Cách uống dầu cá đúng cách

Dầu cá là nguồn cung cấp acid béo omega-3 dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hoạt động của não, mắt và tim, tuy nhiên cần đảm bảo uống đúng cách, đủ liều lượng, đúng thời điểm mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

1. Dầu cá chứa những dưỡng chất nào?

Dầu cá chỉ chung cho các loại dầu trong cá hoặc thực phẩm chức năng, chứa nhiều acid béo omega - 3 và có thể kết hợp với Vitamin, khoáng chất khác. Các loại dầu cá giàu acid béo được ưa chuộng gồm: cá thu, cá hồi, cá tầm, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá mòi,… Vì thế các thực phẩm chức năng bổ sung dầu cá cũng làm từ các loại cá này.

Dầu cá chứa rất nhiều acid béo omega-3

Cơ thể không tự sản xuất được omega 3 nên cần bổ sung từ nguồn thực phẩm, trong đó có dầu cá. Trong dầu cá chứa 2 loại omega-3 là DHA và EPA. Các chất bổ sung dầu cá còn được kết hợp với sắt, Canxi, Vitamin A, B, C hoặc D. Vitamin E thường chứa hàm lượng rất ít trong dầu cá vì dễ khiến thuốc nhanh hỏng.

Omega 3 và dầu cá nói chung được sử dụng trong rất nhiều tình trạng sức khỏe, thường liên quan đến tim, hệ thống máu và sức khỏe mắt. Nhiều người coi dầu cá là thực phẩm chức năng tốt, có thể bổ sung hàng ngày trong thời gian dài để tăng cường sức khỏe nói chung song nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều lượng, thời điểm dùng tốt nhất.

2. Liều dùng dầu cá khoa học cho từng đối tượng

Chúng ta thường nghe và cũng thường sử dụng dầu cá, tuy nhiên rất ít người biết uống đúng cách.

2.1. Với người trưởng thành

Mỗi người trưởng thành nên dùng ít nhất 250 miligam hỗn hợp omega-3 mỗi ngày. Về giới hạn an toàn, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu khuyến cáo, liều an toàn dùng hàng ngày là 5.000 mg. Tuy nhiên trong chế độ ăn uống hàng ngày, một số loại thực phẩm cũng cung cấp omega-3 cho cơ thể như: dầu đậu nành, quả óc chó, hạt lanh,…

Cần bổ sung lượng dầu cá vừa đủ để đạt lợi ích sức khỏe

Dầu cá có hai dạng bào chế là dạng lỏng và viêm nang, thông tin hướng dẫn ở vỏ sản phẩm sẽ khi định lượng omega-3 nói chung và EPA, DHA cung cấp nói riêng. Thông thường, 1.000mg dầu cá chứa khoảng 300mg omega-3 cả 2 loại. Như vậy, mỗi ngày người lớn nên tiêu thụ tối đa 3.000mg dầu cá.

2.2. Liều dụng dầu cá với bệnh nhân tim mạch

Bệnh nhân mắc bệnh tim được khuyến cáo nên sử dụng omega-3 hàng ngày để ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra, những người dùng kết hợp EPA và DHA 850mg mỗi ngày trong 3,5 năm đã giảm tới 25% các cơn đau tim và 45% tử vong do cơn đau tim, đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra định mức nên sử dụng với bệnh nhân mắc bệnh tim là 1.000mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày.

2.3. Liều dùng với bệnh nhân ung thư

Sử dụng acid béo omega-3 có ảnh hưởng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên mối quan hệ chưa được chỉ ra rõ ràng, vì thế bạn có thể dùng theo liều dùng thông thường để phòng bệnh. Với bệnh nhân đang điều trị, sử dụng dầu cá theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.4. Liều dùng dầu cá cho trẻ nhỏ

Trẻ em nên dùng dầu cá với liều lượng thấp hơn

Cha mẹ thường cho trẻ sử dụng dầu cá từ sớm để tăng cường sức khỏe mắt, não và tim mạch. Đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung 50 - 100mg omega-3 mỗi ngày. Bên cạnh đó, kết hợp bổ sung EPA và DHA. Cha mẹ có thể quy đổi lượng omega-3 sang lượng dầu cá sử dụng thích hợp dựa trên hàm lượng ghi tại bao bì.

