Cần bổ sung chất dinh dưỡng nào cho vật nuôi trong giai đoạn mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não của thai nhi. Theo DRI Hoa Kỳ [Dietary Recommended Intake– Lượng ăn vào khuyến nghị], tùy vào từng giai đoạn tam cá nguyệt, thai phụ phải bổ sung dưỡng chất với hàm lượng và tỉ lệ khác nhau.

Tam cá nguyệt đầu tiên [12 tuần đầu khi mang thai]

Ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn hình thành cấu trúc và chức năng của não bộ thai nhi. Trong giai đoạn này, Axit folic là dưỡng chất quan trọng, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh. Axit folic giúp ống thần kinh đóng lại đúng cách, ngăn ngừa các dị tật của ống thần kinh.

Để hai bán cầu não được hình thành và não bộ phát triển tốt, thai phụ cũng cần bổ sung I-ốt, giúp điều hòa phản ứng sinh hóa quan trọng cho sự phát triển của não bộ.

Sắt và Vitamin B12 là những dưỡng chất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi mà còn cần thiết cho sự tạo máu, phát triển các tế bào hồng cầu, mạch máu, các cơ khi tay và chân bé hình thành. Theo DRI, mỗi ngày thai phụ cần bổ sung 60 mcg Axit folic, 220 mcg I ốt, 27 mg sắt, 26 mcg vitamin B12.

Tam cá nguyệt thứ 2 [tuần 13 – tuần 27]

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển nhanh của trí não thai nhi. Từ tuần 20 cho đến cuối thai kỳ, kích thước và trọng lượng của não bộ bé sẽ tăng lên gấp 6 lần.

Mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng, để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhu cầu năng lượng cần bổ sung thêm là +340 kcal mỗi ngày [so với nhu cầu năng lượng lúc chưa mang thai]. Theo đó, protein, [cần bổ sung 71 g/ ngày], đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp bé xây dựng cấu trúc mô, hình thành các cơ quan chức năng và phát triển thể chất. Bắt đầu từ tuần thứ 20, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trí não và hệ thần kinh. Nhu cầu năng lượng cần cho sự phát triển trí não từ giai đoạn này chiếm đến 70% tổng nhu cầu năng lượng cần nạp.Vitamin C [bổ sung 85 mg/ngày], Vitamin E [15 mg/ ngày], Salen [60 mg/ngày], cần thiết cho việc sản sinh và tổng hợp collagen, bảo vệ màng tế bào, đảm bảo quá trình sản sinh tế bào và phát triển các mô, cơ diễn ra tốt. Ngoài ra, thai phụ cần bổ sung 11 mg kẽm mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Tam cá nguyệt thứ 3 [tuần 28 – em bé ra đời]

Ở tam cá nguyệt thứ 3 này, não bé phát triển rất nhanh và không ngừng hoàn thiện, được xem là giai đoạn trưởng thành cho sự phát triển của các tế bào não. DHA là dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của bé, được DRI khuyến nghị bổ sung 140 mg mỗi ngày. Ngoài việc hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ, DHA còn tốt cho sự phát triển thị giác và bảo vệ sự toàn vẹn của các tế bào thần kinh. Cholin cũng có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và bảo vệ sự toàn vẹn của tế bào thần kinh, được DRI khuyến nghị bổ sung 450 mg mỗi ngày.

Vitamin D [bổ sung 60 IU/ ngày] và Canxi [bổ sung 1000 mg/ ngày] giúp thai nhi phát triển tốt các hệ cơ và xương, răng. Ngoài ra, thai phụ cần bổ sung 28 g chất xơ Prebiotics mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Giai đoạn này, nhu cầu năng lượng tăng thêm 450 kcal mỗi ngày.

Giai đoạn sau khi sinh và cho con bú

Giai đoạn sau sinh, mẹ tiếp tục là nguồn cung cấp thức ăn cho con thông qua sữa mẹ. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ để đảm bảo sự phát triển của bé là điều cần thiết.

Trong năm đầu đời, não trẻ tiếp tục phát triển mạnh và hoàn thiện, vì thế bé cần bổ sung nhiều DHA cho sự liên kết các tế bào não, hỗ trợ phát triển thị giác, não bộ và bảo vệ các tế bào não. Hàm lượng DHA được DRI khuyến cáo bổ sung 140 g mỗi ngày. Cùng với DHA, I ốt [bổ sung 290 mg/ mỗi ngày] giúp điều hòa các phản ứng sinh hóa quan trọng cho não bộ. Vitamin D [600 IU mỗi ngày] giúp hấp thu canxi và phốt pho tốt hơn.

Các vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình cung cấp năng lượng, thúc đẩy trao đổi chất. Đây là những quá trình quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vitamin B1 cần bổ sung 1,4 mg/ ngày, Vitamin B2 cần bổ sung 1,6 mg/mỗi ngày, Vitamin B16 cần bổ sung 2mg/ngày, Vitamin B12 cần bổ sung 2,8 mcg/ mỗi ngày. Nhu cầu năng lượng tăng thêm 450 kcal/ ngày.

Mẹ có biết?

