm tuổi các khoản phải thu ......................................................................61 Bảng 3.2. Nhóm khách hàng các khoản phải thu ..........................................................61 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 - 2012........................................................25 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012.................................................31 Biểu đồ 2.3. Phân tích vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012.................................35 Thang Long University Library
  • 9. do chọn đề tài Với mọi nền kinh tế các doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng từ khi nước ta gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới. Đây luôn là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế trong nước và vươn ra thế giới. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn, tạo được sức mạnh trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tạo được sự vững mạnh tài chính và đảm bảo đời sống cho người lao động cũng như đảm bảo nghĩa vụ kinh tế với Nhà nước. Để đánh giá một doanh nghiệp làm việc hiệu quả hay yếu kém, doanh nghiệp đó có phải là nơi đầu tư tốt nhất hay là một doanh nghiệp có khả năng và uy tín trong việc thanh toán các khoản nợ vay… chúng ta sẽ đi phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó. Việc phân tích tài chính giúp cho chính doanh nghiệp nhìn ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân mình, từ đó có những biện pháp nâng cao những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Ngoài ra những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng để có cái nhìn tổng quát nhất, đúng đắn nhất trước khi ra các quyết định đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phân tích tài chính trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát” giai đoạn 2010 - 2012 làm đề tài khóa luận của mình. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp cụ thể trong thực tế bằng những kiến thức có được. Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng tài chính của công ty từ đó đưa ra những nguyên nhân về sự biến động tài chính giai đoạn 2010 - 2012. Cùng với đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp và đưa ra một số biện pháp giúp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính, xu hướng phát triển, cụ thể với một doanh nghiệp đa ngành với ngành nghề chủ yếu là sản xuất và kinh doanh thép.
  • 10. cứu sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2010 - 2012 thông qua các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính của công ty trong giai đoạn này. Từ đó sẽ có những đánh giá và cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng chủ yếu là các phương pháp so sánh, phân tích Dupont, phương pháp tỷ lệ kết hợp với những kiến thức đã học cùng với kiến thức thực tế và các tài liệu tham khảo khác. Cấu trúc của khóa luận Cấu trúc của khóa luận được chia làm 3 phần chính như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Thang Long University Library
  • 11.
  • 12. SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định (có thể là tháng, quý hoặc năm). Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản lý kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Việc phân tích tình hình tài chính (qua các quý, các giai đoạn, các năm) giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động tài chính, xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (bên trong và bên ngoài) đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau như mục đích tác nghiệp, mục đích nghiên cứu hoặc theo vị trí của nhà phân tích (bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp). 1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm hướng tới các mục tiêu chủ yếu: - Đưa ra một cách chính xác và đầy đủ các thông tin hữu ích, phù hợp cho các nhà quản lý và những nhà quản lý sử dụng thông tin tài chính khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư hoặc cho vay… - Cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chất của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Cho biết những thông tin về tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc phân tích đạt được các mục tiêu ở trên sẽ góp phần cung cấp những thông tin đặc biệt quan trọng cho các nhà quản lý doanh nghiệp về vấn đề quản trị doanh nghiệp và các chủ thể khác về vấn đề họ quan tâm. 1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (chủ yếu dựa vào số liệu từ các báo cáo tài chính) là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình Thang Long University Library
  • 13. năm hiện tại và những năm trước đó nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với các nhà quản lý khác ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, cơ quan thuế, người lao động và khách hàng… Các chủ thể này quan tâm tới vấn đề tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau và họ sử dụng thông tin tài chính với những mục đích khác nhau. Với chủ thể là người quản lý doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và dẫn đến phá sản. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động. Nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý là phải làm sao giải quyết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải, giữ vững được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh nguy cơ phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thị trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận tối đa cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối nguồn vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi. Cùng với đó nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động và mức lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Với chủ thể là nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, họ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của DN để ra quyết định về chính sách bán chịu hay quyết định có tiếp tục cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp hay không. Với chủ thể là các nhà đầu tư, họ quan tâm tới mức cổ tức, thời gian hoàn vốn, mức sinh lợi, mức độ thu hồi vốn và mức độ rủi ro của các dự án họ dự định đầu tư. Và thông qua các chỉ số tài chính trên các báo cáo tài chính họ có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không và mức độ đầu tư là bao nhiêu. Sau khi đã trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, các cổ đông vẫn phải đưa ra các quyết định có nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của công ty hay không. Họ cân nhắc giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận thu được; họ quan tâm tới khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Qua phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình hoạt động hàng năm, các nhà đầu tư sẽ biết được khả năng sinh lợi và triển vọng của
  • 14. tương lai. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các cổ đông (thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường). Thông qua việc phân tích tài chính, nhà đầu tư sẽ có được thông tin về tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư và từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Một vấn đề quan trọng mà cả các doanh nghiệpvà các ngân hàng, nhà cung cấp tín dụng quan tâm là khả năng thanh toán với những khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Với những khoản nợ ngắn hạn, tương ứng với khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp (nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả), các nhà cung cấp tín dụng quan tâm tới số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ ngân hàng còn dựa vào bảng cân đối kế toán để biết được vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đảm bảo họ có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp thua lỗ và phá sản hay không. Với chủ thể là cơ quan thuế, họ cần xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong báo cáo kết quả kinh doanh, xác định mức hợp lý của số thuế phải nộp. Với những người lao động, họquan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp vì kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra họ còn quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với nhân viên để quyết định lựa chọn môi trường làm việc phù hợp. Ngoài ra, còn có các cơ quan quản lý khác của Chính phủ, đối thủ cạnh tranh, các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên… cũng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau. 1.1.4. Số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Để đánh giá được đầy đủ và trung thực tình hình tài chính của một doanh nghiệp, ngoài các số liệu thực tế và chính xác từ chính các doanh nghiệp (số liệu từ các báo cáo tài chính qua các giai đoạn) còn cần các thông tin bên ngoài doanh nghiệp. 1.1.4.1. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin chung của nền kinh tế Nền kinh tế của đất nước và trên thế giới sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Những tác động tích cực như sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong việc nhập các yếu tố đầu vào Thang Long University Library
