Tăm giang là gì

Hội ngộ Kỷ lục gia lần 41 được tổ chức tại TP.HCM ngày 20/12/2020, KTS. Hoàng Tuấn Long đã được vinh danh là người sáng lập ra nghệ thuật tạo hình BOARC độc đáo, một dòng nghệ thuật tạo hình mới kết hợp giữa kỹ thuật cắt laser độ chính xác cao và nghệ thuật tăm giang truyền thống của Việt Nam.

Nghệ thuật BOARC

KTS. Hoàng Tuấn Long đang hoàn thiện một tác phẩm BOARC. Ảnh TTV.

Vào năm 2012, KTS. Hoàng Tuấn Long đã sáng lập ra BOARC, một dòng nghệ thuật tạo hình mới kết hợp giữa kỹ thuật cắt laser độ chính xác cao và nghệ thuật sắp đặt tăm giang – một vật liệu truyền thống của Việt Nam.

KTS. Hoàng Tuấn Long đã theo đuổi sở thích sưu tầm các bản sao nhiều công trình thế giới từ lâu. Năm 2012, ông đã cố gắng tự chế tạo các mô hình từ các vật liệu như dây nhạc cụ và các mảnh formex, nhưng không thành công. Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng tăm giang và mica là những vật liệu hoàn hảo hơn để thay thế. Kể từ đó, ông đã thực hiện thành công các mô hình thu nhỏ về Chùa Một Cột, Nhà Trắng ở Hoa Kỳ, Đồng hồ Big Ben ở Vương quốc Anh và nhiều địa danh khác.

Sự kết hợp giữa vật liệu cổ truyền Việt Nam là cây giang [họ tre] và công nghệ laser trên các tấm Acrlyic được ông đặt tên là nghệ thuật BOARC. Giang là loại cây cũng thuộc họ tre nhưng thích hợp làm tăm hơn là tre vì nó có độ dẻo. Gọi là BOARC vì BO là bamboo, ARC tức là acrylic, Việt Nam gọi là mica, và phát âm nó cũng giống như từ ART – là nghệ thuật.

Tăm giang và mica là vật liệu chính làm nên nghệ thuật BOARC. Ảnh TTV.

Được biết, KTS. Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1974, tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa Kiến trúc tại Đại học Bách khoa Quốc gia Belarus.

Nghệ thuật mới mang đẳng cấp thế giới

Với nghệ thuật sáng tạo mới này, những địa danh nổi tiếng như chùa Một Cột ở Hà Nội và những công trình bậc nhất thế giới đã trở thành những tiểu cảnh làm bằng tăm và mica trong bàn tay điêu luyện của KTS. Hoàng Tuấn Long.

Năm 2016, công trình “Mô hình Chùa Một Cột bằng tăm giang lớn nhất Việt Nam”, cao 0.99m, hoàn thành trong 6 tháng, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập. Đây là cột mốc quan trọng, nấc thang mới cho niềm đam mê và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà sáng tạo. Cùng năm đó, Bảo Tàng Ripley’s Believe It or Not tại Hoa Kỳ đã xem xét và đặt hàng hai công trình lớn: toà nhà Quốc Hội Mỹ và Nhà Trắng.

Mô hình chùa Một Cột làm từ 110.000 que tăm giang của KTS. Hoàng Tuấn Long. 

Từ năm 2016 đến nay, các công trình bằng tăm giang do KTS. Hoàng Tuấn Long thực hiện như Chùa Một Cột [Việt Nam], Điện Capitol [Hoa Kỳ], Tháp đồng hồ Big Ben [Anh]… liên tục được mời trưng bày tại các triển lãm uy tín trong nước và quốc tế như Mỹ, Dubai, Đức, Anh, Singapore, Thái Lan… được đông đảo khách tham quan đón nhận và thán phục bởi khả năng sáng tạo, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Năm 2018, công trình Nhà Quốc hội Mỹ tỷ lệ 1/100 được làm từ 250.000 cây tăm với hơn 750.000 lỗ khoan và bảy tháng thi công đã được chọn để trưng bày ở bảo tàng Ripley’s Believe It or Not ở Mỹ [một chuỗi với hơn 30 bảo tàng trên thế giới]. Trong triển lãm kỷ niệm 100 năm thành lập Ripley, tổ chức tại Dubai – UAE [Trung Đông], công trình được vinh dự trưng bày cùng các hiện vật nổi tiếng thế giới. Đây là tác phẩm đầu tiên đến từ Việt Nam và là tác phẩm duy nhất được trưng bày tại bảo tàng này. Các mô hình BOARC làm từ tăm giang không chỉ đẹp mà còn là ví dụ điển hình của sự đam mê, lòng kiên nhẫn và tính nhẫn nại.

Mô hình tòa nhà Quốc hội Mỹ làm từ tăm giang được trưng bày tại Hoa Kỳ. Ảnh BOARC | TTV

Trong tương lai gần, KTS. Hoàng Tuấn Long mong muốn có thể thương mại hóa các sản phẩm, từ đó cho phép những người khuyết tật tham gia ở khâu lắp ráp tăm vì đây là công việc tỉ mỉ nhưng nhẹ nhàng mà người khuyết tật có thể làm được, từ đó xây dựng một trung tâm việc làm cho người khuyết tật để họ cùng tạo nên những công trình lớn hơn, ấn tượng hơn.

Vào ngày 20 tháng 12, tại Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 41, Liên minh Kỷ lục Thế giới [Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ] đã vinh danh KTS. Hoàng Tuấn Long là “Người đầu tiên sáng tạo và tái hiện các mô hình về nhiều công trình di sản kiến trúc nổi tiếng trên thế giới bằng nghệ thuật BOARC.”

Nhất Tuệ

Thạo tay với công việc sáng tạo, chàng trai Hoàng Tuấn Long [cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Quốc gia Belarus] đã làm nên những mô hình độc đáo: đền Taj mahal, đài sen… được gắn kết từ những cây tăm giang mỏng manh, óng ánh.

Xem thêm: Chàng Trai Pháp Kêu Gọi Bạn Bè Ủng Hộ Cho Người Dân Sa Pa

Mở lối ý tưởng

Yêu thích sưu tầm những mô hình nhân vật nổi tiếng thu nhỏ, Long muốn tạo chỗ “trú ngụ” cho các nhân vật của mình. Thoạt đầu, anh chàng nảy ra ý tưởng làm một cái lồng chim từ cuộn kẽm và dây dàn nhưng sản phẩm đầu tiên chưa thỏa mãn ý muốn và sự sáng tạo của Long. Trong một lần tình cờ, anh chàng “bén duyên” với tăm giang. “Có lần, sau bữa ăn tối cùng gia đình, mình ngồi xỉa răng thì phát hiện cây tăm mình xỉa không phải tăm tre. Mình liền hỏi người thân thì mới biết đó là tăm giang. Ngồi suy ngẫm, mình lé lên ý tưởng tại sao mình không thử làm những mô hình mình thích từ vật liệu này, nó vừa mềm, vừa dẻo dai nữa”.

Để cho ra đời những sản phẩm đẹp mắt, Long đã dành thời gian tìm kiếm nguồn nguyên liệu, lên mạng “search” tìm địa phương nào trồng tăm giang, đặc điểm, độ bền của nó như thế nào. Sau khi tìm hiểu kỹ, anh chàng đặt hàng người dân tại địa phương, nhờ họ bào nhẵn thành những cây tăm tròn đều, nhỏ nhắn. Mua được nguyên liệu, Long bỏ công lựa từng cây tăm sao cho cùng màu, vừa dẻo, vừa chắc. Để giữ tăm không bị móc, mọt “tấn công”, Long phải tẩm chất bảo quản, để tăm nơi khô ráo.

