Có 7 bao thân mỗi bao nặng 30kg nếu lấy số thân đó đựng trong các bao 5kg thì được bao nhiêu bao

Với các hãng hàng không giá rẻ, chúng ta có lựa chọn bỏ qua hành lý để tiết kiệm tiền vé. Đến khi bay, bạn chỉ được xách tay 7 kg mà thôi nhưng mẹo sau đây sẽ giúp bạn xách quá cân thoải mái.

Cập nhật 20/11: Hiện tại các hãng VietJetAir, Jetstar kiểm tra hành lý rất gắt gao, chuẩn bị lên máy bay lại cân lần nữa đặc biệt là những hành khách mang vác có vẻ cồng kềnh còn quá cỡ 1-2kg mà đút gọn balo chắc ổn. Vietnam Airlines thì vẫn bình thường 😀 

Kích cỡ hành lý xách tay chuẩn là: 56cm x 36cm x 23cm

  • Hướng dẫn chọn vali xách tay lên máy bay

Đừng đặt hành lý sớm làm gì

Thông thường Bụi khuyên các bạn không đặt hành lý khi mua vé máy bay giá rẻ. Lý do là ngày bay còn cách xa, chẳng may đến ngày mà chúng ta có việc bận không đi được thì rất phí tiền đặt hành lý. Các bạn cứ để sát ngày bay, chắc chắn mình sẽ đi, thì tiến hành đặt hành lý cũng chưa muộn. Việc bổ sung hành lý có thể làm online, Bụi sẽ hướng dẫn sau.

Với các bạn đi chơi, đi phượt giá rẻ thì có lẽ không cần đặt hành lý. Bụi đi chơi cũng toàn xách tay thôi. Chúng ta chỉ đặt hành lý cho chặng bay về nếu có quà cáp, mua nhiều đồ, hàng hoá chất lỏng, đồ cồng kềnh… không thể xách tay. Còn lại, nếu không vướng bận mấy chuyện đó, bạn cứ xách tay cho Bụi.

Mẹo xách hành lý quá cân

Lý thuyết là các hãng chỉ cho chúng ta xách 7 kg. Bụi đi nhiều hãng trong khu vực ASEAN thì thấy họ không kiểm tra ngặt nghèo [thực ra cũng có, nhưng là tuỳ chuyến, tuỳ hãng, tuỳ nhân viên khó tính hay không thôi]. Bạn có thể mang xách tay một vali kéo + balo như hình dưới đây [tổng cộng 2 món là hơn 10 kg đấy].

Bạn có thể xách 1 vali 7kg + đeo balo đựng máy ảnh, laptop thế này

Ảnh nhìn thì to do Bụi chụp sát góc, chứ ở ngoài thì vali này là dạng để cabin, nhỏ xinh lắm, balo cũng vậy. Tức là, bạn không cần đặt hành lý nhưng vẫn có thể xách tay 1 vali cabin +  1 balo đeo lưng nhỏ. Gần như đa số các hãng ok việc này, nhưng để cẩn thận, tránh bị săm soi thì bạn làm như sau:

– Khi đến quầy thủ tục check-in, bạn chỉ mang theo vali cabin [ở nhà đã xếp đồ đúng 7kg] để cho nhân viên kiểm tra thấy đúng tiêu chuẩn. Còn cái balo dùng để đựng số cân thừa thì bạn gửi người nhà, bạn bè xách hộ đứng ở xa xa. Làm xong thủ tục rồi thì bạn chạy ra lấy balo khoẻ re, rồi cứ thế vào cửa quét an ninh. Bạn yên tâm ở cửa an ninh chẳng ai hỏi việc về việc nhiều hành lý nhé. Họ là an ninh, chỉ quan tâm việc soi đồ cấm thôi.

– Sau khi bạn qua cửa quét an ninh rồi, ngồi ở khu vực chờ lên máy bay. Khoảng 15 – 20 phút trước giờ bay thì họ sẽ gọi tất cả khách vào máy bay. Bạn có thể đi lồng ống [Vietnam Airlines] hoặc đi xe buýt ra máy bay [Jetstar]. Lúc này, nhân viên hãng đứng kiểm tra thẻ lên tàu bay, hoặc nhân viên đi theo xe buýt có thể sẽ soi hành lý của bạn lần nữa. Có thể thôi nhé, chứ không hẳn là người ta chằm chằm nhìn mình.

