Chó bị nóng và run là bệnh gì

Chó bị co giật thường đi kèm chảy dãi, kêu gào và hay sùi bọt mép điều này thường làm chúng ta sợ hãi, hoang mang. Khi gặp trường hợp này, không phải ai cũng biết cách xử lý để điều trị cho chó cưng. Bài viết này Vemedim xin chia sẻ những thông tin liên quan tới bệnh và các 7 nguyên nhân chính khiến cho chú chó của bạn bị co giật.

Tìm hiểu về chứng co giật ở chó

Chứng co giật ở chó tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng sẽ làm cho chó bị mất kiểm soát cơ thể, khiến cơ bắp co lại và giãn ra nhanh chóng. Chó bị co giật có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng bệnh kéo dài.

Thông thường nếu chó của bạn chỉ bị 1 đến 2 lần và sau đó khỏi hẳn thì rất khó xác định được nguyên nhân. Nhưng nếu hiện tượng co giật xảy ra nhiều lần và tái phát thường xuyên hơn thì rất có thể chú chó của bạn đã mắc bệnh động kinh ở chó.

Chứng co giật ở chó tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng chó sẽ bị mất kiểm soát cơ thể

Các triệu chứng thường xuất hiện khi chó bị co giật

Khi bị co giật các chú chó thường hay có các biểu hiện như: hơi thở không đều, khó thở, lưỡi chó lè ra, bụng thoi thóp… kèm theo thân nhiệt tăng cao, phần cơ bắp có dấu hiệu cứng lại, toàn thân chó xuất hiện co giật liên tục, hoặc run rẩy, sùi bọt mép…

Chó bị sùi bọt mép

Hiện tượng co giật kèm với sùi bọt mép thì nguy cơ cao là chó của bạn đã bị trúng độc rất lớn. Lúc này bạn cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp sơ cứu và đưa chó đến ngay các trung tâm thú y gần nhất để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Chó bị run lẩy bẩy

Cùng với hiện tượng bị co giật là kèm theo các chi và toàn thân chó run lên liên tục như bị cảm lạnh, mắt trông đờ đẫn, đôi khi kèm theo hiện tượng chảy nước mắt, chó rên la từng cơn nghe rất đáng thương.

Khi mắc bệnh co giật toàn thân chó thường hay run rẫy

Chó bị co giật run chân tay

Chó bị run chân giật liên tục không kiểm soát được. Toàn thân chó gồm chân , đầu và miệng không khép được cứng đơ khiến cho bạn sợ hãi, không biết nên làm gì.

Nguyên nhân gây nên tình trạng bị co giật ở chó

Dưới đây là các nhóm nguyên nhân chính gây nên bệnh co giật ở chó mà bạn nên biết:

Môi trường

Môi trường xung quanh bị thay đổi độ ẩm quá nhanh, nhiệt độ bị lạnh hoặc nóng lên đột ngột dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt. Khi thời tiết quá lạnh cơ thể của chó không được vận động và làm ấm kỹ sẽ xuất hiện tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Hoặc có thể bị tử vong do khả năng chịu lạnh kém, điều này cũng diễn ra tương tự khi gặp trời nóng đột ngột.

Một lý do khác cũng khá phổ biến dẫn đến chó bị co giật đó là cún yêu của bạn ăn phải thức ăn có độc tố. Trong môi trường sống quanh chúng ta, không may có yếu tố ngoại cảnh như âm thanh, tiếng động hay vật cứng đột nhiên tác động quá mạnh lên hệ thần kinh cũng làm cho chó sợ và co giật.

Môi trường xung quanh bị thay đổi đột ngột gây nên hiện tượng sốc nhiệt, dẫn đến hiện tượng co giật ở chó

Sức khoẻ

Vận động quá sức trong thời tiết quá nóng làm lượng mồ hôi mát nhiều, dẫn đến mất nước điện giải. Luyện tập quá độ gây tổn thương và mệt mỏi quá độ. Thêm vào đó là những va chạm với các chú chó khác mà chúng ta không biết, khiến phần cơ bắp bị tổn hại đều có thể khiến cho chó mất kiểm soát, gây nên hiện tượng co giật.

