Chức danh chức vụ nào không phải là công chức năm 2024

Công chức, viên chức vẫn là hai đối tượng bị nhiều người nhầm lẫn. Vậy công chức khác viên chức như thế nào? Dưới đây là các tiêu chí dễ dàng phân biệt hai đối tượng này.

Công chức, viên chức là gì?

Để xác định công chức khác viên chức ở điểm nào trước hết cần xét đến định nghĩa công chức là gì, viên chức là gì. Theo đó, công chức được định nghĩa cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 (gọi tắt là Luật sửa đổi năm 2019) như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Theo đó, công chức là người đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam.

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh, trong biên chế.

- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Nơi làm việc: Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chinh trị, xã hội ở các cấp; trong quân đội nhưng không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong công an nhưng không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an.

Trong khi đó, viên chức lại được Luật Viên chức năm 2010 điều chỉnh và định nghĩa cụ thể tại Điều 2 như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo định nghĩa này, viên chức là người có các đặc điểm sau đây:

- Là công dân Việt Nam.

- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm; làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc.

- Được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nơi làm việc: Đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, căn cứ vào hai định nghĩa này hoàn toàn có thể khẳng định công chức khác viên chức nhưng vẫn có một số điểm giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn hai đối tượng này gồm:

- Đều là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ đủ 18 trở lên, có đầy đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

- Có đơn đăng ký dự tuyển kèm theo lý lịch rõ ràng…

Chức danh chức vụ nào không phải là công chức năm 2024

Công chức khác viên chức thế nào?

Ngoài những điểm chung nêu trên thì công chức khác viên chức rất nhiều. Trong đó, có thể kể đến:

Tiêu chí

Công chức

Viên chức

Căn cứ

Luật Cán bộ công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019

Luật Viên chức

Cách thức tuyển dụng

- Tuyển dụng

- Bổ nhiệm

Tuyển dụng

Phân loại

Ngạch:

- Loại A: Ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

- Loại B: Ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương

- Loại C: Ngạch chuyên viên hoặc tương đương

- Loại D: Ngạch cán sự hoặc tương đương và nhân viên

- Loại khác

Chức danh nghề nghiệp. Mỗi chức danh nghề nghiệp lại phân theo các hạng với các điều kiện, xếp lương khác nhau. Thông thường, các chức danh hiện nay sẽ được chia thành 4 hạng: Hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV.

Địa điểm làm việc

- Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp gồm Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

- Cơ quan, đơn vị Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

- Cơ quan, đơn vị Công an (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

Chức vụ và chức danh khác nhau như thế nào?

Chức danh là sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị... hợp pháp công nhận. Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một tập thể. Ví dụ như tổng thống, chủ tịch, thủ tướng...nullChức danh – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Chức_danhnull

Chức danh chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Chức danh chuyên môn nghiệp vụ: Là chức danh chuyên môn dành cho những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, kỹ thuật,... Chức danh chuyên môn quản lý: Là chức danh chuyên môn dành cho những người làm công tác quản lý trong các lĩnh vực như: hành chính, kinh tế, tài chính,...nullChức danh chuyên môn là gì? Có bao nhiêu loại chức danh chuyên môn?thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 839F145-hd-chuc-danh-chuyen-...null

Thứ trưởng Bộ trưởng là gì?

Thứ trưởng là cấp phó của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Bộ trưởng), giúp Bộ trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực, chuyên ngành công tác theo phân công của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.nullQuy định mới về tiêu chuẩn chức danh Thứ trưởngxaydungchinhsach.chinhphu.vn › quy-dinh-moi-ve-tieu-chuan-chuc-danh-...null

Miễn nhiệm công chức là gì?

Miễn nhiệm là gì? Theo khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau: Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.nullMiễn nhiệm là gì? Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chứcthuvienphapluat.vn › cong-dong-dan-luat › mien-nhiem-la-gi-phan-biet-m...null