Để tránh bị theo dõi lần chót này, nếu có thể, bạn mở vali nhồi balo vào trong. Nếu chật quá không nhồi được, thì bạn cố gắng kéo vali + đeo balo làm sao đừng quá lộ liễu. Ví dụ, lên xe buýt của Jetstar thì nên đi lẩn lẩn sau đám đông để người ta che bớt cho mình. Đừng có đi đầu hàng hay cuối hàng [tức là một mình một đường] dễ bị nhân viên soi trực diện.

Bụi từng chứng kiến có khách bị nhân viên Jetstar ách lại ở cửa xe buýt vì vali to quá, mặc dù trước đó đã “lọt” ở quầy thủ tục rồi. Thực ra nếu người đó cẩn thận biết lẩn đi, hoặc thành viên trong đoàn che chắn cho nhau thì thoát ngay thôi.

2. Với các bạn không có vali kéo thì các bạn có thể mang theo một balo + túi xách tay kiểu như hình này. Cái balo trong hình là 7 kg, còn cái túi nilon trắng nhét nhiều quà nên cũng 3-4 kg chẳng hạn. Theo lý thuyết là bạn quá cân rồi đó, chớ có xách cả hai vào quầy thủ tục làm gì.

Bạn có thể đeo balo 7 kg và xách thêm túi quà thế này [thêm 1 hay 2 túi ok, miễn là khéo]

Mẹo áp dụng như trên, bạn chỉ xách balo vào quầy thủ tục mà thôi, còn lại túi trắng nhờ bạn bè, người nhà xách hộ ở đằng xa. Sau khi nhân viên làm thủ tục check-in kiểm tra số cân cái balo xong, họ sẽ dán một thẻ vào quai túi như trong hình sau [để các nhân viên bộ phận sau biết rằng túi này đã kiểm tra số cân ok]. Xong thủ tục rồi thì bạn có thể ung dung xách cái túi trắng kia vào bên trong soi an ninh.

Kiểm tra xong balo thì họ sẽ dán thẻ hành lý vào quai túi thế này 

Với các bạn đi một mình, không biết gửi túi trắng ở đâu thì các bạn cứ xách vào quầy làm thủ tục cũng được, cứ để nó kẹp ngay dưới chân mình ấy, nhân viên họ không nhìn thấy đâu vì bàn làm việc rất cao. Khi họ hỏi hành lý xách tay đâu thì bạn chỉ cởi balo đưa ra, và cố tình “quên” cái túi trắng dưới chân mình. Khi xong thủ tục rồi, thì nhẹ nhàng xách balo và túi trắng chạy ra cho khéo. Bụi nói là phải khéo đó nhé, chứ không phải lồ lộ ra trước mắt nhân viên đâu.

Qua máy soi an ninh thì bạn không phải lo lắng gì cả [vì họ không liên quan đến hãng bay]. Tiếp tục lại vào phòng chờ, ngồi đợi đến lúc vào máy bay thì rất có thể nhân viên soát thẻ lên tàu bay sẽ soi bạn lần nữa. Họ có thể hỏi là tại sao balo có thẻ hành lý dán ở quai mà cái túi trắng này lại không có, tức là anh chị “trốn” cái túi này hả…

Như vậy, để tránh bị vặn vẹo phiền phức, thì lúc được gọi lên máy bay, bạn hãy mở balo ra và cố nhét cái túi trắng vào trong. Vậy là trên người bạn chỉ có đúng 1 balo [tay không mang gì] và trên balo cũng có 1 thẻ hành lý dán ở quai rồi. Khỏi ai vặn vẹo nhé.

Sau khi làm thủ tục xong và có thẻ hành lý, bạn có thể nhét túi quà vào trong balo để trở thành một túi duy nhất. Mặc dù lúc này có thể nặng hơn 10kg, nhưng bạn cứ đeo thoải mái trên lưng vì có thẻ ok ở quai túi rồi. 

Tóm lại, các bạn chú ý xếp đồ đi máy bay làm sao chia làm thành 2 phần riêng biệt. Phần chính thì ta để đúng 7kg và chỉ mang phần này đến quầy thủ tục để nhận được thẻ hành lý dán vào quai. Còn phần thừa [thừa mấy cân cũng được] thì ta nhờ người nhà xách hộ đứng tránh ở góc xa. Xong thủ tục thì ta ra lấy. Nên dùng balo rộng một chút, để sau khi qua  kiểm tra thì ta nhét thêm chỗ quá cân vào. Gần như qua được bước này là 90% ok, khỏi lo gì cả. Các bước sau tuỳ cơ ứng biến, chỉ cần khéo chút là lên máy bay ngon lành thôi.

