Chiỉ giới đường đỏ tỉnh bình định bao nhiêu năm 2024

Khi mua nhà đất hay xây dựng công trình, điều người mua hoặc chủ đầu tư cần quan tâm hàng đầu chính là quy định về chỉ giới xây dựng. Việc nắm được quy định về chỉ giới xây dựng sẽ giúp bạn nắm rõ phần đất xây dựng của mình, từ đó, có khoảng lùi thích hợp chừa ra trong quá trình xây dựng. Trong bài viết dưới đây, Xây dựng Hoà Bình sẽ giúp các bạn độc giả tìm hiểu quy định về chỉ giới xây dựng theo luật Xây dựng tại Việt Nam. Tham khảo ngay nhé!

1. Chỉ giới xây dựng là gì?

Chiỉ giới đường đỏ tỉnh bình định bao nhiêu năm 2024

Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó.

Trước khi tìm hiểu quy định về chỉ giới xây dựng, bạn cần nắm được khái niệm về chỉ giới xây dựng. Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó.

Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất); hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).

Có thể bạn chưa biết: Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác.

2. Quy định về chỉ giới xây dựng với khoảng lùi xây dựng

Chiỉ giới đường đỏ tỉnh bình định bao nhiêu năm 2024

Khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng chính là khoảng lùi xây dựng

Khoảng lùi xây dựng là khoảng không gian giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng thì công trình (nhà ở) có thể không bị lùi hoặc bị lùi so với chỉ giới đường đỏ tùy thuộc vào bề rộng của đường và chiều cao của công trình, cụ thể:

- Khoảng lùi của các công trình tiếp giáp với đường giao thông (đối với đường giao thông cấp khu vực trở lên) được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng quy định về khoảng lùi tối thiểu.

Bề rộng đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)

Chiều cao xây dựng công trình (m)

≤19

19 ÷< 22

22 ÷< 28

≥28

<19

0

03

04

06

19 ÷< 22

0

0

03

06

≥22

0

0

0

06

Bảng quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng đường (giới hạn bởi các chỉ giới đường đỏ) và chiều cao xây dựng công trình.

Cụ thể:

Đường rộng dưới 19m

+ Đối với công trình có chiều cao dưới 19m thì không cần lùi được thi công sát vỉa hè.

+ Công trình xây dựng cao 22m thì tính từ vỉa hè lùi vào 3m.

+ Công trình xây dựng cao 25m thì cần lùi từ vỉa hè vào 4m.

+ Công trình xây dựng có chiều cao lớn hơn 28m thì lùi 6m tính từ vỉa hè.

Đường rộng từ 19-22m

+ Công trình thi công dưới 22m thì không cần chừa khoảng lùi được xây sát vỉa hè.

+ Công trình 22-25m cần xây lùi tính từ vỉa hè ra 3m.

+ Công trình xây dựng cao hơn 28m thì lùi từ vỉa hè vào 6m.

Đường rộng hơn 22m

+ Công trình xây cao 28 không cần lùi được xây sát vỉa hè.

+ Công trình xây cao hơn 28m thì xây lùi từ vỉa hè vào 6m.

Lưu ý: Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.

Trên đây là quy định về chỉ giới xây dựng được Xây dựng Hoà Bình tổng hợp lại được. Có thể nói, đây là những quy định cơ bản mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên biết để tiến hành xây dựng hoặc kiểm soát, thanh tra xây dựng đúng với quy trình quy hoạch theo quy định của Luật Xây dựng.

Theo phản ánh của ông Trương Tân (Hà Nội), Điểm b, Khoản 4, Điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định: "Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp".

Ông Tân hỏi, "ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới" được hiểu như thế nào? Nếu ranh giới thực tế vẫn đúng như bản đồ địa chính mới nhưng có thay đổi so với sổ đỏ cũ thì có thuộc trường hợp này không?

Cụ thể: Thửa đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1999 ghi diện tích 97 m2, năm 2003 xây nhà có tăng thêm kích thước 1 cạnh, vì vậy đến năm 2014 lập bản đồ địa chính mới đo vẽ theo đúng hiện trạng sử dụng và ghi diện tích là 100,8 m2.

Nghĩa là ranh giới thực tế có thay đổi so với sổ đỏ, nhưng là từ trước khi lập bản đồ địa chính mới, sau đó đến nay vẫn giữ nguyên ranh giới thực tế mà bản đồ địa chính mới đã ghi nhận.

Vậy đây có thuộc trường hợp "ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp" không?

Bản vẽ trong sổ đỏ năm 2004 chỉ có kích thước, diện tích, không thể hiện tọa độ. Thực tế thửa đất đã bị thay đổi hình thể, tọa độ. Vậy nếu đề nghị thì có được đo đạc lại thực tế để chỉnh lý lấy lại hình thể, kích thước, tọa độ cho đúng với sổ đỏ không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Việc xác định ranh giới thửa đất được quy định tại Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính như sau:

"Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất".

Theo đó, "ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới" được xác định theo hiện trạng đang sử dụng. Trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Tại Khoản 1, Điều 17 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính đã nêu việc chỉnh lý bản đồ địa chính và cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính.

Do đó, khi người sử dụng đất phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính thì gửi đơn đề nghị chỉnh lý bản đồ địa chính đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi thửa đất có sai sót.

Sau khi tiếp nhận thông tin của người sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng và nhiệm vụ đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính.