Cách xử trí chảy máu cam

Nếu vị trí chảy máu có thể tiếp cận được và có thể khoanh vùng được, có thể ưu tiên đốt vì nó tránh được một số bất lợi (ví dụ như nguy cơ nhiễm trùng, di chuyển cục gạc nhét mũi) và cảm giác khó chịu của chỗ bị ép.

(Xem thêm Chảy máu cam Chảy máu mũi Epistaxis là chảy máu mũi. Chảy máu có thể từ chảy nhỏ giọt đến dòng chảy mạnh, và hậu quả có thể là từ khó chụi đến xuất huyết đe dọa mạng sống. Hầu hết chảy máu mũi là chảy ra trước, có nguồn... đọc thêm .)

Chỉ định

  • Chảy máu mũi trước từ một vị trí không nhìn thấy rõ

  • Đốt cầm máu mũi thất bại

Chống chỉ định

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Có thể hoặc đã xác định được gãy nền sọ

  • Chấn thương đáng kể ở xương hàm mặt hoặc xương mũi

  • Không kiểm soát được đường thở hoặc huyết động không ổn định

Các thủ thuật được mô tả ở đây là dành cho chảy máu cam tự phát hoặc do chấn thương nhẹ. Chảy máu cam ở những bệnh nhân bị chấn thương mặt đáng kể nên được bác sĩ chuyên khoa xử trí.

Chống chỉ định tương đối

  • Lệch vách ngăn mũi nặng về bên chảy máu (khó đưa miếng chèn cầm máu mũi vào)

Các biến chứng

  • Tổn thương niêm mạc mũi bao gồm hoại tử do tì đè có thể thủng vách mũi, đặc biệt là khi có bấc nhét mũi hai bên.

  • Di chuyển bấc nhét mũi trước ra vùng vòm họng sau hoặc hít vào đường thở

  • Nhiễm trùng như viêm xoang Viêm xoang Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức... đọc thêm

    Cách xử trí chảy máu cam
    hoặc hiếm gặp hội chứng sốc nhiễm độc Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) hội chứng sốc nhiễm độc. Hội chứng sốc nhiễm độc là do các chất độc gây ra bởi tụ cầu hoặc liên cầu Các triệu chứng bao gồm sốt cao, hạ huyết áp, phát ban đỏ lan tỏa, và rối loạn chức năng của... đọc thêm
    Cách xử trí chảy máu cam

  • Chảy máu lại khi tháo cục gạc nhồi mũi

Thiết bị

  • Găng tay, khẩu trang và áo choàng

  • Áo choàng hoặc săng mổ cho bệnh nhân

  • Nguồn hút và ống thông có đầu hút Frazier và/hoặc các ống thông có đầu hút khác

  • Dụng cụ hoặc vật liệu ép cầm máu*

  • Chậu đựng chất nôn

  • Ghế có tựa đầu hoặc ghế chuyên khoa tai mũi họng (ENT)

  • Nguồn sáng và gương trên đầu hoặc đèn pha với chùm sáng hẹp có thể điều chỉnh

  • Mỏ vịt

  • Que đè lưỡi

  • Kẹp nhíp

  • Kéo để cắt gạc hoặc miếng cầm máu mũi

  • Thuốc mỡ kháng sinh (bacitracin)

  • 5 mL dung dịch nước muối sinh lý vô trùng

  • Hỗn hợp thuốc gây tê/co mạch tại chỗ (ví dụ: 4% cocain, 1% tetracaine hoặc 4% lidocain cộng với 0,5% oxymetazoline) hoặc thuốc co mạch tại chỗ đơn thuần (ví dụ: xịt oxymetazoline 0,5%)

  • Tăm bông hoặc gạc

* Có một số loại vật liệu/dụng cụ làm miếng cầm máu mũi:

  • Miếng cầm máu mũi có polyvinyl axetat (đôi khi có ống dẫn khí bên trong), lý tưởng nhất là có dây tháo có thể được cố định vào má của bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng hít phải và hỗ trợ việc lấy ra

  • Miếng cầm máu mũi dạng bóng bơm hơi áp suất thấp, thể tích cao có đường dẫn khí và lớp phủ carboxymethylcellulose (ngưng tập tiểu cầu)

  • Dải gạc tẩm vaselin 1,25 cm (½ inch), dài 180 cm (72")

Miếng cầm máu mũi được ép chặt để dễ dàng đưa vào; miếng cầm máu này sẽ nở ra và trở nên mềm khi ngậm nước. Miếng cầm máu dễ nhét và tạo cảm giác thoải mái hơn nhiều so với nhét bấc và được ưu tiên sử dụng khi có sẵn.

Việc chèn một dải gạc tẩm vaselin sẽ gây cảm gác khó chịu và thường cần phải giảm đau và/hoặc an thần nhẹ (tuy nhiên, không đủ để gây nguy cơ tổn thương đường thở). Do đó, chỉ nên thực hiện thủ thuật này khi các phương pháp khác không thành công hoặc không khả dụng.

Cân nhắc bổ sung

  • Hỏi về việc sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu.

  • Kiểm tra công thức máu (CBC), thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin riêng phần (PTT) nếu có các triệu chứng hoặc dấu hiệu của rối loạn chảy máu hoặc bệnh nhân bị chảy máu cam nặng hoặc tái phát.

Giải phẫu liên quan

  • Đám rối Kiesselbach là một vùng đầu nguồn mạch máu trên vách ngăn mũi trước, là vị trí phổ biến nhất của chảy máu cam ở mũi trước.

Tư thế

  • Bệnh nhân nên ngồi thẳng lưng ở tư thế hít mùi, đầu ngửa, tốt nhất là trên ghế chuyên khoa tai mũi họng. Vùng chẩm của bệnh nhân cần được kê lên để ngăn ngừa di chuyển đột ngột về phía sau. Mũi của bệnh nhân phải ngang với mắt của thầy thuốc.

  • Bệnh nhân nên giữ chậu đựng chất nôn để thu gom máu đang tiếp tục chảy ra hoặc máu nôn ra do nuốt phải.

Mô tả các bước tiến hành thủ thuật.

Các bước ban đầu:

  • Cho bệnh nhân xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ cục máu đông, hoặc hút hốc mũi thật cẩn thận.

  • Dùng ngón tay trỏ của bạn tựa vào mũi hoặc má của bệnh nhân để đưa mỏ vịt mũi vào và tay cầm song song với sàn nhà (để các lưỡi mở theo chiều dọc).

  • Từ từ mở mỏ vịt và kiểm tra mũi bằng cách sử dụng đèn đầu sáng hoặc gương đầu, để một tay tự do để thực hiện thao tác hút hoặc dụng cụ.

  • Sử dụng ống thông hút có đầu Frazier để loại bỏ máu và cục máu đông che khuất tầm nhìn.

  • Tìm máu chảy từ vách ngăn trước trong khu vực đám rối Kiesselbach và tìm máu chảy từ sau mũi.

  • Bôi hỗn hợp thuốc gây tê/co mạch tại chỗ: Cho khoảng 3 mL dung dịch cocain 4% hoặc lidocain 4% với oxymetazoline vào cốc thuốc nhỏ và ngâm 2 hoặc 3 miếng bông gạc trong dung dịch đó và nhét các miếng bông gạc này vào mũi, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc (hoặc xịt vào đó một loại thuốc co mạch tại chỗ như oxymetazoline và đặt thuốc tê chỉ chứa thuốc tê tại chỗ).

  • Để yên thuốc bôi tại chỗ trong 10 đến 15 phút để cầm máu hoặc giảm chảy máu, gây tê và giảm sưng niêm mạc.

Để chèn miếng cầm máu mũi đã ép (có thể mở rộng):

  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ, chẳng hạn như bacitracin hoặc mupirocin vào miếng cầm máu mũi.

  • Cắt bớt chiều dài và chiều rộng của miếng cầm máu mũi cho vừa với mũi. Miếng cầm máu mũi bán sẵn 8 cm thông thường có thể vừa với khoang mũi của người lớn mà không cần sửa.

  • Đặt miếng cầm máu mũi vuông góc với mặt bệnh nhân và đẩy nó song song với sàn của khoang mũi theo chuyển động nhẹ nhàng để hạn chế cảm giác khó chịu.

  • Sau khi miếng cầm máu mũi đã được chèn đúng cách, làm nở miếng cầm máu mũi bằng cách bơm 5 đến 10 mL nước muối sinh lý hoặc thuốc gây tê cục bộ lên miếng cầm máu mũi bằng cách sử dụng ống thông mạch cỡ 18 đến 22.

  • Buộc dây rút (nếu có) quanh một miếng gạc để ngăn không cho di lệch về phía sau, hoặc dán dây đó vào má.

  • Nếu cần, hãy chèn miếng cầm máu mũi thứ hai để lấp đầy khoang mũi. Đảm bảo rằng đầu của cả hai miếng cầm máu mũi phải ngang mức với lỗ mũi hoặc hơi nhô ra.

  • Theo dõi bệnh nhân trong 10 phút sau khi chèn miếng cầm máu mũi để kiểm soát chắc chắn tình trạng chảy máu.

Để chèn một miếng cầm máu mũi dạng bơm hơi:

  • Ngâm miếng cầm máu trong nước vô trùng trong tối đa 30 giây (không ngâm trong nước muối sinh lý).

  • Đưa miếng cầm máu đó vuông góc với mặt bệnh nhân và đẩy song song với sàn của khoang mũi cho đến khi vòng nhựa nằm trong khoang mũi.

  • Dùng ống tiêm 20 mL bơm không khí để làm phồng miếng cầm máu cho đến khi vòng bít hoa tiêu tròn và chắc. Không làm bơm phồng bằng nước hoặc nước muối sinh lý và không bôi chất bôi trơn hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào miếng cầm máu này.

  • Buộc cổng bơm vào mặt bệnh nhân bằng băng hoặc băng trong suốt.

Nhét bấc gạc tẩm vaselin:

  • Đối với những bệnh nhân dường như không chịu được thủ thuật, hãy cân nhắc cho dùng liều thấp thuốc giảm đau đường tĩnh mạch (ví dụ: 0,5 đến 1,0 mcg/kg fentanyl đến liều tối đa 100 mcg và có khả năng thấp hơn ở những bệnh nhân trên 65 tuổi).

  • Dùng kẹp nhíp cặp chặt miếng gạc tẩm vaselin cách đầu kẹp khoảng 10 cm (việc này sẽ xác định độ sâu của miếng gạc sẽ được đặt). Đẩy dải gạc tẩm vaselin về phía sau vào hốc mũi song song với sàn mũi cho đến khi đầu của dải gạc nằm ngay bên ngoài lỗ mũi.

  • Kẹp một dải gạc 8 đến 10 cm khác và đặt dải gạc này lên trên lớp gạc trước theo kiểu đàn accordion, đảm bảo rằng dải gạc được đưa vào song song với sàn mũi và nằm dài theo toàn bộ chiều dài của khoang mũi.

  • Mỗi lần, hãy kẹp chặt một dải gạc đủ dài để có thể đưa vào phía sau mũi chỉ bằng một chuyển động.

  • Đặt mỗi lớp gạc hơi ra trước một chút so với lớp trước để ngăn không cho gạc nhét mũi bị trượt ra sau.

  • Dùng kẹp nhíp ấn gạc nhét mũi xuống để nhét chặt hơn sau mỗi lần xếp vài lớp gạc.

  • Tiếp tục thêm nhiều lớp gạc cho đến khi kín khoang mũi. Có thể cần hết toàn bộ chiều dài của dải gạc — thường là 72 inch (180 cm).

Chăm sóc sau thủ thuật

  • Khuyên bệnh nhân không dùng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong 4 ngày sau khi điều trị chảy máu cam.

  • Nhét bấc mũi trước thường được để nguyên ở vị trí trong 3 đến 5 ngày.

  • Miếng cầm máu mũi cần phải được làm ẩm 3 lần mỗi ngày bằng nước hoặc nước muối sinh lý.

  • Cân nhắc điều trị bằng một đợt kháng sinh vì nguy cơ bị viêm xoang Viêm xoang Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng bao gồm ngạt mũi, chảy mũi mủ, và đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi đau đầu, đau nhức... đọc thêm

    Cách xử trí chảy máu cam
    và hội chứng sốc nhiễm độc Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) hội chứng sốc nhiễm độc. Hội chứng sốc nhiễm độc là do các chất độc gây ra bởi tụ cầu hoặc liên cầu Các triệu chứng bao gồm sốt cao, hạ huyết áp, phát ban đỏ lan tỏa, và rối loạn chức năng của... đọc thêm
    Cách xử trí chảy máu cam
    hiếm gặp.

Cảnh báo và các lỗi thường gặp

  • Không mở mỏ vịt mũi theo hướng ngang hoặc sử dụng theo cách không được hỗ trợ. (Chống một ngón tay của bàn tay đang cầm mỏ vịt lên má hoặc mũi của bệnh nhân.)

  • Chèn miếng cầm máu thẳng trở lại, song song với sàn của hốc mũi, không được chếch lên trên song song với đường sống của mũi.

  • Tránh dồn gạc thành cục ở hốc mũi trước; nếu không thể nhét gần hết 180 cm (72 inch) gạc đóng gói sẵn, thì có lẽ đã không nhét gạc đủ sâu.

  • Khi sử dụng các miếng cầm máu mũi dạng bơm hơi, tránh bơm phồng quá mức (đặc biệt là các miếng cầm máu hai bên) vì điều này có thể gây hoại tử do tì đè ở vách ngăn.

  • Khi tháo miếng ép cầm máu dạng bơm hơi, hãy nhớ xả hết hẳn hơi trước khi lấy ra.

Các mẹo và thủ thuật

  • Nâng ghế của bệnh nhân ngang tầm mắt sẽ giúp cho lưng của bác sĩ đỡ bị mỏi hơn so với tư thế cúi xuống.

  • Nếu cần, nhét gạc khoang mũi đối bên có thể cải thiện tình trạng ép cầm máu và ngăn ngừa lệch vách ngăn.

  • Miếng cầm máu mũi đã ép có thể được bọc trong một lớp vật liệu cellulose tái sinh đã được oxy hóa trước khi đưa vào để dễ cầm máu.