2.5. Liều dùng dầu cá cho phụ nữ mang thai

Acid béo omega-3 có nhiều trong dầu cá, đặc biệt là DHA có ảnh hưởng lớn cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Về liều lượng sử dụng, phụ nữ trong khi mang thai và cho con bú nên bổ sung thêm 200mg DHA ngoài liều lượng sử dụng thường xuyên.

2.6. Liều dùng dầu cá với bệnh nhân trầm cảm, lo âu

Sử dụng omega-3 liều cao được chứng minh giúp giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm, kể cả các trường hợp rối loạn tâm thần. Liều được khuyến cáo dao động từ 200 - 2.200 mg mỗi ngày, có thể ưu tiên bổ sung EPA cao hơn nếu bị rối loạn tâm thần.

Nhìn chung, dầu cá an toàn với hầu hết mọi người, kể cả người bệnh đang điều trị, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu sử dụng liều cao có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn, nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể dùng dầu cá

3. Dùng dầu cá quá nhiều có ảnh hưởng gì không?

Mặc dù dầu cá rất tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng thường xuyên song với một số trường hợp quá mẫn cảm hoặc dùng quá liều, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

- Hôi miệng, có mùi tanh.

- Buồn nôn.

- Phát ban.

- Phân lỏng.

- Ợ nóng.

- Khó tiêu.

Nếu các tác dụng phụ này thường xuyên xảy ra với mức độ nghiêm trọng, hãy ngưng sử dụng dầu cá và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc thay đổi loại sản phẩm dầu cá phù hợp sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

Tiêu thụ quá mức dầu cá nói riêng và omega-3 nói chung còn có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng sức khỏe khác khó có thể nhận biết như:

Tăng đường huyết: Bổ sung omega-3 cao có thể làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Chảy máu: Tiêu thụ dầu cá dư thừa làm tăng nguy cơ chảy máu cam, chảy máu nướu. Do đó trước khi phẫu thuật, bệnh nhân nên ngưng sử dụng dầu cá.

Hạ huyết áp: Omega-3 dư thừa trong dầu cá có thể gây hạ huyết áp ở người sử dụng, nhất là những người huyết áp cao hoặc cholesterol cao.

Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng dầu cá

Tiêu chảy: Nhiều người dùng dầu cá gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng,…

Mất ngủ: Mặc dù dầu cá giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ song tiêu thụ quá mức lại cản trở giấc ngủ, khiến bạn dễ bị mất ngủ hơn.

Như vậy, sử dụng dầu cá đúng cách, đúng liều lượng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu cần tư vấn thêm, hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Từ lâu, bổ sung dầu cá được coi là một trong những giải pháp hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện thị lực và tăng cường sự phát triển trí não. Tuy nhiên, uống dầu cá lúc nào tốt nhất? thời điểm nào trong ngày uống dầu cá tốt nhất? thì không phải ai cũng biết.

Trong bài viết này, Emme muốn chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất về loại thực phẩm và thời điểm sử dụng dầu cá để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Dầu cá là gì?

Dầu cá là loại dầu tự nhiên được chiết xuất trực tiếp từ các loại cá béo mà một số mô cấu tạo nên cơ thể chúng có chứa dầu. Tiêu biểu như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá mòi,... 

Trong thành phần của dầu cá có chứa các loại acid béo [omega -3, EPA, DHA] đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.

Ngày nay, cụm từ “dầu cá” còn được dùng để chỉ các loại thực phẩm chức năng được sản xuất dưới dạng viên nang mềm, chứa các loại vitamin có tính chất tan trong dầu [hoặc dầu gan cá], acid béo omega-3, omega-6,...trong thành phần. Loại dầu cá này được sử dụng nhằm mục đích bồi bổ cơ thể.

