Cách tính lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán là gì? Bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính cung cấp cho người xem rất nhiều thông tin có tính khách quan, xác thực. Nó được xem là căn cứ tác động tới những quyết định kinh doanh của người đầu tư.

Cách tính lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp. Phản ánh tổng quát được toàn bộ tài sản hiện có cũng như nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.

Vai trò của bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán có một vai trò quan trọng, bởi

  • Đó là tài liệu để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định.
  • Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
  • Đồng thời bảng cân đối kế toán còn thể hiện triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị.

LỢI THẾ THƯƠNG MẠI TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

XEM THÊM

Khóa học thực hành làm báo cáo tài chính

Dịch vụ tư vấn báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính nộp cho những cơ quan nào  Thời hạn nộp BCTC

1. Khái niệm lợi thế thương mại (LTTM)

Là một tài sản đại diện cho những lợi ích kinh tế tương lai phát sinh từ các tài sản khác được mua trong hợp nhất kinh doanh mà không thể xác định và ghi nhận một cách riêng rẽ (International, 2008).

Được xem như một tài sản vô hình trongbản cân đối kế toánbởi vì nó không phải một tài sản thực tế như nhà xưởng hay trang thiết bị. LTTM thường phản ánh giá trị của tài sản vô hình nhưthương hiệumạnh, mối quan hệ tốt với khách hàng, mỗi quan hệ tốt với nhân viên hoặc bất cứ bằng sáng chế hay công nghệ phù hợp nào.

Hiểu đơn giản thì lợi thế thương mại là phần chênh lệch giữa số tiền mà một doanh nghiệp bỏ ra để mua một doanh nghiệp khác với giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp được mua.

VÍ DỤ

Giả sử bây giờ Microsoft mua lại FPT với giá 1 tỷ USD. Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của FPT là 500 triệu USD (cộng tất cả các loại nhà cửa, ô tô, máy tính, động sản, bất động sản (có thể bao gồm cả giá trị thương hiệu của FPT hiện đang phản ánh trên BCTC (nếu có),), giá trị các khoản nợ của FPT là 100 triệu USD. Như vậy giá trị tài sản thuần của FPT là 400 triệu USD. Khoản chênh lệch giữa giá mà Microsoft bỏ ra mua FPT và giá trị tài sản thuần là 600 triệu USD, đó chính làlợi thế thương mại.

2. Đối với phần tài sản (lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán)

Về mặt pháp lý:

  • Phần tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có thời điểm lập báo cáo, thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp

Về mặt kinh tế:

  • Các số liệu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kế các loại vốn, tài sản của doanh nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ như Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định
  • Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

3. Đối với phần nguồn vốn

Về mặt pháp lý:

  • Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
  • Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu.
  • Và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

Về mặt kinh tế:

  • Số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
  • Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

4. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Thông qua bảng cân đối kế toán:

  • Ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác.
  • Thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản.
  • Hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán.
  • Kiểm tra các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch
  • Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối. Và có phương hướng, biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp.

Thông qua việc xem xét các mối quan hệ trong bảng cân đối kế toán, nhà quản trị có thể đánh giá trình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Video liên quan