Ngoài ra, Cún yêu của bạn có thể mắc các bệnh lý về thần kinh, gây ra nguy hiểm đến não bộ. Hoặc cũng có có thể là do chó bị mắc một số bệnh như bệnh dại, care.

Chó bị thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng co giật. Canxi là chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển cơ xương. Hiện tượng này thường xảy ra ở các chó mẹ mang bầu hoặc đang nuôi con.

Chó thường bị co giật do thiếu hụt canxi

Di truyền

Chó bị co giật do di truyền sẽ thường xảy ra ở giai đoạn từ 10 tháng cho đến 3 năm tuổi, đôi khi cũng có trường hợp xảy ra sớm hơn. Một số loài chó có nguy cơ bị co giật cao hơn so với các lời chó khác như là các loại chó cảnh hoặc chó cỏ Việt Nam.

Cách điều trị chó bị co giật

Thông thường, khi nhìn thấy chó co giật, bạn cần quan sát kỹ xem tình trạng thực tế của chúng. Nếu chó là thứ cưng của bạn thì việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với những chú chó lạ. Việc làm này có tác dụng giúp bạn tránh những chú chó co giật do mắc bệnh dại, nhằm đảm bảo an toàn cho bạn và người chữa trị. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi chữa trị bệnh co giật cho chó:

  • Bạn thật bình tĩnh để nắm bắt chính xác thời gian kéo dài của cơn co giật. Bạn cần xác định chính xác các hoạt động của chó trước khi bị co giật.
  • Tuyệt đối không đưa tay lại gần miệng chó nếu không cần thiết.
  • Di chuyển tất cả những đồ vật có khả năng gây nguy hiểm cho chó ở xung quanh nó, nhằm bảo vệ cơ thể chó khi bị co giật mất kiểm soát
  • Nếu cơn co giật chỉ diễn ra trong vòng một phút, hãy tạo không gian yên tĩnh nhất có thể để chó nghỉ ngơi.
  • Nếu cơn co giật kéo dài hơn một phút, hãy liên hệ bác sĩ thú y hoặc cơ sở thú y gần nhất. Bệnh động kinh thường dẫn tới thân nhiệt tăng, bạn có thể dùng chăn để cho chúng nằm nhưng nhưng đừng quấn chúng lại nhé.

Đưa cho đến cơ sở thú y gần nhất để điều trị kịp thời khi có dấu hiệu của bệnh

Cách phòng tránh, chống co giật ở chó

Để phòng tránh cho chó không bị co giật hiệu quả nhất là giảm thiểu các khả năng gây bệnh. Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chó khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học … thường xuyên thăm khám bác sĩ.

Chăm sóc chu đáo cún yêu

Bạn cần giúp cún yêu vận động nhẹ nhàng mỗi khi thấy thời tiết lạnh hơn. Vào mùa hè thời tiết trở nên nóng hơn, bạn nên tránh cho cún ra ngoài nhiều và hoạt động quá lâu ngoài trời nắng nóng.

Một số bạn cún có cân nặng quá khổ, bạn cần cho cún giảm cân bằng chế độ ăn khoa học, bổ sung thêm vitamin, các chất cần thiết cho cún nhất là giai đoạn làm mẹ của cún. Theo dõi thường xuyên sức khỏe của cún, để phát hiện và đưa đi khám bác sĩ kịp thời.

Sử dụng thuốc Vemedim Vime - Canlamin

Thuốc Vime - Canlamin là sản phẩm của Vemedim có tác dụng cung cấp calcium, vitamin B12 hàm lượng cao, giúp bổ sung vitamin B12, chống co giật, chống mất máu, bại liệt sau khi sinh cho thú nuôi. Thuốc dùng tiêm phần bắp, tĩnh mạch chậm hoặc tiêm dưới da lặp lại 1 đến 2 tuần/lần cho đến khi hết triệu chứng của bệnh (0.5-1ml 1 con).

Vemedim Vime - Canlamin thuốc chống co giật ở chó

Lời kết

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích mà Vemedim chia sẻ đến các bạn. Mong muốn giúp ích được các bạn trong trường hợp chó bị co giật, hoặc có dấu hiệu bệnh. Nếu cần tư vấn về chăm sóc và điều trị, phòng chống các bệnh ở chó và vật nuôi, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các chuyên gia và bác sĩ hàng đầu hỗ trợ nhé!