Câu hỏi về Thực hành tốt bảo quản thuốc

Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị trong thực hành tốt bảo quản thuốc với cơ sở không vì mục đích thương mại được quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, cụ thể:

2.1. Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt.

Kho phải có một địa chỉ xác định, có hệ thống đường giao thông công cộng hoặc giao thông nội bộ đủ rộng, đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển, xuất nhập, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.

2.2. Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.

Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới. Không được có các khe, vết nứt gãy .. là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng.

2.3 Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho các hoạt động sau:

- Tiếp nhận, kiểm nhập thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vệ sinh và làm sạch bao bì;

- Biệt trữ (thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau khi tiếp nhận chờ kiểm tra, kiểm soát chất lượng);

- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc để nhập kho;

- Lấy mẫu nguyên liệu, xử lý dụng cụ lấy mẫu;

- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt;

- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc phải bảo quản riêng biệt;

- Biệt trữ hàng chờ xử lý (hàng trả về, hàng thu hồi, hàng bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nghi ngờ về chất lượng, …)

- Biệt trữ thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị loại trước khi xử lý hủy bỏ;

- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã xuất kho chờ vận chuyển;

- Đóng gói vận chuyển và dán nhãn bao bì vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Xuất kho;

- Bảo quản bao bì đóng gói;

- Bảo quản các thiết bị, dụng cụ phục vụ bốc, xếp, di chuyển;

- Thay trang phục, bảo quản bảo hộ lao động, văn phòng kho;

2.4. Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc và nguyên liệu khác nhau; phân cách theo từng loại và từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo không khí được lưu thông đều.

Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh vị trí, diện tích giữa các khu vực của kho để phù hợp với hoạt động bảo quản tại kho, nhưng phải đảm bảo duy trì điều kiện bảo quản theo quy định.

2.5. Các khu vực bảo quản phải được thiết kế hoặc điều chỉnh để bảo đảm các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và dễ vệ sinh, làm sạch.

2.6. Khu vực lấy mẫu nguyên liệu phải được thiết kế, có hệ thống trang thiết bị đáp ứng quy định về khu vực lấy mẫu nguyên liệu làm thuốc tại Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

2.7. Kho bảo quản các sản phẩm có nguy cơ gây cháy nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy; các loại khí nén…) phải được thiết kế, xây dựng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo qui định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực nhà ở. Kho phải thông thoáng và được trang bị đèn chống cháy nổ. Các công tắc điện phải được đặt ngoài kho.

2.8. Phải trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản (ví dụ: quạt thông gió, điều hòa không khí nhiệt kế, xe chở hàng, xe nâng, ẩm kế, phòng lạnh, tủ lạnh, chỉ thị nhiệt độ vaccin, chỉ thị đông băng điện tử (Freeze Tag)..). Các thiết bị phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, chính xác. Các thiết bị đo phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của pháp luật về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo.

2.9. Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động (như chuông, đèn và/hoặc tin nhắn) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản, đặc biệt đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm).

2.10. Kho phải được chiếu đủ sáng, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho.

2.11. Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.

Các hệ thống giá kệ, pallet phải được duy trì ở tình trạng sạch sẽ, được bảo trì định kỳ và phải được mã hóa để có khả năng nhận biết theo vị trí sắp xếp hàng trong kho.

2.12. Phải có máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc bằng phần mềm vi tính. Có cơ chế kết nối thông tin từ hoạt động nhập, xuất, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho khách hàng; thông tin về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ nhà sản xuất và khách hàng, cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.

2.13. Phải có đủ các trang thiết bị phòng chữa cháy, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy.

2.14. Các khu vực bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ và không có rác, sâu bọ tích tụ; phải tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh.

2.15. Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc).

2.16. Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.

2.17. Phải cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực bảo quản để có thể thực hiện tất cả các hoạt động một cách chính xác và an toàn. Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Trên đây là tư vấn về yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị trong thực hành tốt bảo quản thuốc với cơ sở không vì mục đích thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 36/2018/TT-BYT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chúc sức khỏe và thành công!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Thông báo cơ sở đáp ứng thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc 

DANH SÁCH CƠ SỞ ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT

BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC - GSP

(Đối với cơ sở y tế có hoạt động tiêm chủng)

TT

Tên cơ sở

Địa chỉ

Thời điểm đáp ứng từ

Phạm vi hoạt động bảo quản

Văn bản thông báo

1

Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hoá

Tiểu khu Tam Đồng, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

28/6/2019

- Bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tuyến huyện;

- Bảo quản vắc xin tiêm chủng dịch vụ

Xem văn bản

2

Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa

Tiểu khu Tam Đồng, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

08/7/2019

Bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Xem văn bản

3

Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thuỷ

Thôn Xuân Giang, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

15/7/2019

Bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Xem văn bản

4

Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng Happy Care 

166 Lê Lợi, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 

10/7/2019 

Bảo quản vắc xin tiêm chủng dịch vụ 

 Xem văn bản [1] [2]

5 Phòng khám Đa khoa Bắc Lý 1B đường Hữu Nghị, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 14/02/2020. Bảo quản vắc xin tiêm chủng dịch vụ Xem văn bản
6 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình 164 Bà Triệu, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 02/03/2020

- Bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tuyến tỉnh;

- Bảo quản vắc xin tiêm chủng dịch vụ.

Xem văn bản
7 Kho Dược - Bệnh viện đa khoa huyện Minh Hóa Tiểu khu 9, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình 01/6/2020

- Bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền đối với cơ sở khám chữa bệnh.

- Bảo quản thuốc đối với cơ sở khám chữa bệnh.

Xem văn bản
8 Điểm tiêm chủng Happy Care cơ sở 2 86 Lý Thường Kiệt, TDP Xuân Giang, TT Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 12/5/2021 Bảo quản vắc xin đối với cơ sở tiêm chủng dịch vụ Xem văn bản
9 Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Tâm An Tổ dân phố 3, Quảng Phong, Ba Đồn, Quảng Bình. 01/02/2021 Bảo quản vắc xin đối với cơ sở tiêm chủng. Xem văn bản
10 VNVC Đồng Hới - Chi nhánh Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 58A đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường Đồng Hải, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 27/5/2021 Bảo quản vắc xin tiêm chủng dịch vụ Xem văn bản
11 Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng Ba Đồn Happy 184 đường Quang Trung, tổ dân phố Minh Phượng, phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. 08/6/2021 Bảo quản thuốc (vắc xin) đối với cơ sở tiêm chủng Xem văn bản
12 Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng HT Care Thôn Thượng Hậu, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình
23/8/2021 Bảo quản thuốc (vắc xin) đối với cơ sở tiêm chủng Xem văn bản