Cách tính giá phế liệu thu hồi khi hạch toán năm 2024

Phế liệu thu hồi nhập kho là gì? Cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này, Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến phế liệu thu hồi nhập kho và cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho.

Cách tính giá phế liệu thu hồi khi hạch toán năm 2024

1. Phế liệu thu hồi nhập kho là gì?

Đề hiểu rõ hơn về hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho thì chúng ta hãy tìm hiểu xem phế liệu thu hồi nhập kho là gì nhé.

- Phế liệu thu hồi nhập kho là những phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất. Cũng có thể là sản xuất của doanh nghiệp, hoặc quá trình sinh hoạt hàng ngày. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, phòng kế toán sẽ tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời tất cả các loại chi phí sản xuất. Theo từng đối tượng hạch toán các chi phí hay đối tượng tính giá thành. Và kiểm tra tình hình thực hiện tất cả các định mức và dự toán chi phí sản xuất. Tính toán giá thành sản xuất kinh doanh ( còn gọi là tính giá thành công xưởng ). Hơn nữa, việc này còn phản ánh lượng sản phẩm, nhập kho hay tiêu thụ, dịch vụ hoàn thành. Và cung cấp tài liệu đó cho ban lãnh đạo hay các phòng ban liên quan.

2. Cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho

2.1. Hạch toán phế liệu trong quá trình sản xuất

Phế liệu thải ra trong quá trình sản xuất sẽ được thu gom nhập kho và sử dụng thành nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Việc mà người làm công tác kế toán doanh nghiệp cần thực hiện là ghi nhận hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho.

- Trường hợp thu hồi phế liệu để tiếp tục sản xuất

+ Sau khi tính giá trị thu hồi của số phế liệu nhập kho, kế toán định khoản:

Nợ TK 152: Nguyên/vật liệu được tính theo giá thu hồi.

Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang.

+ Nếu doanh nghiệp thu hồi phế liệu và bán luôn mà không qua bước nhập kho thì kế toán sẽ ghi nhận bằng bút toán:

Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán).

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Có TK 154: Chi phí sản xuất còn dở dang.

- Khi bán phế liệu

Căn cứ vào điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi doanh nghiệp bán phế liệu thu hồi nhập kho, ghi nhận doanh thu vào tài khoản 5118 - Doanh thu khác. Đây là tài khoản dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.

+ Trường hợp doanh nghiệp thu hồi phế liệu, bán phế liệu sau khi nhập kho, ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131, 111, 112…

Có TK 511 (5118): Doanh thu khác.

Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp.

+ Ghi nhận giá vốn của phế liệu đã bán, hạch toán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho.

2.2. Hạch toán phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ

Phế liệu từ TSCĐ có thể xem là một khoản “thu nhập khác” của doanh nghiệp trong quá trình thanh lý, vì vậy kế toán ghi nhận vào TK 711.

+ Nhập kho phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ để tiếp tục sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu.

Có TK 711 - Thu nhập khác.

3. Phế liệu thu hồi từ sản xuất có bán được không?

Tùy vào từng mặt hàng, là nguyên liệu nhập khẩu hay trong nước. Tất cả đều bán được, nhưng tùy vào từng loại hàng sẽ phải khai thuế, hải quan, môi trường khác nhau.Và quá trình thu hồi rồi bán chúng đi để thu hồi giá vốn hàng hóa, phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định nhập kho có thể bán thu hồi doanh thu. Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt hoặc thu bằng chuyển khoản.

4. Dịch vụ của Công ty Luật ACC

Công ty Luật ACC là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý, thuế, kế toán… uy tín hàng đầu Việt Nam. Nếu bạn đang có ý định sử dụng những dịch vụ được nói trên nhưng không biết nên lựa chọn công ty nào uy tín, có chất lượng tốt. Hãy đến với ACC, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách mọi lúc, mọi nơi. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp, ACC cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Doanh nghiệp bán phế liệu hạch toán doanh thu bằng tài khoản nào?

Doanh nghiệp bán phế liệu thu hồi nhập kho, ghi nhận doanh thu vào tài khoản 5118 – Doanh thu khác. Đây là tài khoản dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.

5.2 Chứng từ cần có đối với phế liệu thu hồi về nhập kho là gì?

  • Phiếu nhập kho
  • Bảng kê hàng hóa nhập kho
  • Giấy phép trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu phế liệu nhập kho

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Hy vọng bài viết Cách hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho (Cập nhật 2022) sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.