2. Uống dầu cá có tác dụng gì?

Uống dầu cá mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể:

  • Tốt cho trí não: Omega 3 và Omega 6 có trong dầu cá đặc biệt tốt cho sự hình thành và phát triển trí não, giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến thần kinh như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,..
  • Tốt cho tim mạch: Omega 3 tác động làm giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid xấu trong máu và góp phần cải thiện tình trạng tăng huyết áp do tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể - một trong những nguyên nhân gây xơ cứng động mạch. Nhờ đó, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch;
  • Tốt cho xương khớp: Dầu cá có công dụng giảm sưng và đau nhức rất hiệu quả đối với người bị viêm khớp hay đau lưng. Ngoài ra, omega-3 còn giúp hệ xương khớp trở nên khỏe mạnh hơn nhờ tác dụng cân bằng khoáng chất trong xương và các mô xung quanh;
  • Tốt cho mắt: Dầu cá chứa EPA và DHA có công dụng cải thiện hiệu quả tình trạng khô mắt, làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng;
  • Phòng ngừa ung thư: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng: Sử dụng 2 phần dầu cá/tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới. Ngoài ra, dầu cá cũng có tác dụng phòng ngừa 02 dạng ung thư phổ biến khác là ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Omega 3 trong dầu cá giúp nuôi dưỡng các tế bào luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng đột biến, phát triển thành các tế bào ung thư;
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi các thương tổn: Dầu cá thúc đẩy quá trình phục hồi các thương tổn phát sinh do tì đè ở những người mắc bệnh nặng dựa theo nguyên lý làm tăng nồng độ oxy tại các mô trong cơ thể.

3. Uống dầu cá lúc nào là tốt nhất?

Câu trả lời: Bạn có thể bổ sung dầu cá cho cơ thể vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi bạn cảm thấy thuận tiện nhất.

Nhiều thử nghiệm thực tế chứng minh rằng: Thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thụ các thành phần dinh dưỡng có trong dầu cá là vào buổi sáng [trước 14 giờ chiều].

Sau khoảng thời gian này, khả năng hấp thụ dầu cá của cơ thể sẽ bị giảm xuống. Do đó, rất nhiều chuyên gia khuyên rằng nên uống dầu cá vào buổi sáng là tốt nhất.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Đại học Oxford [Mỹ] cũng cho thấy: 

  • Nồng độ Omega-3 trong máu cao có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp người dùng dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Vì thế nên nếu có triệu chứng mất ngủ hoặc khó ngủ, bạn có thể uống dầu cá vào buổi tối. 

Điều chỉnh thời gian uống dầu cá Omega 3 hợp lý không chỉ làm gia tăng hiệu quả mà còn giúp hạn chế nguy cơ phát sinh một số tác dụng phụ khi sử dụng dầu cá, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Phương pháp bổ sung khoa học nhất là chia liều lượng dầu cá cần sử dụng trong ngày thành các phần nhỏ để uống vào cả buổi sáng và buổi tối. 

Dầu cá là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên nên không thể cho thấy hiệu quả ngay lập tức. Vì thế, khi bổ sung sản phẩm này, bạn cần duy trì tần suất sử dụng ổn định trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí vài năm tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của cơ thể bạn.

4. Nên uống dầu cá trước hay sau bữa ăn?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống dầu cá trong các bữa ăn. Bởi vì, đây là thời điểm thích hợp nhất để giúp cơ thể hấp thụ tối đa các thành phần dinh dưỡng có trong dầu cá.

Đặc biệt, việc sử dụng dầu cá trong bữa ăn đảm bảo acid béo Omega-3 phát huy hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hơn, làm giảm nguy cơ trào ngược acid trong dạ dày và cải thiện tình trạng khó tiêu.