  • 15. các sản phẩm đầu ra. Từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm tốt hơn. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi như lạm phát, suy thoái, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp phải quan tâm, thu thập cả những thông tin chung về nền kinh tế. Các thông tin theo ngành kinh tế Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Có thể kể đến các ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp, dịch vụ, lâm nghiệp…và mỗi ngành có một đặc điểm theo ngành riêng. Trong quá trình phân tích tài chính, nhà phân tích nên sử dụng các thông tin theo ngành nghề kinh tế và đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để có thể đánh giá tình hình doanh nghiệp một các khách quan nhất. Nhà quản lý nên đặt doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh, vì mỗi ngành kinh doanh đều có những đặc điểm chung là tính chất của các sản phẩm, quy trình kĩ thuật áp dụng, nhịp độ phát triển và đặc biệt là cơ cấu sản xuất. Những đặc điểm đó sẽ giúp cho nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc phân tích. 1.1.4.2. Thông tin bên trong doanh nghiệp Để phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp, các thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Các quyết định tài chính hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và tương lai của doanh nghiệp.Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần hiểu được tình hình tài chính bằng cách phân tích các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với người quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp (cụ thể là các chủ thể quản lý khác). Báo cáo tài chính là nơi ghi nhận và phản ánh tất cả các giao dịch phát sinh từ các quyết định tài chính của ban quản lý công ty. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại báo cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập và nộp cho các tổ chức có liên quan theo quy định. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính theo định kỳ (tháng, quý hoặc năm). Một
  • 16. tài chính của doanh nghiệp bao gồm:Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài chính. Sau đây là nội dung phân tích của từng loại báo cáo: Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo trình bày tóm tắt tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định (thường là cuối quý hoặc cuối năm) với tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Bên trái của bảng cân đối kế toán tóm tắt tình hình tài sản của DN được liệt kê theo tính thanh khoản giảm dần và được chia làm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Bên phải của bảng cân đối kế toán là tóm tắt nguồn vốn của DN bao gồm nợ vay và vốn chủ sở hữu và được sắp xếp theo thứ tự khoản nào đến hạn trả trước được xếp lên trước. Nguyên tắc chung của bảng cân đối kế toán là phương trình: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Hay: Tổng tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Phần tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình.Về mặt pháp lý phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn (Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, các bên liên doanh…). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ (với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước…). Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn. Đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ảnh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn, và cơ cấu nguồn Thang Long University Library
  • 17. các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định (tháng, quý hoặc năm). Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh là lãi hay lỗ. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chi ra và tình hình số dư tiền mặt cuối kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính của DN mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản ánh hết được. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết tài sản và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính. Đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho
  • 18. một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Kết luận: Để có thể phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách khách quan và chính xác thì doanh nghiệp nên kết hợp các thông tin tử các báo cáo tài chính, từ nền kinh tế, từ ngành nghề kinh tế doanh nghiệp kinh doanh và cả các thông tin liên quan khác. 1.1.5. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích tài chính bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Sự biến đổi của các đại lượng tài chính sẽ dẫn tới sự biến đổi các tỷ lệ. Phương pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ về tài chính của doanh nghiệp với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn sẽ rút ra được những kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhóm tỷ lệ là: - Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán - Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời - Nhóm tỷ lệ phản ánh tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp - Nhóm tỷ lệ phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn Phƣơng pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động (về số tuyệt đối và tương đối) và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm và so sánh với tiêu chuẩn ngành để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính. Trong đó các chỉ tiêu trung bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê theo nhóm các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có thể sử dụng số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được mục tiêu tài chính trong năm hay không. Thông thường, các nhà quản lý chọn hình thức so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức của mình. Thang Long University Library
  • 19. sánh có thể thực hiện bằng ba hình thức là so sánh theo chiều ngang, theo chiều dọc và so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Trong đó, so sánh theo chiều ngang là phương pháp so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu và trên từng báo cáo tài chính. Từ đó, xác định được mức biến động tăng hoặc giảm về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh theo chiều dọc chính là việc sử dụng các tỷ số, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp cuối cùng là so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Phương pháp này thể hiện các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng thay đổi của tình hình tài chính doanh nghiệp. Phƣơng pháp phân tích Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào. Mô hình Dupont thường được vận dụng trong phân tích tài chính: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận thuần Tổng tài sản = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản Qua mô hình phân tích cho biết chỉ tiêu ROS và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp có tác động đến ROA. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản đang sử dụng thì cần phải nghiên cứu xem xét có những biện pháp nào để nâng cao khả năng sinh lời của quá trình sử dụng tài sản. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x DTT Tổng tài sản X Tổng tài sản Vốn CSH Chỉ tiêu ROS, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ trọng tổng tài sản trên vốn CSH có tác động đến ROE. Doanh nghiệp nên tìm những biện pháp để nâng cao khả năng sinh lời của quá trình sử dụng vốn CSH của doanh nghiệp để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng vốn CSH mà doanh nghiệp sử dụng. Phƣơng pháp phân tích cơ cấu
