Cây lông cu li thuốc nhóm thực vật nào năm 2024

- Dương xỉ sinh sản bằng........... như rêu nhưng khác rêu ở chỗ có............ do bào tử phát triển thành.

- Các túi bào tử của dương xỉ thường mọc thành......... nằm ở.............. và vách túi bào tử thường có..........., có tác dụng...................... bào tử.

Cẩu là con chó, tích là lưng, xương sống. Vì vị thuốc chưa thái giống lưng con chó, do đó có tên này.

Cây lông cu ly là một loại quyết thực vật, có khi cao tới 2,50m. Lá dài đến 2m, phủ bởi nhiều vầy vàng bóng ở mỗi bên gần giữa bậc ba, có một hay hai ở từ nang. Thân rễ có lông tơ màu vàng bao phủ, trông tựa như con chó con hay như con cu ly.

Vì thân rễ cây này trông giống con vật cho nên ngày xưa tại châu Âu hồi thế kỷ thứ 16-17, người ta cũng cho nó là một con vật và đặt tên là Agnus scynthius. Người ta cho rằng cây động vật này sinh ra do một hạt dính vào rễ, có máu và thịt như một con vật ăn cỏ. Vì con vật này không đi lại được cho nên sau khi nó ăn hết cỏ xung quanh nơi nó được sinh ra thì nó chết đi.

Cây lông cu li thuốc nhóm thực vật nào năm 2024
Cẩu Tích

Phân bố, thu hái và chế biến

Cẩu tích mọc hoang khắp nơi ở miền rừng núi Việt Nam, Lào, Campuchia, Philipin, Malaixia và Inđônêxia. Miền nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam) cũng có.

Thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào cuối thu sang động. Khi hái về thì rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ, thái mỏng, phơi khô. Có khi đổ hơi nước rồi mới phơi, làm như vậy nhiều lần; có khi lại còn đó với đậu đen chín lần đồ, chín lần phơi rồi cuối cùng thái mỏng phơi khô.

Thành phần hoá học

Hoạt chất chưa rõ. Hiện mới biết trong thần rễ có tinh bột.

Công dụng và liều dụng

Chỉ mới được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc bổ gan, thận chữa đau lưng, đau khớp xương, đầu gối, chữa phong thấp. Người già hay đi tiểu tiện nhiều lần.

Ngày dùng 10-18g dưới dạng thuốc sắc.

Còn dùng chữa bệnh phụ nữ khí hư, bạch đới, phụ nữ có thai mà lưng, người đều đau.

Theo tài liệu cổ: Cầu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tỷ, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), làm lò (đái nhỏ giọt).

Những người thận hư hữu nhiệt, tiểu tiện bất lợi hoặc đỏ vàng không dùng được.

Đơn thuốc có cẩu tích chữa ngang lưng đau nhức

Kinh nghiệm nhân dân: Cầu tích 15g, ngưu tất 16g, đỗ trọng 10g, sinh mễ nhân 12g, mộc qua 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm 20ml rượu trong khi uống thuốc, nếu uống được rượu.

Chú thích:

Ngoài thân rễ cẩu tích, người ta còn dùng lòng vàng phủ xung quanh thân rễ để đắp các vết thương, vết đứt tay, đứt chân để cầm máu.

Tác dụng này do các lồng đó hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đồng.

Cây cu li hay còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây lông cu li, kim mao cẩu tích,... thường được dùng để cầm máu vết thương. Sở hữu tên gọi hơi kỳ lạ, loài thực vật này gần như có mặt tại hầu hết các vùng núi rừng tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy chính xác cây cu li là cây gì? Lời giải đáp cho thắc mắc này sẽ có ngay trong phần tổng hợp dưới đây của MEDLATEC.