2 ly Similac Mom mỗi ngày đáp ứng 100% nhu cầu tăng lên của nhiều dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ, đảm bảo số lượng và chất lượng sữa mẹ, cho bé tiếp tục có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết ngay khi bé chào đời.

Thứ Hai, 21/05/2018

Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi về mọi mặt. Vì thế, trong suốt quá trình mang bầu, các mẹ vẫn luôn quan tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng theo các giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng. Vậy như thế nào mới là chế độ dinh dưỡng khoa học? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Những dưỡng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng khoa học là chế độ dinh dưỡng bổ sung được đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho cả mẹ và con trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Muốn vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, mẹ cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như:

Acid folic: Acid folic có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi từ 28 ngày đầu tiên của thai kỳ. Mẹ bầu cần bổ sung acid folic càng sớm càng tốt và tốt nhất là từ trước khi có ý định mang thai để tránh tình trạng thiếu hụt acid folic trong trường hợp mẹ không sớm phát hiện mình có bầu.

Omega 3: Đây là một trong số những loại axit béo không no quan trọng nhất và có vai trò quyết định đối với sự hình thành hệ thần kinh và phát triển trí não của bé. Mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm giàu omega 3 sẽ giúp em bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Protein: Nhóm protein gồm đạm động vật và đạm thực vật. Nó có vai trò quan trọng trong việc giúp tạo cơ, tạo xương và tạo máu cho bé yêu. Đây là một nhóm chất không thể thiếu trong chế độ ăn uống nếu mẹ bầu muốn thai nhi phát triển tốt trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ.

Canxi: Trong quá trình mang bầu, vì cung cấp thêm canxi cho mầm sống đang lớn lên từng ngày trong bụng nên mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng loãng xương. Vì thế, nhất thiết mẹ phải nạp vào cơ thể 1000mg – 1200mg Canxi/ ngày tùy theo tuổi thai. Việc này vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa giúp thai nhi phát triển tốt hệ xương và răng.

Vitanmin D3 và vitamin K: Đây là hai tiền tố quan trọng giúp việc tổng hợp và vận chuyển canxi từ thức ăn vào máu và từ máu vào xương tốt hơn. Nếu thiếu chúng, lượng canxi mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày gần như vô tác dụng.

Sắt: Không cần bàn nhiều đến vai trò quan trọng của sắt trong việc tạo máu và vận chuyển oxy bên trong cơ thể. Việc bổ sung sắt giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu ở mẹ và tăng nhu động tuần hoàn máu, tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang con.

Ngoài ra còn rất nhiều vi chất các như kẽm, vitamin C, magie, i-ôt, kali…đều cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu trong các giai đoạn phát triển của thai nhi. Trong chế độ ăn uống của mình, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ và khoa học các vi chất cần thiết đó để bé yêu phát triển tốt nhất.

Chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và thai nhi trong bụng

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng

Khi xây dựng chế độ ăn uống trong thai kỳ, mẹ bầu không nên bỏ qua những dưỡng chất kể trên. Cụ thể hơn, trong từng tháng, mẹ bầu nên bổ sung dưỡng chất như thế nào? Mẹ cùng theo dõi tiếp nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng đầu thai kỳ

Tháng đầu tiên là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành cấu trúc của mặt và cổ. Vì thế, nhóm thực phẩm giàu protein rất quan trọng và cần thiết. Mẹ cần bổ sung thêm protein qua những thực phẩm như các loại thịt, cá, trứng, các loại đậu và ngũ cốc.

Cũng trong tháng đầu tiên này, các tế bào não bộ đầu tiên được hình thành, cụ thể là ống thần kinh của thai nhi. Để đề phòng nguy cơ dị tật ống thần kinh, mẹ nhớ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B11 và axit folic. Để hạn chế tình trạng ốm nghén trong tháng đầu, mẹ nhớ nói không với đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay đồ ăn quá mặn mẹ nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ hai của thai kỳ

Sang tháng thứ 2, tay – chân bắt đầu hình thành hình dáng rõ ràng. Mí mắt và đôi tai của bé cũng xuất hiện. Mẹ bầu nên ăn nhiều các loại ngũ cốc, trái cây, rau, củ, các loại thịt, các loại đậu, các loại sữa và chế phẩm từ sữa. Mẹ cũng nên hạn chế thức ăn ít năng lượng và dưỡng chất nhưng nhiều calo, chất béo và đường.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ ba của thai kỳ

Trong tháng thứ 3 này, cơ quan sinh dục của em bé bắt đầu hình thành. Mẹ có thể nhận thấy em bé bắt đầu di chuyển với nhịp tim rõ ràng hơn. Lúc này mẹ nên nạp vào chế độ ăn các thực phẩm giàu kẽm, đạm, sắt như các loại hải sản, các loại thịt và các loại trái cây, rau củ nhiều vitamin và khoáng chất khác. Mẹ bầu nên dùng muối iốt thay cho muối thường.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ tư của thai kỳ

Mẹ biết không, khi thai kỳ ở tháng thứ 4 cũng là lúc mắt bé có thể chớp. Tim và các mạch máu của thai nhi bắt đầu định hình. Các ngón tay, ngón chân có vân. Một cơ thể em bé hoàn chỉnh đang dần được hoàn thiện. Khi này, mẹ cần nạp thêm khoảng 450 Kcal bổ sung mỗi ngày với đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, chất béo…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ năm của thai kỳ

Thai nhi 5 tháng tuổi đã dài khoảng 15,3cm, nặng khoảng 280g. Trong bụng mẹ bé bắt đầu biết mút tay, ngáp, co duỗi chân tay. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ cần nạp đủ 1000 – 1200mg canxi, khoảng 2.600 đơn vị quốc tế [UI] vitamin A, 100g vitamin C mỗi ngày.