  • 20. cấu là kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục trong các báo cáo tài chính. Đối với báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu được thực hiện bằng cách tính và so sánh tỷ trọng của từng khoản mục so với doanh thu qua các năm để thấy được khuynh hướng thay đổi của từng khoản mục tương tự. Tương tự với phân tích bảng cân đối kế toán. Ưu điểm của phân tích cơ cấu là cung cấp cơ sở so sánh từng khoản mục của từng báo cáo hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là khi so sánh giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau. 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Phân tích các báo cáo tài chính 1.2.1.1. Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán có một vai trò quan trọng, bởi nó là tài liệu để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Đồng thời bảng cân đối kế toán còn thể hiện triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị. Từ bảng cân đối kế toán, ta có thểnắm rõ tình hình tài sản của doanh nghiệp bao gồm tổng tài sản và từng khoản mục chi tiết tài sản của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tính được tỷ trọng của chúng; nắm rõ tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm tổng cộng nguồn vốn và từng khoản mục chi tiết của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; tiến hành so sánh tổng tài sản và nguồn vốn của các năm, từ đó biết được số vốn doanh nghiệp đã sử dụng trong kì, và số vốn có thể huy động được từ các nguồn khác nhau; phân tích từng khoản mục trong bảng bằng cách tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản, nợ và vốn sở hữu. So sánh tài sản, nguồn vốn ở đầu kỳ với cuối kỳ bằng số tuyệt đối và tương đối để thấy rõ sự biến động. Ngoài ra, số liệu của bảng cân đối kế toán giúp phân tích vốn lưu động ròng để đánh giá doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không và tài sản cố định có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Ta có phương pháp phân tích như sau: Vốn lưu động ròng = nguồn vốn dài hạn - TSDH= TSNH - nguồn vốn ngắn hạn Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn 0 phản ảnh khả năng thanh toán tốt, thừa nguồn vốn dài hạn, có thể mở rộng kinh doanh. Còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Thang Long University Library
  • 21. lưu động ròng = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (không tính vay ngắn hạn) Nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty cho biết số vốn lưu động công ty cần để đầu tư trong năm. Chênh lệch giữa vốn lưu động công ty có và nhu cầu về vốn sẽ cho biết công ty thiếu hụt hay có thừa nguồn vốn cũng như chính sách vay vốn có hợp lý hay không. 1.2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và việc so sánh số tương đối, tuyệt đối năm này so với năm khác, ta có thể biết được: - Tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ, tình hình biến động của doanh thu qua mỗi giai đoạn. - Tình hình chi phí của doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường. - Tính được số thuế thu nhập doanh nghiệp mà DN phải nộp cho cơ quan Thuế. 1.2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các dòng tiền thu và chi từ ba hoạt động chính của DN là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính và tóm tắt tình hình tiền mặt đầu và cuối kỳ cùng những thay đổi trong kỳ. Việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp đánh giá sự bền vững của dòng tiền, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đánh giá sự thịnh vượng hay khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho ta thấy sự biến động lưu chuyển tiền từ từng hoạt động và tỷ trọng của lưu chuyển tiền từ từng hoạt động trên tổng số tiền lưu chuyển trong kỳ. 1.2.2. Phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính Phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của DN. Ta thường so sánh các chỉ tiêu này giữa giai đoạn này với giai đoạn trước và so sánh với mức trung bình ngành để đánh giá vị thế của DN trên thị trường. Ta có các nhóm chỉ tiêu tài chính sau đây:
  • 22. tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Một DN muốn thu hút được các nguồn vốn đầu tư và tạo uy tín đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp trước hết phải chứng minh được khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ. Vì vậy để đánh giá được khả năng thanh toán nợ của DN, chúng ta có bảng các hệ số thanh toán như sau: Thang Long University Library
  • 23. chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Công thức Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả + LN trước thuế Lãi vay phải trả Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết với mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Trong đó tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho; nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, thuế và các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, cho thấy doanh nghiệp không có đủ TSNH để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều đó ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp với các chủ thể cho vay hay nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nhưng nếu hệ số quá cao cũng không tốt, như vậy cho thấy doanh nghiệp không quản lý tốt các tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết với mỗi đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để thanh toán. Trong TSNH bao gồm cả hàng tồn kho - một loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn các loại tài sản ngắn hạn khác, vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh sẽ thể hiện chính xác hơn khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán bằng các tài sản thanh khoản nhanh khác mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Nhưng nếu hệ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp nên xem xét giảm tối đa hàng tồn kho để tránh rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn dẫn đến giảm uy tín của công ty. Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ hay không. Nếu hệ số này thấp, chứng tỏ công ty đã áp dụng tốt chính sách đầu tư, không để tiền nhàn rỗi, không mất đi chi phí cơ hội do giữ nhiều
  • 24. ngược lại, nếu quá chú trọng vào đầu tư thì công ty sẽ không đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và các khoản tương đương với tiền và có khả năng rơi vào tình trạng rủi ro cao do khả năng thanh toán không đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp. Hệ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, đủ đảm bảo thanh toán lãi vay đúng hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phá sản. Hệ số là cơ sở để đánh giá mức độ đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào đối với nợ dài hạn. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các nhà cho vay giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán. 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN Dựa vào các số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta có thể so sánh được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN qua các giai đoạn. Dưới đây là bảng các hệ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Bảng 1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Công thức Hệ số cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 1 - hệ số nguồn VCSH Hệ số VCSH VCSH Tổng nguồn vốn 1 - hệ số nợ Hệ số cơ cấu tài sản Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản 1 - tỷ suất đầu tư vào TSDH Tỷ suất đầu tư vào TSDH Tài sản dài hạn Tổng tài sản 1 - tỷ suất đầu tư vào TSNH Hệ số cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm là nợ do doanh nghiệp đi vay. Hệ số này cho thấy mức độ sử dụng nợ (sử dụng đòn bẩy tài chính) của doanh nghiệp. Nếu hệ số này cao, chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc và chịu áp lực nhiều từ việc đi vay, nhất là các khoản vay ngắn hạn. Thang Long University Library
  • 25. cho biết mức độ tự tài trợ của chính DN, phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng độc lập tài chính của DN càng cao và không phải phụ thuộc vào nợ vay. Hệ số cơ cấu tài sản Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tỷ suất này phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh và quy mô hoạt động của DN. Với những DN vừa và nhỏ, họ thường chú trọng vào đầu tư tài sản ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng được đầu tư vào TSDH. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ DN đầu tư nhiều vào tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh lâu dài và mức độ quan trọng của tài sản cố định trong quy trình sản xuất kinh doanh của DN. 1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Bảng 1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi Chỉ tiêu Công thức Tỷ suất sinh lời trên DT (ROS) Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Lợi nhuận sau thuế Tổng VCSH Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động Lợi nhuận sau thuế Chi phí hoạt động Tỷ suất sinh lời trên DT (ROS) cho biết trong một đồng doanh thu, DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ DN kinh doanh và quản lý hiệu quả. Nếu hệ số này thấp thì DN nên xem xét lại chính sách giá vốn hàng bán và các khoản chi phí kinh doanh trong kỳ. Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA) cho biết với một đồng tài sản, DN tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng và quản lý tài sản tốt. Hệ số này thường có sự chênh lệch giữa các ngành, vì vậy khi phân tích các nhà quản lý nên xem xét đến ngành nghề kinh doanh của DN để đánh giá được chính xác hơn.