Có kiến thức cơ bản về kiến trúc, thiết kế nhiều bản vẽ nên việc hình thành ý tưởng sáng tạo đối với Long là không khó nhưng để tạo được hình dáng cho những mô hình thì Long phải gắn kết những cây tăm giang trên khung mica đã cắt laser. Theo Long chia sẻ: “Công đoạn khó nhất là thiêt kế bản vẽ, mình phải hình dung trong đầu mô hình sẽ có hình dáng như thế nào. Sau đó, mình tính toán kỹ lưỡng từng thông số những lỗ liên kết tăm giang trên máy tính và định vị chính xác các lớp mica. Chỉ cần các lớp nhích ra một chút là việc ghép tăm giang trên khung sẽ không khớp. Thế là sản phẩm bị méo, xấu, phải bỏ, làm lại từ đầu”.

Chăm chút cho “đứa con” tinh thần của mình. Mỗi sản phẩm của anh chàng là duy nhất. Miệt mài xỏ từng cây tăm, dùng keo kết dính chúng lại cho đến khi hoàn thiện. “Có những sản phẩm mình chỉ có thể làm một cái duy nhất, không dám làm thêm cái thứ hai vì nó quá khó và phức tạp. Sản phẩm đầu tiên, mình chưa có tay nghề nên gặp chút trục trặc trong khâu dán keo, chỗ keo nhiều, chỗ keo ít, đôi lần bị keo làm bỏng đầu ngón tay. Nhưng khi sản phẩm hoàn thành, nhìn ngắm mình thích lắm”, Long khoe.

Nuôi dưỡng sở thích

Ngoài công việc thiết kế bản vẽ, anh chàng dành nhiều thời gian cho sở thích của mình, luôn tìm tòi, sáng tạo điểm mới để “không đụng hàng” với những mô hình gắn, ghép bằng tăm tre, que kem. Từ sản phẩm đầu tiên, anh chàng cho ra đời nhiều mô hình nhỏ nhắn như: đài sen, thánh giá, bông tuyết… Long cho biết: “Những mô hình nhỏ mình làm trong vòng 1 tháng còn các công trình kiến trúc thu nhỏ mình phải kỳ công 3 đến 4 tháng mới hoàn thành. Đối với mình, điều quan trọng khi làm những sản phẩm không phải yếu tố thời gian nhanh hay chậm mà niềm yêu thích và dám trải nghiệm sở thích đó tới cùng”.

Sản phẩm của Long nhận được rất nhiều lời khen từ người thân, bạn bè. Khi hoàn thành sản phẩm, Long chụp ảnh và đăng trên facebook nhận được rất nhiều bạn hỏi mua nhưng Long không bán. Những mô hình trông đẹp mắt, Long thường dành tặng cho bạn bè nhân ngày sinh nhật, làm quà kỷ niệm trong các ngày lễ. Niềm vui từ sản phẩm của mình, Long chia sẻ: “Nhiều lúc đang miệt mài làm, bạn bè tới nhà chơi chăm chú xem mình gắn từng cây tăm, rất là vui. Có khi, những đứa em thích thú ngồi phụ dán keo. Điều đó giúp mình tiếp tục nuôi dưỡng sở thích, vừa có thể giải tỏa căng thẳng và có năng lượng bắt đầu lại với công việc”.

Tăm giang có đặc điểm mềm, dẻo, dễ uốn cong. Qua bàn tay khéo léo của Long, mỗi mô hình được kết dính từ những cây tăm giang tròn đều, mỏng manh. Nhưng những sản phẩm của anh chàng rất tinh xảo, sống động như thật.

Xem thêm: Chàng Trai Việt Chế Tạo Thành Công Phi Thuyền Vào Không Gian

Long chia sẻ: “Mình muốn tạo ra những mô hình vừa mang vẻ đẹp hiện đại nhưng trong đó vẫn lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc. Từng cây tăm giang như phần hồn còn phần xác là khung mica được cắt kỹ thuật, chúng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp sống động, lung linh trước mắt người xem. Sắp tới, mình sẽ bắt tay với những công trình kiến trúc thu nhỏ: chùa Một Cột, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành…Thông qua những mô hình, mình mong muốn hình ảnh văn hóa Việt Nam sẽ được lưu giữ trong tim bạn bè quốc tế”.

Theo thanhnien

529 người xem

Video liên quan

Chủ Đề