Câu hỏi trắc nghiệm về bảo vệ môi trường cho học sinh tiêu học

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." 

Môi trường là gì ?

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

Môi trường có những chức năng cơ bản nào?

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.

Vì sao nói Môi trường trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người?

Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v.
Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
Bảo vệ môi trường là việc của ai?

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".

Phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Để bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:

Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái;
Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh;
Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước;
Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ;
Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải;
Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực vật.

Câu hỏi trắc nghiệm về bảo vệ môi trường cho học sinh tiêu học

Câu 1: Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là:

A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp

B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp

C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp

D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ

Câu 2: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là:

A. Săn bắt động vật hoang dã

B. Săn bắt động vật và hái lượm

C. Đốt rừng và chăn thả gia súc

D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Câu 3: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Thời kì nguyên thuỷ

B. Xã hội công nghiệp

C. Xã hội nông nghiệp

D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Câu 4: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là:

A. Hái lượm cây rừng và săn bắt động vật hoang dã

B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể, xua thú dữ

C. Trồng cây lương thực

D. Chăn nuôi gia súc

Câu 5: Thành quả kĩ thuật được xem là quan trọng tạo tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là:

A. Chế tạo ra máy hơi nước

B. Chế tạo ra các động cơ điện

C. Sản xuất ra máy bay và tàu thuỷ

D. Chế tạo ra xe ô tô

Câu 6: Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện:

A. Thủ công

B. Bán thủ công

C. Sức kéo động vật

D. Cơ giới hoá

Câu hỏi trắc nghiệm về bảo vệ môi trường cho học sinh tiêu học

Câu 7: Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn là:

A. Thời kì nguyên thuỷ

B. Xã hội nông nghiệp

C. Xã hội công nghiệp

D. Cả A và B đều đúng

Câu 8: Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là:

A. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất

B. Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn

C. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 9: Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người?

A. Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho người

B. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái

C. Giữ nước ngầm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:

A. Trong xã hội công nghiệp, cách sống cơ bản của con người là săn bắt và hái lượm cây rừng

B. Con người bắt đầu biết dùng lửa ở xã hội nông nghiệp

C. Việc đốt phá rừng bừa bãi của con người gây nhiều hậu quả xấu

D. Con người chế tạo được máy hơi nước ở giai đoạn xã hội nông nghiệp

Câu 11: Hãy chọn câu có nội dung sai trong các câu sau đây:

A. Thời đại văn minh công nghiệp được mở đầu ở thế kỉ XVIII

B. Việc tận dụng khai thác khoáng sản được con người thực hiện vào thời kì nguyên thuỷ

C. Máy hơi nước được con người chế tạo ở gai đoạn xã hội công nghiệp

D. Một phần đất trồng trọt và đất rừng tự nhiên bị giảm là do đô thị hoá

Câu 12: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?

A. Sự sinh sản của cây rừng và thú rừng

B. Sự gia tăng sinh sản ở con người

C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển

D. Sự sinh sản của các nguồn thuỷ sản nước ngọt

Câu 13: Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phảI làm là:

A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng

B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản

C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh

D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng

Câu 14: Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là:

A. Biến đổi môi trường

B. Ô nhiếm môi trường

C. Diến thế sinh thái

D. Biến động môi trường

Câu 15: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:

A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra

B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai

C. Tác động của con người

D. Sự thay đổi của khí hậu

Câu 16: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường nào dưới đây là do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra?

A. Các khí độc hại như NO2, SO2, CO2....

B. Các chất hoá học trên đồng ruộng

C. Chất thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, phân động vật

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:

A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người

B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu

C. Hoạt động quang hợp của cây xanh

D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn

Câu 18: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây:

A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất

B. Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người

C. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dữ trữ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường?

A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng

B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiét trên đồng ruộng

C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp

D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác

Câu 20: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức quá thấp nhất?

A. Than đá

B. Dầu mỏ

C. Mặt trời

D. Khí đốt

Câu 21: Yếu tố hoặc hoạt động nào sau đây là tác nhân làm môi trường ô nhiễm các chất phóng xạ?

A. Chất thải từ công trường khai thác chất phóng xạ

B. Những vụ thử vũ khí hạt nhân

C. Chất thảI của nhà máy điện nguyên tử

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do:

A. Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu

B. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện

C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân

D. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường

Câu 23: Trong thời kì nguyên thuỷ, con người đã tác động đáng kể đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

Câu 24: Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

Câu 25: Trong thời kì xã hội công nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:

A. Hoạt động của con người

B. Hoạt động của sinh vật

C. Hoạt động của núi lửa

D. Cả A và B

Câu hỏi trắc nghiệm về bảo vệ môi trường cho học sinh tiêu học

Câu 27: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường

B. Thảm thực vật bị phá huỷ cũng không ảnh hưởng gì đến khí hậu

C. Nhiều hoạt động của động vật có hại đối với môi trường tự nhiên

D. Việc săn bắt động vật hoang dã hiện nay không ảnh hưởng đến số lượng loài sinh vật trong tự nhiên và không làm mất cân bằng sinh thái

Câu 28: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững

B. Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp phục hồi cân bằng sinh thái

C. Mọi người đều có trách nhiện bảo vệ môi trường tự nhiên

D. Phá rừng để lấy đất trồng trọt cần phải được khuyến khích

Câu 29: Ô nhiễm môi trường là gì?

A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn

B. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường

C. Là hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường, do đó gây tác hại tới đời sống của sinh vật và con người

D. Cả A, Bvà C

Câu 30: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hoá học thường được tích tụ ở đâu?

A. Đất, nước

B. Nước, không khí

C. Không khí, đất

D. Đất, nước, không khí, và trong cỏ thể sinh vật

Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?

A. Các chất thải không được thu gom

B. Các chát thải không được xử lí

C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách

D. Các chất thải đựoc được thu gom nhưng lại không được xử lí

Câu 32: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?

A. Trồng nhiều cây xanh

B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải

C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật

D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mội người về bảo vệ môi trường

Câu 33: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường

B. Trách nhiệm của chúng ta là phải góp phần bảo vệ môI trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau

C. Con người không có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường

D. Nâng cao ý thức của con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường

Câu 34: Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?

1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số

2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

3. Tăng cường trông rừng ở khắp mọi nơi

4. Bảo vệ các loài sinh vật

5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao

7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 7

B. 1, 2, 4, 5, 6

C. 2, 3, 4, 5, 6

D. 1, 3, 4, 5, 7

Câu 35: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

1.Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học

3. Các chất phóng xạ

4. Các chất thải rắn

5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá)

6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra

7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 6

B. 1, 2, 3, 5, 6

C. 2, 3, 4, 5, 7

D. 1,3, 4, 6, 7

Đáp án và hướng dẫn giải

1. A 8. D 15. C 22. B 29. D
2. B 9. D 16. A 23. A 30. D
3. A 10. C 17. B 24. B 31. C
4. B 11. B 18. D 25. C 32. D
5. A 12. B 19. D 26. A 33. C
6. D 13. C 20. C 27. A 34. B
7. C 14. B 21. D 28. D 35. A

Câu hỏi trắc nghiệm về bảo vệ môi trường cho học sinh tiêu học