  • 26. lời trên VCSH (ROE) cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu, DN tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các nhà đầu tư và nhà quản lý DN đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn họ đầu tư vào DN. Và qua tính toán họ sẽ quyết định có nên đầu tư vào DN nữa hay không. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu. Tỷ suất sinh lời trên chi phí hoạt động càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Trong đó chi phí hoạt động là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tiêu hao có liên quan đến kết quả hoạt động trong kỳ, bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. 1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tổng tài sản xác định hiệu quả sử dụng tổng tài sản của DN nói chung mà không phân biệt đó là tài sản lưu động hay cố định. Hệ số này cho biết với mỗi đồng tài sản, DN tạo được bao nhiều đồng DTT. Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết trung bình một đồng TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng DTT trong một giai đoạn nhất định. Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh, tạo ra DTT cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSDH cho biết trung bình bao nhiêu đồng DTT được tạo ra từ một đồng TSDH. Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Chu kỳ kinh doanh cho biết thời gian từ lúc mua hàng nhâp vào kho cho đến lúc thu được tiền hàng bán ra là bao lâu. Chỉ tiêu này càng ngắn thì doanh nghiệp sẽ có thể quay vòng vốn càng nhanh. Vòng quay tiền phản ánh một đồng chi ra phải mất bao lâu mới thu hồi lại được. nếu hệ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Nhưng nếu hệ này cao nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Vòng quay hàng tồn kho để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của DN Số vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng cả hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh và không có tình trạng ứ đọng hàng tồn kho. Thang Long University Library
  • 27. vòng hàng tồn kho cho biết trung bình một vòng quay hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì thời gian quay vòng Bảng 1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất kinh doanh Chỉ tiêu Công thức Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Hiệu suất sử dụng TSNH Doanh thu thuần TSNH Hiệu suất sử dụng TSDH Doanh thu thuần TSDH Chu kỳ kinh doanh Thời gian lưu kho + thời gian thu nợ Vòng quay tiền Chu kỳ kinh doanh - thời gian trả nợ Vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho 360 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Giá trị các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình 360 Số vòng quay khoản phải thu Thời gian trả nợ Hệ số trả nợ GVHB + Chi phí bán hàng, quản lý chung Phải trả người bán, lương, thưởng, thuế phải trả Thời gian trả nợ 360 Hệ số trả nợ hàng tồn kho càng nhỏ. Như vậy chứng tỏ DN kinh doanh tốt, tiêu thụ nhanh hàng hóa và cũng tiết kiệm được chi phí quản lý và lưu trữ kho.
  • 28. khoản phải thu để đo lường hiệu quả hoạt động và chất lượng quản lý khoản phải thu. Khoản phải thu phát sinh do DN bán chịu, hoặc các khoản tạm ứng, thuế GTGT được khấu trừ khi DN mua hàng từ nhà cung cấp… Số vòng quay các khoản phải thu: khoản tiền phải thu khách hàng là khoản tiền mà hiện tại khách hàng vẫn đang chiếm dụng của doanh nghiệp. Việc bị khách hàng chiếm dụng vốn sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần vốn để đảm bảo khả năng thanh toán hay duy trì sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu hệ số này càng nhanh chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt cao. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo sự chủ động trong việc tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất. Kỳ thu tiền trung bình cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các rủi ro đó là giá trị hàng hoá lâu được chu chuyển dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ. Vì vậy, các nhà quản lý cũng cần quan tâm tới kỳ thu tiền trung bình. Nếu vòng quay khoản phải thu thấp thì kỳ thu tiền trung bình sẽ dài hơn, nghĩa là số vốn bị khách hàng hoặc nhà cung cấp chiếm dụng sẽ lâu hơn và tăng các khoản quản lý khoản phải thu và tăng chi phí đòi nợ. Thời gian trả nợ Hệ số trả nợ thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định, chính sách thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro tài chính. Thời gian trả nợ cho biết thời gian mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Thời gian này dài thì doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn lâu song như vậy lại ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 29. TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát. Tên giao dịch: HOA PHAT GROUP JOINT STOCK COMPANY. Giấy CN ĐKKD số: 0900189284. Vốn điều lệ: 4.190.525.330.000 đồng. Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 4.190.525.330.000 đồng Địa chỉ: 39 - Nguyễn Đình Chiểu - Lê Đại Hành - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 04.62848666 Fax: 04.62833456 Email: [email protected] Website: www.hoaphat.com.vn Mã chứng khoán: HPG Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông Trần Đình Long. Các công ty trực thuộc tập đoàn Hòa Phát Công ty mẹ: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Các công ty thành viên: - Công ty cổ phần thép Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thép Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn ống thép Hòa Phát - Công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát - Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông - Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị phụ tùng Hòa Phát - Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn điện lạnh Hòa Phát - Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hòa Phát - Công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát - Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam
  • 30. Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành với thế mạnh là sản xuất thép, các ngành công nghiệp truyền thống và bất động sản. Sứ mệnh Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích khách hàng. Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông. Phát huy tài năng, trí tuệ và đem đến cuộc sống tốt đẹp cho các thành viên công ty. Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của Việt Nam. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Hòa Phát Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8 năm 1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn. Trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG. Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo đầu vào cho sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam. Tính đến tháng 1 năm 2012, Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực chính là Sản xuất Thép - Khai thác khoáng sản - Sản xuất than coke - Kinh doanh Bất động sản - Sản xuất nội thất - Sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Thành lập năm 1992, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành. Hiện nay, tập đoàn có hệ thống sản xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với hơn 9.000 cán bộ công nhân viên. Sự phát triển của công ty qua các giai đoạn - Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH thiết bị phụ tùng Hòa Phát - Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát Thang Long University Library
  • 31. Thành lập Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát - Năm 1996: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát - Năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, nay là công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát - Năm 2001: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lạnh Hòa Phát - Năm 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng & Phát Triển Đô thị Hòa Phát - Năm 2004: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Hòa Phát - Tháng 1/2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên - Tháng 6/2007: Thành lập Công ty CP Khoáng Sản Hòa Phát - Tháng 8/2007: Thành lập Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương - Ngày 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Tháng 6/2009: Mua lại Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông và công ty cổ phần năng lượng Hòa Phát - Tháng 12/2009: Khu liên hợp gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 - Tháng 7/2010: Công ty cổ phần Golden Gain Việt Nam trở thành công ty thành viên. - Tháng 1/2011: Cấu trúc mô hình hoạt động công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép - Tháng 1/2012: Triển khai giai đoạn 2 Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương. - Tháng 8/2012: Tập đoàn Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển 2.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Hòa Phát là một trong những công ty cổ phần tập đoàn sản xuất thép lớn nhất cả nước hiện nay. Sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng và các thiết bị máy móc liên quan đến thép. Ngoài ra, công ty còn đầu tư vào các ngành nghề lĩnh vực khác như nội thất, bất động sản và điện dân dụng… Cụ thể các ngành nghề kinh doanh của công ty là: - Buôn bán và xuất nhập khẩu sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép; - Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp - Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống inox
  • 32. và mua bán kim loại các màu các loại, phế liệu kim loại màu - Luyện gang, thép; đúc gang, sắt, thép - Sản xuất và bán buôn than cốc - Khai thác quặng kim loại, mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu - Sản xuất, kinh doanh các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ - Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học - Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí - Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị - Kinh doanh bất động sản Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. Nội thất Hòa Phát là một thương hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt Nam về hàng nội thất văn phòng. Ngoài ra kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của Tập đoàn. Doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 900 triệu USD và phấn đấu năm 2014 đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ. Thang Long University Library
  • 33. tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa Phát 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1:Cơ cấu tổ chức bộ máy của tập đoàn Hòa Phát (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
  • 34. nhiệm vụ. Đại hội đồng cổ đônglà cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần, phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông: - Có trách nhiệm giám sát Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác; - Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm; - Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua; - Bổ nhiểm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ; - Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; - Đề xuất việc tái cơ cấu hoặc giải thể công ty; - …. Ban kiểm soáttriệu tập cuộc họp Ban kiểm soát và hoạt động với tư cách là Trưởng ban kiểm soát; yêu cầu công ty cung cấp các thông tin liên quan để báo cáo các thành viên của Ban kiểm soát; lập và ký báo cáo của Ban kiểm soát sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để trình lên Đại hội đồng cổ đông. Ban Tổng giám đốc là những nhà điều hành và có quyền quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc điều hành có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua; quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất; kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết nhằm áp dụng các hoạt động cũng như các cơ cấu quản lý tốt do Hội đồng quản Thang Long University Library
  • 35. và tư vấn để Hội đồng quản trị quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý… Công ty thành viên thực hiện sản xuất kinh doanh các ngành nghề trong phạm vi lĩnh vực kinh doanh của công ty như ống thép, đồ nội thất, khai thác mỏ…. Các công ty này chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, thực hiện các kế hoạch kinh doanh được giao. Công ty liên kết bao gồm Công ty cổ phần khai khoáng Hòa Phát - SSG và Công ty cổ phần đầu tư khai thác khoáng sản Yên Phú được Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát góp vốn, hợp tác để thực hiện các dự án lớn trong dài hạn. Văn phòng tập đoàn bao gồm các ban: ban PR, ban tài chính, ban Công nghệ thông tin, ban Kiểm soát và Pháp chế, ban Tổ chức có nhiệm vụ thực hiện các quyết định do ban Tổng giám đốc giao. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2.2.1. Phân tích các báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2012 2.2.1.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán Phân tích tình hình tài sản Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012) Trong giai đoạn 2010 - 2012 cho thấy rõ công ty có tổng tài sản lớn và tăng qua các năm. Năm 2011 tổng tài sản tăng 17,59% so với năm 2010 (từ 14.904 tỷ đồng
