Cách nhận xét và giải thích biểu đồ lượng mưa

Mục đích của việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong chương trình Địa lý lớp 7 nhằm giúp học sinh có kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa một cách thành thục; Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến thức trong và sau bài học.

Kiến thức cần nhớ nhận biểu đồ cột đơn lượng mưa

1. Khái niệm:

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là hình vẽ mô tả diễn biến của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một địa phương.

2. Các bước phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- B1: Đọc tên biểu đồ, nhận dạng các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa.

- B2: Dựa vào biểu đồ để đo tính nhiệt độ và lượng mưa các tháng. Đặc biệt chú ý tháng cao nhất và tháng thấp nhất để tìm sự chênh lệch.

- B3: Từ kết quả đã phân tích để rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm khí hậu của địa phương đó.

Bố cục phần nhận xét biểu đồ lớp 7

Một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu gồm có 4 phần chính như sau:

- Nhìn chung

Đây là phần rất quan trọng, định hướng cho cả bài nhận xét của bạn.

Hãy quan sát bảng số liệu và đưa ra lời nhận xét, đa phần các yếu tố là: tăng, giảm, biến động, có xu hướng tăng hay có xu hướng giảm?

Đó là 5 cụm từ then chốt trong câu mở đầu của một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu. Nhưng cần tùy vào từng bảng số liệu cụ thể mà sử dụng cho hợp lí.

- Trong đó

Lúc này cần đi vào phân tích khá cụ thể và chi tiết đối với từng số liệu, tuy nhiên không nhất thiết là phải phân tích tất cả các số liệu.

Bởi nếu trong bảng có quá nhiều số liệu thì cần biết gộp vào thành các nhóm và chọn một vài số liệu điển hình để phân tích. Nếu bảng cho ít số liệu thì có thể đi vào chi tiết, cụ thể.

Khi phân tích cần chú ý đi theo một thứ tự, từ cao xuống thấp, từ lớn xuống nhỏ.

Hơn kém nhau bao nhiêu lần, cho dẫn chứng và đơn vị của số liệu đó.

- Giải thích

Cần dựa vào các kiến thức đã học và các kiến thức thực tế.

Căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên và xã hội để lí giải vì sao cái này tăng, cái kia giảm. Đồng thời cũng cần phải theo dõi vấn đề kinh tế của đất nước và thế giới trong những năm gần đây, ví như các cuộc khủng hoảng chẳng hạn. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng lại rất hữu ích khi bạn đưa vào phần nhận xét của mình.

Giải thích cũng cần đi theo trình tự như trong phần phân tích số liệu ở trên.

- Kết luận

Đây là câu tổng kết lại vấn đề đã trình bày và nói lên xu hướng trong tương lai, đây là phần bạn có thể đưa ra dự đoán của mình. Tuy nhiên cũng hãy căn cứ vào kiến thức đã học để đưa ra dự đoán sao cho có cơ sở.

Bài tập Cách nhận xét và giải thích biểu đồ lượng mưa

Đề bài 1:

Nhận xét biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.2, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các địa điểm đó trên hình 14.1

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

* Trạm Pa- đăng [P]

- Nhiệt độ: cao quanh năm [trên 240C].

- Lượng mưa: lớn quanh năm [không có tháng nào lượng mưa dưới 250mm]

⟹ Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu xích đạo [nóng ẩm, mưa nhiều]; vị trí ở trên dãy núi Ba-ri-xan thuộc Đ. Xu-ma-tơ-ra, In-đô-nê-xi-a.

* Trạm Y-an-gun [Y]

- Nhiệt độ: cao quanh năm [trên 230C], tuy nhiên biên độ nhiệt năm lớn.

+ Cao nhất là: tháng 5 [310C].

+ Thấp nhất là tháng 1 [240C].

+ Chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm là: 6-70C.

- Lượng mưa: mưa theo mùa

+ Các tháng mưa nhiều nhất là: tháng 5 – 9.

+ Các tháng mưa ít nhất là: tháng 11-4.

⟹ Y-a-gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí ở Mi-an-ma.

Đề bài 2:

Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của hai địa điểm trên?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vận dụng kĩ năng nhận xét biểuđồ, bảng số liệuđể nhận xét

Chếđộ nhiệt: nhiệtđộ trung bình năm, Max, Min, biênđộ nhiệt

Chếđộ mưa: Tổng lượng mưa, tháng mưa nhiều nhất -ít nhất; mùa mưa, mùa khô

Lời giải chi tiết

a] Giống nhau:

- Chế độ nhiệt:

+ Cả hai địa điểm đều có nhiệt độ TB năm cao trên 23oC.

