Chủ đầu tư và nhà đầu tư là gì năm 2024

Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức. Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh tế, đó là hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất. Một số ít hơn, thường là đơn vị thuộc nhà nước, đầu tư công cộng nhằm mang lại lợi ích cho xã hội, như việc xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi.

Các nhà đầu tư bao gồm: các tổ chức tín dụng Nhà nước và tư nhân như ngân hàng, các công ty tài chính, các quỹ tín dụng, các nhà đầu tư cá nhân, giới phân tích tài chính và báo chí lĩnh vực tài chính,...

Cụm từ này còn được dùng trong ngành tài chính nhằm miêu tả một nhóm người hay công ty thường xuyên mua chứng khoán, cổ phiếu hay trái phiếu để có được lãi tài chính đánh đổi cho việc cung cấp vốn để phát triển một công ty nào đấy.

Cụm từ này cũng áp dụng cho những cá nhân hay tổ chức mua và nắm giữ các tài sản trong một thời gian dài với phân tích và nhận định sẽ có được lãi vốn, không vì thu nhập ngắn hạn.

Để định nghĩa rõ hơn về nhà đầu tư, có thể tham khảo thêm định nghĩa của Benjamin Graham về đầu tư: "Hoạt động đầu tư là một quá trình, thông qua phân tích kỹ lưỡng và cẩn trọng, có thể đảm bảo an toàn vốn và thu lời thỏa đáng. Tất cả những hoạt động không đáp ứng được những yêu cầu trên là đầu cơ."

TTO - Hiện nay, tất cả đề xuất quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của các dự án nhà ở thương mại đều bị ách tắc, do Sở Quy hoạch kiến trúc "không dám" nhận hồ sơ của "nhà đầu tư" mặc dù đã có "quyết định chủ trương đầu tư" của UBND TP.HCM.

Chủ đầu tư và nhà đầu tư là gì năm 2024

Hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM đang bị ách tắc bởi quy định chồng chéo của các văn bản pháp luật. Ảnh: Trần Mạnh

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) vừa có công văn gửi Thủ tướng chính phủ và các bộ ngành liên quan đề nghị giải quyết ách tắc về chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết và lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quỹ đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, xen cài đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.

Trong khoảng ba năm gần đây, UBND thành phố đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư cho khoảng 130 dự án có quỹ đất hỗn hợp, nhưng đang bị coi là vẫn chưa đảm bảo đúng các thủ tục hành chính, gây khó khăn rất lớn cho các chủ đầu tư dự án.

Nhưng do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất và công tác thực thi pháp luật còn hạn chế do trình độ nhận thức của một số cán bộ công chức. Đây là một "điểm nghẽn" của thị trường bất động sản hiện nay.

Hiện nay, tất cả các đề xuất quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của các dự án nhà ở thương mại đều bị "ách tắc", do Sở Quy hoạch kiến trúc "không dám" nhận hồ sơ của "nhà đầu tư" mặc dù đã có "Quyết định chủ trương đầu tư" của UBND thành phố do "trái" với khoản 7 điều 19 Luật quy hoạch đô thị quy định "chủ đầu tư" mới là người đề xuất đồ án quy hoạch chi tiết.

Hiệp hội nhận thấy, Luật đầu tư chỉ quy định thủ tục ban hành "Quyết định chủ trương đầu tư" đối với "dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất", chứ không có quy định thêm thủ tục nào khác về "chấp thuận đầu tư", hoặc "văn bản chấp thuận đầu tư", như cách hiểu của một số cán bộ công chức hiện nay.

Và đang có cách hiểu chưa đúng cụm từ "chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư" tại khoản 4 điều 14 nghị định 43/2014/NĐ-CP. Hiệp hội đề nghị thống nhất cách hiểu cụm từ "chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư" đồng nhất với thủ tục ban hành "Quyết định chủ trương đầu tư" theo quy định của Luật đầu tư. Do vậy, không có các loại văn bản hành chính nào khác như "Văn bản chấp thuận đầu tư" hoặc văn bản "chấp thuận đầu tư" như cách hiểu của một số cán bộ công chức.