  • 36. tỷ đồng, tăng 2.621 tỷ đồng). Năm 2012, tổng tài sản là 19.016 tỷ đồng, tăng 1.491 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 8,51% so với năm 2011. Thang Long University Library
  • 37. biến động tài sản giai đoạn 2010 - 2012 tại Công ty Cổ phần Tập Đoàn Hòa Phát Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng so với 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng so với 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 7.866.093.787.662 52,78 9.485.630.335.670 54,13 1.619.536.548.008 20,59 10.220.788.345.768 53,75 735.158.010.098 7,75 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.047.177.227.261 7,03 1.064.384.090.542 6,07 17.206.863.281 1,64 1.294.493.700.487 6,81 230.109.609.945 21,62 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 290.230.500.000 1,95 - - 219.951.513.600 1,16 - Các khoản phải thu ngắn hạn 1.832.703.218.063 12,30 1.897.393.185.237 10,83 64.689.967.174 3,53 1.646.343.637.635 8,66 (251.049.547.602) (13,23) Hàng tồn kho 4.540.810.505.212 30,47 6.347.046.845.992 36,22 1.806.236.340.780 39,78 6.822.077.238.740 35,88 475.030.392.748 7,48 Tài sản ngắn hạn khác 155.172.337.126 1,04 176.806.213.899 1,01 21.633.876.773 13,94 237.922.255.306 1,25 61.116.041.407 34,57 Tài sản dài hạn 7.037.564.444.437 47,22 8.039.052.690.405 45,87 1.001.488.245.968 14,23 8.794.975.115.778 46,25 755.922.425.373 9,40 Các khoản phải thu dài hạn 449.008.590.000 3,01 449.008.590.000 2,56 0 0,00 448.979.590.000 2,36 (29.000.000) (0,01) Tài sản cố định 4.603.672.511.871 30,89 5.919.927.446.732 33,78 1.316.254.934.861 28,59 7.007.089.647.235 36,85 1.087.162.200.503 18,36 Bất động sản đầu tư 15.189.484.788 0,10 11.107.795.733 0,06 (4.081.689.055) (26,87) 66.519.066.085 0,35 55.411.270.352 498,85 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 708.792.906.574 4,76 272.569.336.459 1,56 (436.223.570.115) (61,54) 26.218.497.620 0,14 (246.350.838.839) (90,38) Tài sản dài hạn khác 1.260.900.951.204 8,46 1.386.439.521.481 7,91 125.538.570.277 9,96 1.246.168.314.838 6,55 (140.271.206.643) (10,12) Tổng tài sản 14.903.658.232.099 100 17.524.683.026.075 100 2.621.024.793.976 17,59 19.015.763.461.546 100 1.491.080.435.471 8,51 (Nguồn: Số liệu tính từ cácBáo cáo tài chính 2010 - 2012)
  • 38. hạn Quy mô TSNH có sự biến động. Năm 2011, TSNH tăng 1.619.536.548.008 đồng, tương ứng mức tăng 20,59% so với năm 2010 và tiếp tục tăng lên 10.220.788.345.768 đồng (tăng 735.158.010.098 đồng tương ứng mức tăng 7,75%) vào năm 2012. Giai đoạn 2010 - 2012, TSNH của công ty luôn giữ ở mức trên 50% và cao nhất vào năm 2011 khi TSNH chiếm 54,13%. Điều này có thể lý giải là do sự tăng lên của các khoản mục TSNH. Cụ thể: Tiền và các khoản tương đương tiền: luôn chiếm trên 10% giá trị TSNH, cao nhất ở năm 2010 và giảm ở 2 năm tiếp theo. Năm 2010 là 13,31%, năm 2011 giảm xuống còn 11,22%, đến năm 2012 đã tăng trở lại ở mức 12,67% nhưng vẫn thấp hơn năm 2010. Khoản mục này bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Tiền trong năm 2011 là 251.182.025.315 đồng, tăng 84,51% so với năm 2010. Sở dĩ có sự tăng đột biến trong năm 2011 vì công ty không có bất kỳ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào dẫn đến khoản mục tiền tăng. Nhưng đến năm 2012, công ty đầu tư 219.951.513.600 đồng cho các khoản tài chính ngắn hạn dẫn đến tiền trong năm 2012 lại giảm 31,82% so với năm 2011. Các khoản tương đương tiền chiếm phần lớn giá trị của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền và biến động qua các năm. Các khoản tương đương tiền năm 2011 giảm 97.843.503.514 đồng, tương ứng mức giảm 10,74% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại tăng lên 1.123.225.696.441 đồng, tương ứng mức tăng 38,12% so với năm 2011. Nguyên nhân sự sụt giảm năm 2011 là do công ty đã dùng các khoản này để thế chấp Ngân hàng, đảm bảo cho các khoản vay của công ty. Năm 2012, khoản mục này tăng cao nghĩa là công ty giữ nhiều tiền hơn, làm mất đi khả năng sinh lãi nhưng lại làm tăng khả năng tự chủ, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nâng cao uy tín cho công ty. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Năm 2010, công ty dành 290.230.500.000 đồng để đầu tư các khoản tài chính ngắn hạn nhưng đến năm 2011, công ty không có bất kỳ khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào. Đến năm 2012, công ty lại tiếp tục đầu tư 219.951.513.600 đồng tương ứng 1,16% tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm vào năm 2012. Cụ thể năm 2011 tăng 64.689.967.174 đồng tương ứng 3,53% nhưng năm 2012 lại giảm 251.049.547.602 đồng, tương ứng giảm 13,23% so với năm 2011. Phải thu khách hàng luôn là khoản chiếm giá trị lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn, vì vậy sự biến động của khoản phải thu khách hàng gần như tương ứng với các khoản phải thu ngắn hạn. Khoản này năm 2011 tăng 21.544.415.915 đồng, tương ứng mức tăng 1,43% so với năm 2010, chứng tỏ công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng do công ty muốn nhanh chóng bán được các mặt hàng tồn kho tăng cao trong năm 2011. Nhưng Thang Long University Library
  • 39. phải thu khách hàng lại giảm 375.031.183.429 đồng, tương ứng mức giảm 24,58%. Đây là một dấu hiệu tốt vì công ty có thể giảm được các chi phí liên quan đến phải thu khách hàng. Hàng tồn kho luôn là một khoản mục quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm trên 30% tổng tài sản và biến động qua các năm mặc dù giá trị hàng tồn kho tăng đều trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2011, giá trị hàng tồn kho tăng 1.874.369.887.775 đồng, tương ứng mức tăng 41,2% so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng gửi đi bán tăng lên đáng kể. Công ty nên có những biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho để giảm các bớt các chi phí do hàng tồn kho mang lại. Năm 2012, hàng tồn kho tăng 424.095.570.460 đồng, tương ứng mức tăng 6,6% chứng tỏ công ty đã có những chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, chỉ khoảng trên 1% và giá trị của khoản này tăng đều qua các năm. Chi phí trả trước ngắn hạn không có quá nhiều biến động. Riêng khoản Thuế và các khoản phải thu ngân sách nhà nước tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, khoản này tăng 12.456.603.920 đồng, tương ứng tăng 488,15% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 17.405.018.552 đồng, tương ứng mức tăng 115,97%. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do các khoản thuế thu nhập nộp thừa trong năm 2011 cao hơn năm 2010, và năm 2012 cao hơn 2011. Tài sản dài hạn Quy mô tài sản dài hạn của tập đoàn Hòa Phát tăng qua các năm. Tài sản dài hạn năm 2011 tăng 1.001.488.245.968 đồng tương ứng mức tăng 14,23% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 755.922.425.373 đồng tương ứng mức tăng 9,4% so với năm 2011. Các khoản phải thu dài hạn: các khoản phải thu dài hạn trong 2 năm 2010 và 2011 là như nhau và bằng 449.008.590.000 đồng nhưng đến năm 2012 lại giảm 29.000.000 đồng tương đương mức giảm 0,01%, thay đổi không đáng kể so với tổng giá trị các khoản phải thu. Khoản phải thu dài hạn bao gồm khoản ủy thác đầu tư do công ty đầu tư vào công ty cổ phẩn Phát triển Đô thị Vinaconex - Viettel do sự ủy thác của công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát Á Châu và khoản phải thu khác có giá trị 29.000.000 đồng. Vì vậy sự sụt giảm trong năm 2012 là do công ty đã giải quyết được khoản phải thu khác. Tài sản cố định của công ty là khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản trong 2 năm 2010 và 2012. Năm 2011, tài sản cố định tăng 1.316.254.934.861 đồng tương ứng 28,59% so với năm 2010 và năm 2012 tăng thêm 1.087.162.200.503 đồng,
  • 40. so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng lên trong năm 2011 là do nhà cửa, dụng cụ văn phòng, máy móc thiết bị được công ty chuyển từ chi phí xây dựng cơ bản dở dang thành tài sản cố định. Còn trong năm 2012, công ty đã thay mới nhà cửa, máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động sản xuất nên dẫn tới tăng tài sản cố định. Bất động sản đầu tư có sự biến động lớn trong giai đoạn 2010 - 2012.Bất động sản đầu tư của Tập đoàn làđất và nhà xưởng cho thuê tại Khu Công nghiệp Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Năm 2010, công ty đầu tư 15.189.484.788 đồng cho bất động sản, đến năm 2011 khoản này giảm xuống 11.107.795.733 đồng (giảm 4.081.689.055 đồng, tương ứng 26,87%), nguyên nhân do trong năm công ty vẫn giữ nguyên giá trị bất động sản đầu tư như năm 2010 nhưng lại có tính đến giá trị hao mòn lũy kế (bằng 4.081.689.055 đồng). Đến năm 2012 khoản này lại tăng lên 66.519.066.085 đồng (tăng 55.411.270.352 đồng, tương ứng 498,85%) so với năm 2011. Bất động sản tăng đột biến như vậy là do trong năm 2012, công ty đã chuyển giá trị nhà cửa từ xây dựng cơ bản dở dang thành bất động sản (với giá trị lên tới 58.960.334.604 đồng). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Đầu tư dài hạn của công ty năm 2010 chủ yếu là đầu tư vào các công ty liên kết (như công ty cổ phần Xi măng Hòa Phát, Khoáng sản Hòa Phát…) và chiếm 80,93% tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Nhưng đến năm 2011, khoản này chỉ chiếm 67,16% và năm 2012 là 22,16%, tập trung cho các khoản đầu tư khác (đầu tư vào các công ty khác). Năm 2011, khoản này giảm mạnh, từ 708.792.906.574 đồng xuống còn 272.569.336.459 đồng (giảm 61,54%) so với năm 2010 do các công ty liên kết hoạt động không có hiệu quả và một nguyên nhân khác là do công ty quyết định thanh lý một công ty liên kết. Đến năm 2012, khoản này giảm xuống chỉ còn 26.218.497.620 đồng (giảm 90,38%) so với năm 2011 xuất phát từ việc số dư cuối năm 2011 và đầu năm 2012 rất nhỏ so với đầu năm 2011 (đầu năm 2011 là 573.650.566.574 đồng và đầu năm 2012 là 183.056.336.459 đồng), một nguyên nhân khác là do công ty đã có hoạt động thanh lý trong năm 2012. Tài sản dài hạn khác trong năm 2010 chiếm 8,46% cơ cấu tổng tài sản và thay đổi không nhiều trong 2 năm 2011 và 2012 (năm 2011 là 7,91% và năm 2012 là 6,55%). Các tài sản dài hạn khác này chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn. Chi phí trả trước dài hạn giảm trong 2 năm liên tiếp là chi phí công cụ, dụng cụ. Đến cuối thời điểm của 2 năm 2011 và 2012, công ty đã phân bổ dần chi phí này. Kết luận: nhìn chung tổng tài sản của công ty qua 3 năm có sự tăng dần nhưng tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm trong 2 năm cuối chứng tỏ chiến lược kinh doanh của doanh Thang Long University Library
  • 41. tới sự ổn định lâu dài. Để có cái nhìn tổng quát hơn cần xét cả sự thay đổi về nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012. Phân tích tình hình nguồn vốn Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Số liệu tính từ cácBáo cáo tài chính 2010 - 2012) Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng một lượng tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Bảng cơ cấu nguồn vốn trên đây đã cho thấy cái nhìn khái quát về nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2010 - 2012. Nợ phải trả Khoản mục nợ phải trả tại công ty luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 55% tổng nguồn vốn và không có sự biến động nhiều. Giá trị khoản mục tăng đều qua các năm. Năm 2011, nợ phải trả của công ty là 9.561.051.849.556 đồng, tăng 1.395.382.690.175 đồng tương ứng mức tăng 17,09% so với năm 2010. Năm 2012, nợ phải trả tăng 877.154.066.840 đồng tương ứng mức tăng 9,17% so với năm 2011. Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn luôn chiếm khoảng 70% số nợ phải trả của công ty. Năm 2010, nợ ngắn hạn là 6.136.481.866.444 đồng và có xu hướng tăng trong 2 năm tiếp theo. Năm 2011, nợ ngắn hạn tăng 510.084.212.128 đồng tương ứng tăng 8,31% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 715.443.408.720 đồng tương ứng tăng 10,76% so với năm 2011. Vay ngắn hạn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất của nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2011, vay ngắn hạn tăng 533.540.258.922 đồng, tương ứng tăng 13,27%
  • 42. 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 6,48% so với năm 2011. Khoản mục này Thang Long University Library