1. Cây cu li là cây gì?

1.1. Đặc điểm hình thái

Cây cu li thuộc họ thực vật kim mao, tên khoa học là Cibotium Barometz. Hiện nay, lông cu li đang nằm trong danh sách những loài thực vật cần bảo vệ (sách Đỏ Việt Nam). Nếu chỉ nhìn qua, hầu hết mọi người dễ nhầm lẫn chúng với cây dương xỉ. Tuy nhiên nếu quan sát kĩ hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng cây cu li có nhiều đặc điểm khá độc đáo.

Cây lông cu li thuốc nhóm thực vật nào năm 2024

Hình ảnh cây cu li trong thực tế

  • Thân rễ: Rất thẳng, thân ngắn nhưng tương đối to, bao quanh thân là một lớp lông vàng nâu. Nếu loại bỏ hết phần lá, gốc và thân của loài cây này nhìn tương tự như con cu li.
  • Lá: Là dạng lá kép lông chim, gần giống lá dương xỉ, hệ thống lá kép thường phân ra thành nhiều lá nhỏ, sắp xếp theo thứ tự chặt chẽ. Chiều dài của mỗi chiếc lá có thể dài từ 1m đến 2m. Mặt phía trên của mỗi chiếc lá màu xanh lục. Trong khi màu sắc mặt phía dưới của chiếc lá lại nhạt hơn chút. Phần cuốn lá rất cứng, được bao phủ bởi một lớp lông màu nâu mềm.
  • Cơ quan sinh sản: Gồm nhiều túi bao tử màu nâu, nằm ở mặt phía dưới của mỗi chiếc lá. Những túi bao tử này chứa đựng vô số bào tử, phát tán mạnh ra ngoài môi trường vào khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Mỗi chiếc túi bào tử thường có hình tam giác hoặc hình tròn, màu đen nhạt, dễ dàng bay đi xa nhờ hệ thống cánh sẵn có.

1.2. Khu vực phân bố chủ yếu

Cây lông cu li chủ yếu mọc hoang, phân bố tại hầu khắp vùng núi rừng của Việt Nam và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác. Ngoài ra, cây cũng phát triển tương đối mạnh tại miền Nam Trung Quốc.

Cây lông cu li có thể phát triển tại nhiều vùng núi rừng của Việt Nam

Loài cây này cho thu hoạch gần như quanh năm. Tuy nhiên khoảng thời gian phát triển mạnh nhất là vào mùa thu đông. Rễ, phần lông bao phủ quanh thân và rễ chính là bộ phận giá trị nhất của cây.

Mặc dù thuộc nhóm cây đặc trưng của núi rừng Việt Nam nhưng cây lông cu li hiện không còn phổ biến như trước. Loài thực vật này hiện nằm trong danh sách cần chú ý bảo tồn (theo sách Đỏ Việt Nam).

2. Phân tích thành phần hóa học của cây cu li

Từ quá trình nghiên cứu và phân tích cho thấy trong bộ rễ của cây cu li chứa khoảng 30% tinh bột. Còn trong lớp lông lại chứa khá nhiều tanin, các sắc tố.

Bên cạnh đó, thân rễ của cây cu li cũng chứa một lượng lớn các axit, β-sitosterol, daucosterol,.. có tiềm năng ứng dụng vào lĩnh vực bào chế dược phẩm.

3. Tác dụng nổi bật của cây lông cu li

3.1. Chống Oxy hóa

Những hợp chất tìm thấy trong rễ cây lông cu li như glucopyranose, cibotium bacoside A,.. được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa. Tác dụng chống oxy hóa của chúng gần tương tự như Vitamin C.

Cây lông cu li thuốc nhóm thực vật nào năm 2024

Nhiều hợp chất trong rễ của cây cu li có khả năng chống oxy hóa

3.2. Chống virus

Ngoài tác dụng chống oxy hóa, nhiều hợp chất tìm thấy trong cây lông cu li còn hỗ trợ chống virus khá hiệu quả. Theo đó, 2 chiết xuất CBE và CBM trong rễ của cây cu li có khả năng ngăn chặn Coronavirus (nồng độ thực nghiệm 25-200 μg / mL).

Ngoài ra, chiết xuất CBM cũng được chứng minh là có khả năng kìm hãm đáng kể hoạt động của SARS-CoV 3CL (với nồng độ thực nghiệm 39 μg / mL).

3.3. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Trong cây cu li chứa nhiều hợp chất có khả năng tác động đến nội tiết, hỗ trợ phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Như vậy, trong tương lai, các nhà khoa học có thể bào chế ra một số loại thuốc phòng ung thư từ cây lông cu li.

3.4. Bảo vệ gan

Một nghiên cứu mới thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy rằng thành phần Onychia tìm thấy trong cây cu li có tác dụng chống oxy hóa khá mạnh. Khi thực nghiệm hợp chất này trên chuột, người ta nhận thấy gan của chuột đã được bảo vệ khá hiệu quả trước sự tấn công của lipid peroxide. Cụ thể, Onychia giảm đáng kể lipid peroxide sản sinh trong gan.

3.5. Chống viêm và giảm đau

Người dân tại Trung Quốc, Malaysia và một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam từ lâu đã biết tận dụng các bộ phận trên cây cu li để chống viêm, giảm đau. Trong đó, thân và rễ của loài thực vật này có mặt trong khá nhiều bài thuốc cầm máu, trị viêm loét, cảm lạnh, ho.

Cây lông cu li thuốc nhóm thực vật nào năm 2024

Lông cu li có mặt trong nhiều bài thuốc chống viêm, giảm đau

Tại Việt Nam, thân và rễ của cây lông cu li chủ yếu được sử dụng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ thể ở phụ nữ mang bầu.

4. Ứng dụng của cây lông cu li trong đời sống

Cây lông cu li được sử dụng tương đối phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh dùng làm thuốc, người ta còn dùng loại cây này để chế biến thành một số món ăn khác nhau.

Trong đó, lông và rễ của cây cu li chủ yếu được thu hoạch phục vụ sản xuất dược liệu. Mùa thu hái lông và rễ là vào mùa đông hoặc mùa hè. Nếu không cần dùng đến phần lông, người ta sẽ đốt đi. Còn phần rễ thì được cắt mỏng, sơ chế (đồ chín), phơi hoặc sấy khô dùng dần.

Cây lông cu li thuốc nhóm thực vật nào năm 2024

Thân và rễ cây cu li đã sơ chế và phơi khô

Thân và rễ mặc dù qua sơ chế và phơi khô vẫn giữ lại vị ngọt đắng. Chúng tương đối cứng. Tuy nhiên, loại dược liệu này dễ bị ẩm mốc nếu bảo quản không đúng cách.

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng cây cu li?

Theo một số nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng dược liệu sản xuất từ cây cu li có độc tính thấp. Những người bị thận hư nhiệt (miệng đắng, đi tiểu ít, màu nước tiểu vàng sậm) không nên sử dụng dược liệu từ loại cây này.

Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào chứa thành phần là cây lông cu li, bạn đều phải thăm khám sức khỏe cụ thể, tham khảo kỹ tư vấn của các bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy cơ thể thay đổi bất thường, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Thành phần trong cây cu li khả năng tương tác với các loại thuốc trị bệnh, thực phẩm chức năng. Chính vì thế, nếu đang dùng thuốc trị bệnh hoặc thực phẩm chức năng, bạn tốt nhất không kết hợp dùng loại dược liệu này.

Cây cu li chứa nhiều thành phần hợp chất, thể hiện dược tính nhất định. Chống oxy hóa, chống virus, hỗ trợ giảm đau và chống viêm, bảo vệ gan,... là những tác dụng nổi bật nhất của cây cu li. Tuy vậy, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng loại dược liệu này nếu chưa khám sức khỏe, tham khảo tư vấn của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn y khoa.

Bạn nên đến những địa chỉ thăm khám uy tín để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở y tế có gần 30 năm kinh hoạt động mà bạn có thể lựa chọn. Để được hỗ trợ đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.