Ở thời điểm này cũng như ở các giai đoạn phát triển của thai nhi khác, mẹ cần hạn chế các đồ ăn nhiều muối, nhiều đường. Mẹ không nên ăn nhiều thịt đỏ và các đồ ăn chế biến sẵn.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ sáu của thai kỳ

Ở tháng thứ 6, mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt, canxi như các loại thịt, cá, rau củ quả, các loại đậu, các loại sữa và chế phẩm từ sữa. Mẹ nên hạn chế thực phẩm nhiều muối vì dễ gây phù và trữ nước trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Giai đoạn này bé bắt đầu tăng trưởng mạnh về cân nặng và chiều cao, mẹ cần ăn thêm các bữa phụ hàng ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ bảy của thai kỳ

Bắt đầu bước vào tháng thứ 7, thai nhi phát triển nhanh nhất. Mọi cơ quan được hoàn thiện. Mẹ đừng quên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất phong phú khác. Đặc biệt, mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung chất xơ giúp hạn chế tình trạng táo bón.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ tám của thai kỳ

Trong tháng thứ 8, não của em bé phát triển nhanh và có thể đạt được 25% trọng lượng não của người trưởng thành. Lúc này, mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, quả việt quất, các loại hạt dinh dưỡng như hạt bí, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt óc chó… Mẹ đừng quên những món ăn có có giá trị dinh dưỡng cao như: ngũ cốc, cá, trứng gà, thịt bò, gan động vật, các loại đậu, rau củ và trái cây,…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ chín của thai kỳ

Trong tháng cuối của thai kỳ này, bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng chào đời. Lúc này, mẹ bầu nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng như: trứng, sữa, thịt, các loại hải sản. Các loại vitamin và chất xơ được bổ sung qua các loại rau và trái cây cũng vô cùng cần thiết trong lúc này cũng như trong các giai đoạn phát triển của thai nhi.

Để việc sinh nở thuận lợi hơn, mẹ có thể ăn những thực phẩm giúp tử cung co giãn tốt và giảm cơn đau chuyển dạ vào tuần cuối thai kỳ. Những thực phẩm giúp việc sinh nở suôn sẻ hơn có thể kể đến như nước tía tô, quả dứa, rau sam…

Mẹ bầu nhớ áp dụng chế độ ăn uống khoa học theo từng tháng để em bé chào đời mạnh khỏe mẹ nhé!

Dielac Mama Gold – Sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bầu Việt

Trong số các dòng sữa cho bà bầu, Dielac Mama Gold cũng là dòng sữa bầu được các bà mẹ Việt lựa chọn nhiều nhất. Dielac Mama Gold có hương vị thơm ngon dễ uống, phù hợp với khẩu vị thay đổi dễ nghén của mẹ bầu. Đồng thời công thức giảm 20% béo [*], ít béo giúp hạn chế nguy thừa cân quá mức cho mẹ, giảm hẳn nguy cơ sản giật.

Công thức của Dielac Mama Gold với hàm lượng dinh dưỡng cân đối, đúng chuẩn theo khuyến nghị của Bộ Y tế cho mẹ bầu. Được bổ sung[*] nên mẹ bầu không phải lo đến tính trạng thiếu máu do thiếu sắt. Hàm lượng canxi cùng vitamin D3 dồi dào cũng giúp mẹ “tránh xa” tình trạng loãng xương. Hệ xương và răng của thai nhi vì thế cũng phát triển tốt hơn.

Hơn nữa, hệ chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC-FOS, inulin giúp Dielac Mama Gold đẩy lùi tình trạng táo bón cho mẹ trong suốt thai kỳ.

Với 2 ly Dielac Mama Gold được bổ sung mỗi ngày, mẹ có thể bổ sung trọn vẹn 100% nhu cầu axit folic nên bé yêu không còn phải đối mặt với nguy cơ dị tật ống thần kinh. Mặt khác, h giúp bé yêu phát triển trí não tốt hơn.

Dielac Mama Gold là sự lựa chọn hoàn hảo để mẹ khỏe mạnh, bé thông minh

Ngoài ra, trong mỗi ly sữa Dielac Mama Gold còn chứa nhiều dưỡng chất như: Cholin, kẽm, vitamin A, vitamin D3, selen, phốt-pho đều rất tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu hãy bổ sung Dielac Mama Gold trong trong các giai đoạn phát triển của thai nhi để mẹ khỏe mạnh, bé thông minh mẹ nhé!

[*]: So với sản phẩm Dielac Mama

Video liên quan

Chủ Đề