  • 43. biến động nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 của công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng so với 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng so với 2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối NỢ PHẢI TRẢ 8.165.669.159.381 54,79 9.561.051.849.556 54,56 1.395.382.690.175 17,09 10.438.205.916.396 54,89 877.154.066.840 9,17 Nợ ngắn hạn 6.136.481.866.444 41,17 6.646.566.078.572 37,93 510.084.212.128 8,31 7.362.009.487.292 38,72 715.443.408.720 10,76 Vay ngắn hạn 4.021.625.285.657 26,98 4.555.165.544.579 25,99 533.540.258.922 13,27 4.850.248.888.636 25,51 295.083.344.057 6,48 Phải trả người bán 897.906.970.546 6,02 941.732.961.241 5,37 43.825.990.695 4,88 1.520.631.891.532 8,00 578.898.930.291 61,47 Phải trả, phải nộp khác 1.216.949.610.241 8,17 1.149.667.572.752 6,56 (67.282.037.489) (5,53) 991.128.707.124 5,21 (158.538.865.628) (13,79) Vay và nợ dài hạn 2.029.187.292.937 13,62 2.914.485.770.984 16,63 885.298.478.047 43,63 3.076.196.429.104 16,18 161.710.658.120 5,55 VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.398.095.940.358 42,93 7.413.804.561.023 42,30 1.015.708.620.665 15,88 8.085.135.114.809 42,52 671.330.553.786 9,06 Vốn chủ sở hữu 6.398.095.940.358 42,93 7.413.804.561.023 42,30 1.015.708.620.665 15,88 8.085.135.114.809 42,52 671.330.553.786 9,06 Vốn cổ phần 3.178.497.600.000 21,33 3.178.497.600.000 18,14 0 0,00 4.190.525.330.000 22,04 1.012.027.730.000 31,84 Thặng dư vốn cổ phần 2.257.862.350.000 15,15 2.257.862.350.000 12,88 0 0,00 2.207.350.817.068 11,61 (50.511.532.932) (2,24) Chênh lệch tỷ giá hối đoái 171.064.385 0,001 5.594.607.014 0,03 5.423.542.629 3170,47 4.421.231.105 0,02 (1.173.375.909) (20,97) Quỹ dự phòng tài chính 204.910.352.336 1,37 269.337.278.874 1,54 64.426.926.538 31,44 290.114.305.696 1,53 20.777.026.822 7,71 Lợi nhuận chưa phân phối 756.654.573.637 5,08 1.539.869.803.156 8,79 783.215.229.519 103,51 1.392.723.430.940 7,32 (147.146.372.216) (9,56) LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 339.893.132.360 2,28 549.826.615.496 3,14 209.933.483.136 61,76 492.422.430.341 2,59 (57.404.185.155) (10,44) TỔNG NGUỒN VỐN 14.903.658.232.099 100 17.524.683.026.075 100 2.621.024.793.976 17,59 19.015.763.461.546 100 1.491.080.435.471 8,51 (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012)
  • 44. ngân hàng và được đảm bảo bằng các tài sản cố định, hàng tồn kho và một số cổ phiếu của Công ty Tập đoàn Hòa Phát. Cũng trong giai đoạn này, khoản mục phải trả người bán có những biến động đáng kể. Năm 2011, khoản mục này tăng nhẹ, khoảng 4,88% so với năm 2010 do công ty tiến hành nhập nhiều nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất. Sang đến năm 2012, khoản phải trả này tăng thêm 578.898.930.291 đồng, tương ứng tăng thêm 61,47% so với năm 2011. Khoản tăng thêm đáng kể này chứng tỏ công ty có những chính sách mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó chính sách tín dụng của một số nhà cung cấp đã được thắt chặt hơn do gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó các khoản phải trả, phải nộp khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ như Thuế nộp ngân sách nhà nước hay phải trả người lao động, các khoản phải trả khác có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, khoản này giảm 5,53% so với năm 2010 và năm 2012 giảm thêm 13,79% so với năm 2011. Nguyên nhân do khoản mục Người mua trả tiền trước trong khoản Phải trả, phải nộp khác giảm tới 66% vì công ty đã có những chính sách giảm chiết khấu thanh toán. Đồng thời, các khoản phải trả khác cũng giảm tới 21,28% do khoản phải trả Công ty Cổ phần Golden Gain Enterprises đã giảm đi rất nhiều so với năm 2010 (từ 274.945.982.000 đồng năm 2010 xuống còn 11.864.540.153 đồng vào năm 2011). Nguyên nhân khác nữa là do phí dịch vụ năm 2012 đã giảm mạnh (từ 6.642.466.874 đồng năm 2011 xuống còn 181.870.000 đồng trong năm 2012). Nợ dài hạn Nợ dài hạn của công ty có những biến động nhất định qua 3 năm. Năm 2011, nợ dài hạn tăng 885.298.478.047 đồng tương ứng tăng 43,63% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 161.710.658.120 đồng tương ứng 5,55% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã sử dụng vay dài hạn để đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ hoạt động mở rộng quy mô sản xuất. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu tuy có gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Mức độ tự chủ về tài chính của công ty biến động nhẹ theo tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong 3 năm. Năm 2010, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 42,93%, năm 2011 giảm xuống còn 42,3% nhưng đến năm 2012 lại tăng lên 42,52%. Vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn chủ sở hữu. Trong 2 năm 2010 và 2011, giá trị vốn cổ phần không đổi, duy trì ở mức 3.718.497.600.000 đồng và tăng thêm 1.102.027.730.000 đồng tương ứng mức tăng 31,84% vào năm 2012. Có sự gia tăng là do trong năm 2011, công ty không có đợt phát hành cổ phiếu nào nhưng trong năm 2012 lại có 2 đợt phát hành cổ phiếu. Lợi nhuận chưa phân phối Thang Long University Library
  • 45. tăng đến 103,51% so với năm 2010 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả tích cực. Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận lại giảm 147.146.372.216 đồng, tương ứng giảm 9,56% do tình hình kinh tế chung năm 2012 giảm sút. Việc nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng đảm bảo và tự chủ về mặt tài chính của công ty là không cao, sức ép về trả lãi vay cũng vì thế tăng cao hơn. Vì thế thời gian tới, công ty cần có những chính sách tài chính thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Phân tích vốn lƣu động ròng và nhu cầu vốn lƣu động ròng Việc phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012 của công ty nhằm đánh giá khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, và cũng cho biết tài sản cố định có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không. Biểu đồ 2.3. Phân tích vốn lưu động ròng giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2010 - 2012) Từ biểu đồ trên ta thấy, vốn lưu động ròng của công ty qua ba năm đều mang dấu dương và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ tài sản dài hạn trong cả 3 năm đều được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn hay có thể hiểu một phần nguồn vốn dài hạn của công ty được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Năm 2010, vốn lưu động ròng là 1.389 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên thành 2.289 tỷ đồng và sang đến năm 2012 là 2.366 tỷ đồng. Vì mặc dù tài sản dài hạn của công ty qua các năm đều tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn số tăng thêm của nguồn vốn dài hạn. Điều này chứng tỏ áp lực thanh toán tài sản ngắn hạn là không cao và giảm dần qua các năm. Như vậy, tại công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, nguồn vốn dài hạn không chỉ tập trung tài trợ cho tài sản dài hạn mà