Cả "chủ đầu tư" hoặc "nhà đầu tư" hoặc "người sử dụng đất" đều có quyền tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu vực được giao đầu tư. Vì vậy, HOREA kiến nghị sửa đổi, thay thế từ "chủ đầu tư" bằng từ "nhà đầu tư" hoặc cụm từ "chủ đầu tư, nhà đầu tư, người sử dụng đất" vào khoản 7 điều 19 Luật quy hoạch đô thị, như sau: "7. Chủ đầu tư, nhà đầu tư, người sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực được giao đầu tư", để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ với Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật nhà ở.

Theo ông Hiếu tham khảo, tại các Khoản 6, 13, 21 tại Điều 4, Luật Đầu tư công năm 2014 quy định như sau:

“6. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công…

13. Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công…

21. Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư”.

Còn Khoản 9, Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định: “9. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng”.

Theo ý kiến của ông Hiếu, khái niệm chủ đầu tư có sự khác biệt giữa Luật Xây dựng và Luật Đầu tư công. Về đối tượng chủ đầu tư, theo Luật Đầu tư công là cơ quan, tổ chức còn theo Luật Xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về nguồn vốn, theo Luật Đầu tư công, phải sử dụng vốn theo quy định tại Khoản 21, Điều 4, Luật Đầu tư công, còn Luật Xây dựng không quy định phải sử dụng vốn tại Khoản 21, Điều 4, Luật Đầu tư công.

Ông Hiếu hỏi, có thể hiểu khái niệm chủ đầu tư xây dựng trong Luật Xây dựng là khái niệm về chủ đầu tư không? Đối với trường hợp người dân xây nhà ở riêng lẻ hoặc công ty tự bỏ vốn để xây dựng công trình (nguồn vốn không liên quan đến quy định tại Khoản 21, Điều 4 Luật Đầu tư công) thì coi là chủ đầu tư có chính xác hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng là khác nhau, cụ thể như sau:

Luật Đầu tư công quy định việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý Nhà nước về đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

Luật Xây dựng quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Do đối tượng, phạm vi điều chỉnh Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng khác nhau nên giải thích từ ngữ khái niệm về chủ đầu tư tại 2 Luật này sẽ khác nhau.

Khái niệm chủ đầu tư trong Luật Xây dựng sẽ rộng hơn khái niệm chủ đầu tư trong Luật Đầu tư công, nhưng khái niệm chủ đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công giữa 2 Luật là hoàn toàn thống nhất.

Nội dung này đã được giải thích cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng. Dự án có sử dụng vốn đầu tư công, xác định chủ đầu tư thực hiện tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công.

Đối với người dân xây nhà ở riêng lẻ hoặc công ty tự bỏ vốn để xây dựng (không liên quan đến Khoản 21, Điều 4 Luật Đầu tư công) sẽ không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Đầu tư công.

Chủ đầu tư và nhà đầu tư khác nhau như thế nào?

Nhà đầu tư thường là người hoặc tổ chức cung cấp vốn đầu tư cho mục tiêu kinh doanh, trong khi chủ đầu tư là người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, triển khai và điều hành dự án hoặc hoạt động kinh doanh.

Chủ đầu tư công trình là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư xây dựng (hay còn gọi là chủ đầu tư) là tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân có sở hữu vốn (vốn riêng hoặc đi vay) hoặc được ủy quyền để quản lý trực tiếp, đồng thời sử dụng vốn để thực hiện xây dựng các công trình.

Thế nào là một nhà đầu tư?

Nhà đầu tư là người tham gia vào một hay nhiều vụ đầu tư dưới các hình thức khác nhau. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức. Phần lớn các nhà đầu tư khi bỏ tiền ra đầu tư đều nhằm thu về lợi ích kinh tế, đó là hoạt động đầu tư kinh doanh, sản xuất.

Cơ quan chủ quản chủ đầu tư là gì?

Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, quản lý quá trình thực hiện dự án; đơn vị sử dụng ngân sách; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm ngoài ngân sách nhà nước; đơn vị mua sắm tập trung.