Biểu tượng văn hóa truyền thống ở việt nam năm 2024

(LVH) - Đối với đa số cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cây Nêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh tín ngưỡng, là biểu tượng độc đáo trong đời sống văn hóa của đồng bào.

Ở mỗi dân tộc và vùng miền, cây Nêu lại có hình thức trang trí khác nhau, ý nghĩa bên cạnh sự khác biệt còn có sự tương đồng đó là cầu nối giữa thế giới con người và thế giới thần linh, xua đuổi tà ma, tượng trưng những điều tốt đẹp, thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc...Cây Nêu thường được dựng lên trong dịp Tết và trong các nghi thức, lễ hội của cộng đồng các dân tộc.

Biểu tượng văn hóa truyền thống ở việt nam năm 2024

Với biểu tượng văn hóa độc đáo đó, vừa qua, trong khuôn khổ Tuần ''Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam’’ năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Trong hoạt động Trình diễn cây Nêu, đồng bào các dân tộc đến từ 6 tỉnh, thành phố (Lai Châu, Sơn La, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng) đã tham gia tái hiện những nghi thức, lễ hội truyền thống gắn liền với cây Nêu của dân tộc mình.

Trích đoạn tái hiện nghi lễ khóc trâu trong lễ hội Đâm trâu của đồng bào Cơ Tu đến từ thành phố Đà Nẵng

Đồng bào Cơ Tu đến từ thành phố Đà Nẵng xem cây Nêu như một biểu tượng văn hóa và không thể thiếu trong các nghi lễ hiến tế. Cây Nêu của người Cơ tu có hình thức hết sức cầu kỳ, được trang hoàng như một tác phẩm nghệ thuật dân gian và ý nghĩa biểu đạt cũng hết sức đa dạng. Đồng bào Cơ Tu tham gia trình diễn cây Nêu qua việc tái hiện nghi lễ khóc trâu trong lễ hội Đâm trâu.

Trích đoạn tái hiện lễ hội Kin pang Then của dân tộc Thái đen tỉnh Lai Châu

Đồng bào dân tộc Thái đen tỉnh Lai Châu tham gia trình diễn cây Nêu qua tái hiện nghi lễ hội Kin pang Then (tiếng Thái, có nghĩa là Then xuống trần chơi hội cây Nêu). Then ở đây là thầy mo, được coi như người của trời cử xuống nhân gian, để cứu giúp loài người trong cuộc sống và có khả năng giao tiếp với thần linh.

Trích đoạn người Ca Dong huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam tái hiện nghi thức cúng Máng nước

Người Ca Dong huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam quan niệm cây Nêu là nơi mà các vị thần linh và ông bà sẽ về ở và dự lễ hội. Đồng bào đem đến Ngày hội thông qua việc tái hiện nghi thức cúng Máng nước hay còn gọi là Tết Máng nước với ý nghĩa tẩy rửa những thứ ô uế trong năm qua, cầu thần linh xua đuổi tà ma, bệnh tật để dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.

Trích đoạn đồng bào Ê Đê Tỉnh Đắk Lắk trình diễn cây Nêu thông qua tái hiện Lễ cúng sức khỏe

Đồng bào Ê Đê Tỉnh Đắk Lắk tham gia trình diễn cây Nêu thông qua tái hiện Lễ cúng sức khỏe, trong nghi lễ này đặc biệt không thể thiếu cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là sợi dây kết nối với thần linh để cầu xin phù hộ cho mọi người có nhiều sức khỏe.

trích đoạn tái hiện Lễ Hết Chá của dân tộc Thái trắng Tỉnh Sơn La

Cây Nêu gắn với dân tộc Thái trắng Tỉnh Sơn La được dựng lên trong Lễ Hết Chá, là hình thức sinh hoạt văn hóa có ý thức gắn kết cộng đồng bản làng, thể hiện tính nhân văn, tôn vinh thầy thuốc với những nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ người đã chữa khỏi bệnh cho người dân để cuộc sống được yên bình.

Biểu tượng văn hóa truyền thống ở việt nam năm 2024

Biểu tượng văn hóa truyền thống ở việt nam năm 2024

Đối với đồng bào dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, hàng năm lại làm lễ lên Nêu trong Lễ tết đón mừng năm mới, với ý nghĩa xua đi cái xấu của năm cũ và đón cái tốt lành trong năm mới.

Đất nước nào cũng có, cũng cần một hoặc một vài biểu tượng. Đó là những vật, hình ảnh độc đáo nhất biểu trưng cho cả dân tộc, thể hiện được triết lý, quan niệm sống của dân tộc, trở thành linh hồn của dân tộc và mỗi biểu tượng đều nhắc đến một dân tộc.Vậy nhưng đến thời điểm này chẳng ai biết rõ và cũng chẳng ai dám khẳng định biểu tượng của Việt Nam là gì? Từ chính trị gia, nhà khoa học, nhà sử học, nhà văn, doanh nhân đến người dân bình thường đều như vậy.

Thực tế, những năm qua, một số người đã đưa ra những ý kiến riêng về biểu tượng của Việt Nam, nhưng mỗi người một quan niệm và một cách chọn lựa khác nhau, nên cuối cùng… chẳng có biểu tượng nào thống nhất. Người thì bảo biểu tượng của nước ta là con rồng, con trâu, hoa sen người lại cho rằng biểu tượng của Việt Nam là trống đồng, chim Lạc, tà áo dài; người lại khẳng định là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, thậm chí cây tre, con cò, Thánh Gióng…

Trong khi hầu như các nước trên thế giới đều có biểu tượng của họ và những biểu tượng ấy được nhiều người trên thế giới biết đến, trở thành một trong những “quy ước”, “chứng chỉ” quốc tế, và ngay đứa trẻ bắt đầu đi học đã được trang bị những kiến thức về biểu tượng của đất nước mình. Nói đến nước Pháp là gà trống Gaulois, tháp Eiffel; nói đến Australia là con kanguru hoặc chòm sao năm ngôi; nói đến Mỹ là tượng Nữ thần tự do, Vương quốc Anh là sư tử hoặc đồng hồ Big Ben, Canada là lá cây phong, Trung Quốc là Vạn lý trường thành, Ai Cập là Kim tự tháp, Nhật Bản là núi Phú Sĩ…

Trong một chương trình Hành trình văn hoá của VTV3 gần đây, một người đàn ông New Zealand rất tự hào nói rằng biểu tượng của nước anh là con chim kiwi (một loài chim có mỏ dài, không bay được) và lá dương xỉ bạc, trong khi ở New Zealand có rất nhiều cừu, thậm chí số lượng cừu còn nhiều hơn cả dân số của họ, nhưng không được chọn làm biểu tượng.

Còn ở Việt Nam, chỉ ngay dịp đăng cai SEA Games 22, người ta cũng đã bàn đi tính lại mãi vẫn không biết biểu tượng của chúng ta là cái gì - và lúc đó mới té ngửa rằng nước ta chưa có biểu tượng, cuối cùng lấy trâu vàng làm biểu tượng, nhưng dù sao đó vẫn chỉ là biểu tượng tạm thời của SEA Games 22 chứ chưa được tất cả người dân ủng hộ để trở thành biểu tượng thống nhất và bền vững của Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay hầu như các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức của nước ta đều đua nhau tổ chức cuộc thi thiết kế logo, biểu tưởng của riêng mình… thì biểu tượng chung của cả đất nước lại chưa có?!