>> Xem thêm: 12 nhóm thực phẩm giàu DHA nhất cho bà bầu, thai nhi và trẻ nhỏ

5. Lưu ý cách uống dầu cá đúng cách hiệu quả và an toàn

Dầu cá là loại thực phẩm rất dễ bổ sung. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

5.1. Sử dụng dầu cá với liều lượng vừa đủ

Đối với tất cả các loại thực phẩm [không chỉ dầu cá], bạn đều cần chú ý bổ sung đúng liều lượng. Tránh trường hợp sử dụng quá liều làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn như huyết áp thấp, tiêu chảy, đường máu cao, trào ngược acid,...

Hơn nữa, hàm lượng omega – 3 trong từng sản phẩm sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên căn cứ vào sản phẩm mình lựa chọn và tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để biết được liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

Hiện nay, chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về liều lượng dầu cá nên sử dụng trong một ngày.

Mặc dù vậy, phần lớn các tổ chức y tế trên thế giới đều đưa ra khuyến nghị rằng:

  • Nên bổ sung ít nhất 250mg hỗn hợp EPA và DHA cho cơ thể mỗi ngày. Đây là 2 dạng acid béo phổ biến nhất của Omega-3.

Bên cạnh đó, EFSA - Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu cũng chỉ ra rằng: cơ thể có thể hấp thụ một cách hiệu quả và an toàn 5.000 mg Omega-3 mỗi ngày. Bạn có thể căn cứ vào các chỉ số trên để bổ sung hàm lượng dầu cá sao cho phù hợp nhất.

5.2. Thời gian liệu trình sử dụng dầu cá hợp lý

Thời gian sử dụng dầu cá ngắn hay dài phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của cơ thể mỗi người.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia: mỗi người chỉ nên sử dụng dầu cá liên tục trong vòng từ 1 - 2 tháng. Nếu nhận thấy cơ thể đã có dấu hiệu thay đổi tích cực thì bạn nên ngừng sử dụng một thời gian.

Tuy nhiên, nếu chưa cảm thấy hiệu quả rõ rệt từ sản phẩm, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng thêm 1 tháng nữa.

5.3. Bảo quản dầu cá đúng cách

Đây cũng là một trong những lưu ý rất quan trọng. Trong quá trình sử dụng dầu cá, bạn nên bảo quản hộp dầu cá ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và vặn chặt nắp hộp sau khi dùng để công dụng cũng như tính chất của các thành phần trong sản phẩm không bị biến chất.

Không nên đặt dầu cá trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao bởi vì các viên nang có thể bị nhũn ra và chảy nước.

5.4. Đối tượng sử dụng dầu cá

Tất cả mọi người có thể trạng bình thường đều có thể sử dụng dầu cá.

Loại thực phẩm này đặc biệt tốt cho:

  • Những người thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính dẫn đến tình trạng khô mắt.
  • Những người ăn chay cần bổ sung acid béo lành mạnh.
  • Người mắc bệnh viêm khớp hoặc muốn cải thiện tình trạng da, tóc bị khô.
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch,.. 

Mặt khác, cũng có một số đối tượng không nên sử dụng dầu cá như:

  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa hay tuyến tiền liệt.
  • Người có cơ địa bị dị ứng.
  • Trẻ em còn quá nhỏ.
  • Người bị rối loạn về tâm thần,... 
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên sử dụng các loại dầu cá thô. Bởi vì, trong dầu cá thô, các kim loại nặng và độc tố có thể chưa được loại bỏ hết. Các chất này gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé. Hơn nữa, Omega-3 trong dầu cá có đặc tính chống đông máu nên có thể dẫn tới tình trạng chảy máu tử cung rất nguy hiểm.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin do Emme chia sẻ trên đây đã giúp các bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Uống dầu cá lúc nào tốt nhất?”. Chúc các bạn có trải nghiệm sử dụng dầu cá thực sự hiệu quả và an toàn.

*Các bài viết tại blog Emme có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

------------------------------------

EMME SHOP - THẾ GIỚI HÀNG NGOẠI CHÍNH HÃNG

Website: //emme.vn

Hotline: 0813.706154

Email:  

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề