Chính sách zero COVID của Trung Quốc là gì

Nhảy đến nội dung

Trung Quốc tự tin thành công với chính sách Zero COVID-19

Thứ Tư, 20:26, 11/05/2022

Bắc Kinh xét nghiệm cộng đồng thường xuyên để phát hiện ca nhiễm COVID-19. Ảnh: REUTERS

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ nhìn nhận giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý cũng như nhận thức nhiều hơn về thực tế, thay vì đưa ra những bình luận không có trách nhiệm. Trung Quốc đã được trang bị đầy đủ và có khả năng để đạt được mục tiêu Zero COVID-19. Chúng tôi cũng tin tưởng sẽ giành chiến thắng trong việc ngăn ngừa dịch bệnh và đóng góp hơn nữa cho nỗ lực của thế giới trong cuộc chiến chống COVID-19”.

Tuyên bố của Trung Quốc đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 10/5 đã nhận xét rằng, chính sách Zero COVID-19 của Trung Quốc là không bền vững trước những thực tế thế giới đã nắm bắt được về dịch bệnh này. 

Nhận xét được xem là hiếm hoi về chính sách của Trung Quốc đối phó với COVID-19 từ người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc tái khẳng định kiên trì giải pháp đối phó dịch COVID-19 bằng những biện pháp mạnh tay được cho là đang làm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này./.

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tái khẳng định sự tuân thủ chính sách “zero Covid-19 năng động”, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại mọi lời nói và việc làm xuyên tạc, nghi ngờ và phủ nhận các chủ trương, chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc.

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tái khẳng định sự tuân thủ chính sách “zero Covid-19 năng động”, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại mọi lời nói và việc làm xuyên tạc, nghi ngờ và phủ nhận các chủ trương, chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc.

VOV.VN - Thời gian gần đây, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc. Tính đến 15/3, đã có khoảng 37 triệu người dân nước này phải sống trong các vùng phong tỏa.

VOV.VN - Thời gian gần đây, dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc. Tính đến 15/3, đã có khoảng 37 triệu người dân nước này phải sống trong các vùng phong tỏa.

VOV.VN - Trung Quốc vẫn lựa chọn chiến lược “Zero Covid” nhằm hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất.

VOV.VN - Trung Quốc vẫn lựa chọn chiến lược “Zero Covid” nhằm hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất.

HÀ NỘI [Sputnik] - Tại họp báo chiều 26/5, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin tới báo chí về những tác động của chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Sputnik

Làm gì để xuất khẩu vải thiều khi Trung Quốc đang áp dụng Zero-Covid?

Theo đó, nhằm tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản giữa hai bên diễn ra thuận lợi nhất có thể, cơ quan chức năng hai nước luôn tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản giữa hai bên diễn ra thuận lợi nhất. Riêng với sản phẩm quả vải, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, thông tin tới báo chí:

"Các cơ quan chức năng địa phương của hai nước đã tích cực tổ chức thành công các hoạt động giới thiệu, kết nối, xúc tiến và tiêu thụ quả vải, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc. Đồng thời cũng thường xuyên trao đổi thông tin về quy định xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu suất thông quan và lưu thông hàng hoá trên cơ sở đảm bảo phòng chống dịch của hai bên".

Cũng theo bà Hằng, ngày 25/5 vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến xuất khẩu vải thiều với nhiều bên tham gia. Đặc biệt có sự tham gia tích cực của đại diện doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây, Vân Nam [Trung Quốc].

Vụ vải thiều dự kiến thu hoạch từ 25/5 tới 25/7, vì vậy tỉnh Bắc Giang sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thương lái Trung Quốc đến tỉnh thu mua vải.

Nhiều nhà đầu tư chuyển cơ sở kinh doanh sang Việt Nam vì Zero-COVID

Cũng tại họp báo chiều 26/5, một số câu hỏi có đề cập đến việc hiện nay Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero Covid. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam.

Bình luận về vấn đề này, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, chủ trương của Việt Nam luôn coi các nhà đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng và là động lực phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

"Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đến kinh doanh, sản xuất lâu dài tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp, cải cách thể chế hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần tạo dựng sự tin tưởng và thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư vào Việt Nam".

[PLO]-  Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định rằng chính sách zero COVID-19 của Trung Quốc không bền vững, thể theo cách thức và khả năng hoạt động của virus.

Hôm 10-5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng chính sách truy vết, dập dịch [zero COVID-19] của Trung Quốc là không bền vững dựa trên những thông tin thế giới đã biết về dịch bệnh này. Đây là một trong những bình luận hiếm hoi của lãnh đạo WHO về phương pháp xử lý đại dịch của các nước, hãng tin Reuters cho hay.

Trong một cuộc họp báo, ông Tedros nói: “Chúng tôi không nghĩ rằng việc này [chính sách zero COVID-19 của Trung Quốc] là bền vững khi xét đến khả năng hoạt động của virus”.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AFP

Sau khi ông Tedros phát biểu, Giám đốc phụ trách các tình trạng khẩn cấp của WHO - TS Mike Ryan nói rằng cũng phải cần xem xét tác động của chính sách zero-COVID-19 đối với vấn đề quyền con người và đối với nền kinh tế của một quốc gia.

Ông Ryan cũng lưu ý Trung Quốc đã ghi nhận 15.000 ca tử vong do dịch COVID-19 kể từ khi dịch bệnh này xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019. Như vậy, số ca tử vong ở Trung Quốc tương đối thấp so với 999.475 ca tử vong ở Mỹ và 500.000 ca ở Ấn Độ. Ông Ryan cho rằng với suy nghĩ mong muốn hạn chế số ca tử vong thì có thể hiểu được vì sao Trung Quốc tiến hành những biện pháp cứng rắn để hạn chế sự lây lan của COVID-19.

Trước đó, trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc hôm 5-5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ "kiên quyết theo đuổi chính sách ‘zero COVID-19 năng động’ và kiên quyết đấu tranh chống lại bất kỳ lời nói và hành động nào xuyên tạc, nghi ngờ hoặc phủ nhận chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc”, theo đài CNN.

Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm hàng triệu dân khi phát hiện có ca COVID-19 và phong toả nhiều thành phố để cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng. Đơn cử như Thượng Hải, thành phố này đã bị phong toả nghiêm ngặt từ cuối tháng 3, theo đó, người dân không được phép ra khỏi nhà, trừ trường hợp đặc biệt.

ĐỨC HIỀN

Video liên quan

Chủ Đề