+ Nhiệt độ tháng nóng nhất cao bằng nhau [28,9oC].

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đều trên 400C.

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa trong năm đều lớn.

+ Mùa mưa đều kéo dài từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng VI.

+ Có chế độ mưa theo mùa, mùa khô mưa ít, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa [chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm].

b] Khác nhau:

- Chế độ nhiệt:

+ Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh [23,5oC < 27,1oC].

+ Nhiệt độ tháng lạnh nhất của Hà Nội vào tháng I thấp hơn TP Hồ Chí Minh vào tháng XII [16,4oC < 25,8oC].

+ Nhiệt đô tháng nóng nhât của Hà Nội vào tháng VII, còn TP Hồ Chí Minh vào tháng IV.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội [12,5oC] cao hơn TP.Hồ Chí Minh [3,1oC].

- Chế độ mưa:

+ Tổng lượng mưa ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.

+ Mùa mưa: lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội [trừ tháng VIII].

+ Mùa khô: Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.

Bài tập nhận xét biểu đồ cột đơn lượng mưa

Câu 1: Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

– Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?

+Yếu tố nào thể hiện theo đường?

+Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?

– Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?

– Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?

– Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?

Trả lời:

Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa, thời gian 12 tháng.

- Yếu tố được thể hiện theo đường là Nhiệt độ.

- Yếu tố được thể hiện bằng hình cột là Lượng mưa.

+ Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng: Lượng mưa.

+ Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: Nhiệt độ.

+ Đơn vị tính Nhiệt độ là ºC, đơn vị tính Lượng mưa là milimet [mm].

Câu 2: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi vào bảng kết quả sau:

Trả lời:

 

Câu 3: Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?

Trả lời:

+ Nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.

+ Nhiệt độ giữa các tháng phần lớn trên 20 độ.

+ Tổng lượng mưa cả năm lớn.

Câu 4:  Quan sát hai biểu đồ 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau:

Trả lời:

Câu 5: Từ bảng thống kê  trên cho biết biểu đồ  nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam?

Trả lời:

Biểu đồ A: là biểu đồ khí hậu một địa điểm thuộc nửa cầu Bắc nhiệt độ cao vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều vào tháng 7 đến tháng 9.

Biểu đồ B: Là biểu đồ khí hậu một số địa điểm thuộc nửa cầu Nam nhiệt độ thấp vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3.

Câu 6 : 

Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông, hãy:

a] Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực [mỗi lưu vực một biểu đồ].

b] Tính thời gian và độ dài [số tháng] của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.

c] Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

Lời giải

a] Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường:

Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng.

 

Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh.

b] Tính thời gian và độ dài [số tháng] của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng [trạm Sơn Tây]: 153mm; ở lưu vực sông Gianh [trạm Đồng Tâm]: 186mm.

=>+ Các tháng mùa mưa trên sông Hồng: từ tháng 5 - 10.

     + Các tháng mùa mưa trên sông Gianh: từ tháng 6 - 11.

- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng [trạm Sơn Tây]: 3632m3; ở lưu vực sông Gianh [trạm Đồng Tâm]: 61,7m3/s.

=> + Các tháng mùa lũ trên sông Hồng: từ tháng 6 - 10.

     + Các tháng mùa lũ trên sông Gianh: từ tháng 9 -11.

c] Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:

- Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng [Trạm Sơn Tây]: 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh [Trạm Đồng Tâm]: 9, 10, 11.

- Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng [Trạm Sơn Tây]: tháng 5; trên lưu vực sông Gianh [Trạm Đồng Tâm]: tháng 8.

=> Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm [tháng 9,10,11]. Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.

Câu 7:

Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh , hãy nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Lời giải 

Nhận xét:

- Trạm Hà Nội:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23,5°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C [tháng 7]; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4°C [tháng 1]. Biên độ nhiệt là 12,5°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 1676,2mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 318mm [tháng 8]; lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 18,6mm [tháng 1]. Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Trạm Huế:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 25,2°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4°C [tháng 7], nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20°C. Biên độ nhiệt là 9,4°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 2867,7mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 795,6mm [tháng 10]; lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 47,1mm [tháng 3]. Các tháng mùa mưa : 8, 9, 10, 11, 12.

- Trạm Tp. Hồ Chí Minh:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 27,1°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C [tháng 4]; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,7°C [tháng 12]. Biên độ nhiệt là 3,2°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 1931 mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 327mm [tháng 9]; lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 4,1mm [tháng 2]. Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

-> - Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ tháng 7 cao nhất ở Huế và nhiệt độ tháng 1 thấp nhất ở Hà Nội. 

   - Mưa nhiều nhất ở Huế. Mùa mưa ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào mùa hạ còn Huế vào thu - đông.

 
 
 
 

Chủ Đề