Chương trình tích hợp tiểu học là gì năm 2024

Căn cứ quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì có thể hiểu chương trình giáo dục tích hợp hay chương trình tích hợp là chương trình giáo dục của Việt Nam được tích hợp với chương trình giáo dục của nước ngoài, bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và không trùng lặp về nội dung, kiến thức.

Chương trình tích hợp được dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo nào?

Căn cứ các quy định pháp luật tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì có thể thấy chương trình giáo dục tích hợp sẽ được dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam có hợp tác với cơ sở giáo dục nước ngoài thông qua mô hình liên kết giáo dục theo quy định pháp luật.

Trong đó, đối với chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;

- Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;

Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.

Chương trình tích hợp tiểu học là gì năm 2024

Chương trình tích hợp là gì? Chương trình tích hợp được dạy ở đâu? (Hình từ internet)

Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình tích hợp

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình tích hợp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;

- Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;

- Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;

- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

Quy định thẩm định, phê duyệt chương trình tích hợp

Căn cứ Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định về việc thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp như sau:

(1) Hội đồng thẩm định:

- Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;

- Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;

- Hội đồng thẩm định được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

(2) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:

- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;

- Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng của nước ngoài;

- Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.

(3) Quy trình thẩm định:

- Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự thảo chương trình giáo dục tích hợp (sau đây gọi là dự thảo) được gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định; thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự thảo và ghi nhận xét về nội dung dự thảo theo các yêu cầu quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT;

- Họp Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT;

- Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá và xếp loại dự thảo vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";

+ Dự thảo được xếp loại "Đạt" nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT đều thuộc loại “Đạt”;

+ Dự thảo được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT đều thuộc loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa";

+ Dự thảo được xếp loại "Chưa đạt" đối với các trường hợp còn lại;

- Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình:

+ Trường hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại "Đạt" thì dự thảo được gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt;

+ Trường hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa" thì dự thảo sẽ được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định. Dự thảo với những nội dung đã sửa hoặc bảo lưu, kèm theo ý kiến giải trình đối với nội dung bảo lưu, được chuyển đến Hội đồng thẩm định để thẩm định lại.

+ Đối với các trường hợp còn lại, dự thảo xếp loại “Chưa đạt”;

- Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết;

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thẩm định.

(4) Tổ chức thực hiện thẩm định:

Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định;

- Hướng dẫn Hội đồng thẩm định thực hiện mục đích và yêu cầu của việc thẩm định;

- Tiếp nhận và chuyển dự thảo chương trình đến từng thành viên của Hội đồng thẩm định; tiếp nhận hồ sơ và các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;

- Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;

- Lưu trữ dự thảo, biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi Hội đồng thẩm định hoàn thành nhiệm vụ để lưu trữ theo quy định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Chương trình tích hợp là chương trình gì?

Hiểu một cách đơn giản chương trình tích hợp là sự kết hợp giữa chương trình của Bộ Giáo Dục Việt Nam và chương trình giáo dục nước ngoài. Chương trình tích hợp có sự kết hợp các chương trình nước ngoài sẽ giúp bổ sung kiến thức cho các môn nền tảng ở chương trình trong nước.29 thg 10, 2023nullChương trình tích hợp là gì? Học phí bao nhiêu, Có nên học khôngwestlink.edu.vn › chuong-trinh-tich-hop-la-ginull

Chương trình tích hợp cấp 3 là gì?

Căn cứ quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì có thể hiểu chương trình giáo dục tích hợp hay chương trình tích hợp là chương trình giáo dục của Việt Nam được tích hợp với chương trình giáo dục của nước ngoài, bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và không trùng lặp về nội dung, kiến thức.5 thg 1, 2024nullChương trình tích hợp là gì? Chương trình tích hợp được dạy ở đâu?thuvienphapluat.vn › thoi-su-phap-luat › tu-van-phap-luat › chuong-trinh-...null

Chương trình tiểu học là gì?

Chương trình giáo dục tiểu học là một kế hoạch học tập thường dành cho lứa tuổi từ 6- 11 tuổi ( hoặc tùy theo độ tuổi của từng hệ thống Quốc gia). Mục tiêu của chương trình giáo dục ở giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện về nhân cách cũng như tư duy cho học sinh. Đảm bảo bước tiếp vững chắc.nullChương trình giáo dục là gì? Các chương trình giáo dục hiện naylienviet.edu.vn › chuong-trinh-giao-duc-la-ginull

Môn tiếng Anh tích hợp là gì?

Chương trình tiếng Anh tích hợp là sự kết hợp chương trình dạy, học các bộ môn thông qua hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Giáo viên giảng dạy là 100% người nước ngoài với bằng cấp, trình độ chuyên môn cao và một số giáo viên người Việt hỗ trợ cho các em khi học.nullChương trình tiếng Anh tích hợp là gì? Ưu và nhược điểmgiasutienphong.com.vn › tieng-anh-tich-hopnull