Bạn có thể nhờ Bụi đặt vé máy bay. Bạn cũng có thể vào đây rao nhượng vé máy bay.

Nhiều bạn hỏi Bụi việc đặt phòng khách sạn giá rẻ, bạn có thể sử dụng 1 trong bốn trang sau rất uy tín. 1. Trang Agoda.com có nhiều khách sạn ở Việt Nam và ASEAN. 2. Trang Hostel2Thailand.com chuyên phòng và các show, tour ở Thái Lan. 3. Trang Hostelworld.com chuyên phòng tập thể giá rẻ. 4. Trang Booking.com có ưu điểm không phải trả tiền trước.

khi dưcó 1 lượng gạo đóng vào bao 40 kg gạo thì được 360 bao . hỏi với số gạo đó thì đươc bao nhiêu bao khi đựng vào bao 30 kg

Lượng máu trong cơ thể người thường tương đương với 7% trọng lượng cơ thể. Lượng máu trung bình trong cơ thể của bạn chỉ là một sự ước tính vì nó còn phụ thuộc vào cân nặng, giới tính của bạn và thậm chí cả nơi bạn sống.

Ước tính có khoảng 5 lít máu trong cơ thể người trưởng thành trung bình nhưng con số này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Khi mang thai, người phụ nữ có thể có lượng máu nhiều hơn tới 50%.

Đôi khi, lượng máu trong cơ thể con người có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi bạn sống. Ví dụ, những người sống ở nơi cao lớn có nhiều máu hơn vì ở trên cao có ít oxy hơn.

Lượng máu trong cơ thể của một người sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và kích thước của họ. Mất một lượng máu nhất định sẽ không gây hại gì cho cơ thể. Lượng máu trong cơ thể so với trọng lượng cơ thể:

  • Xấp xỉ 7 - 8% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành.
  • Xấp xỉ 8 - 9% trọng lượng cơ thể của trẻ.
  • Xấp xỉ 9 - 10% trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh.

Số lượng máu trung bình của một người như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sinh đủ tháng có khoảng 75 mililít [mL] máu trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nếu một đứa trẻ nặng khoảng 3.6kg, chúng sẽ có khoảng 270 ml máu trong cơ thể.
  • Trẻ em: Một đứa trẻ nặng 36kg trung bình sẽ có khoảng 2.650 mL máu trong cơ thể.
  • Người lớn: Người lớn trung bình nặng từ 65 đến 80kg nên có khoảng khoảng 4.5 đến 5.7 lít máu.
  • Phụ nữ mang thai: Để hỗ trợ thai nhi phát triển, phụ nữ mang thai thường có lượng máu nhiều hơn từ 30 đến 50% so với phụ nữ không mang thai.

Bác sĩ của bạn thường sẽ không trực tiếp đo lượng máu mà bạn có vì họ có thể ước tính nó dựa trên các xét nghiệm khác. Ví dụ, một xét nghiệm máu được gọi là xét nghiệm hemoglobin và hematocrit có thể ước tính lượng máu trong cơ thể bạn so với lượng chất lỏng trong cơ thể. Sau đó, bác sĩ có thể xem xét cân nặng của bạn và mức độ giữ nước của bạn. Tất cả những yếu tố này có thể gián tiếp đo lường lượng máu bạn có.

Nếu bạn gặp phải một chấn thương lớn gây mất máu, các bác sĩ thường sẽ lấy cân nặng của bạn làm điểm khởi đầu để dự đoán bạn có bao nhiêu máu. Sau đó, họ sẽ sử dụng các yếu tố như nhịp tim, huyết áp và nhịp thở của bạn để ước tính lượng máu có thể đã mất. Họ cũng sẽ cố gắng theo dõi lượng máu mất thêm [nếu có] để có thể nhanh chóng thay thế bằng biện pháp truyền máu.

Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để đánh giá nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Suy tim sung huyết.
  • Suy thận.
  • Sốc.

Có nhiều cách kiểm tra khác nhau nhưng kiểm tra thể tích máu thường bao gồm việc tiêm một lượng nhỏ chất đánh dấu vào cơ thể. Sau đó, chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ sử dụng công nghệ hình ảnh để theo dõi máu di chuyển khắp cơ thể.

Bác sĩ có thể ước tính lượng máu của bạn dựa trên một số xét nghiệm.

Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, lượng máu tiêu chuẩn mà một người sẽ cho trong một lần hiến máu là 450ml. Đây là khoảng 10% lượng máu trong cơ thể và bạn vẫn sẽ an toàn nếu mất ngần đó máu.

Một người có thể cảm thấy hơi choáng sau khi hiến máu. Vì vậy, các trung tâm hiến máu yêu cầu người hiến máu nghỉ ngơi trong 10 - 15 phút và uống nước trước khi rời đi.

Nếu một người bị bệnh hoặc tai nạn, họ có thể mất nhiều máu hơn. Điều này có thể dẫn đến sốc và đe dọa tính mạng của họ.

Chảy máu nhiều có thể nguy hiểm. Theo thuật ngữ y tế, sốc có nghĩa là không có đủ oxy đến các mô trong cơ thể. Nồng độ oxy thấp có thể gây tổn thương não và các cơ quan khác.

Nếu ai đó bị mất máu, cơ thể sẽ bắt đầu hướng máu đến các cơ quan quan trọng và không còn cung cấp máu cho da, ngón tay hay ngón chân. Một người mất máu có thể sẽ bắt đầu trở nên nhợt nhạt hoặc cảm thấy tê ở tứ chi. Khi một người mất khoảng 15% thể tích máu, họ có thể bắt đầu bị sốc, mặc dù huyết áp và các dấu hiệu khác của họ lúc đó có thể vẫn bình thường.

Sau khi mất từ 20 - 40% máu, huyết áp của người đó sẽ bắt đầu giảm và họ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Nếu mất nhiều máu hơn, họ sẽ bắt đầu cảm thấy bối rối. Nhịp tim của họ có thể tăng lên khoảng 120 nhịp mỗi phút do cơ thể cố gắng duy trì cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng.

Khi mất từ 40% máu trở lên, người bệnh sẽ bị sốc nặng. Nhịp tim của họ sẽ tăng lên trên 120 nhịp/phút. Họ có thể bị hôn mê và có thể mất ý thức.

Sốc đồng nghĩa với việc không có đủ oxy đến các mô trong cơ thể.

Chảy máu có thể xảy ra ở bên ngoài hoặc bên trong nhưng cả hai loại đều có thể dẫn đến sốc.

  • Chảy máu bên ngoài: Vết thương ở đầu hay vết thương sâu hoặc vết cắt trên/gần tĩnh mạch; chẳng hạn như trên cổ tay hoặc cổ, có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng.
  • Chảy máu bên trong: Một chấn thương bên trong, chẳng hạn như một cú đánh vào bụng, có thể dẫn đến mất máu đột ngột và đáng kể. Tuy nhiên, nó có thể không nhìn thấy từ bên ngoài. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể giúp tìm ra nguyên nhân, vị trí chảy máu bên trong. Ví dụ như một vết loét đục, ung thư phổi hoặc vỡ u nang buồng trứng, cũng có thể gây ra chảy máu bên trong. Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết bên trong, vết bầm tím có thể bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể bị mất máu qua miệng, mũi hoặc các lỗ thông khác.

Một người bị chảy máu nghiêm trọng sẽ cần được chăm sóc y tế.

Đối với chảy máu bên ngoài, người bệnh nên:

  • Ngồi hoặc nằm xuống.
  • Nâng cao phần bị thương, nếu có thể.
  • Ấn lên vết thương để làm máu chảy chậm lại hoặc nhờ người khác làm điều này.

Gọi cấp cứu 115 ngay, nếu:

  • Chảy máu nghiêm trọng.
  • Chảy máu không ngừng hoặc không chậm lại khi áp dụng áp lực.
  • Bầm tím nghiêm trọng xuất hiện trên cơ thể hoặc đầu.
  • Có sự thay đổi về ý thức hoặc khó thở.

Truyền máu là một thủ tục y tế để bổ sung máu cho người mất máu. Các lý do cần truyền máu có thể bao gồm:

  • Mất nhiều máu.
  • Bị bệnh ảnh hưởng đến lượng máu trong cơ thể, chẳng hạn như ung thư hoặc thiếu máu.

Truyền máu có thể là một thủ thuật cứu sống người bị mất máu. Mọi người cũng có thể nhận các phần khác của máu, chẳng hạn như huyết tương và tiểu cầu, cho các mục đích điều trị khác nhau.

Truyền máu là một thủ tục y tế để bổ sung máu cho người mất máu.

Cơ thể bạn tạo ra khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu mỗi giây. Tế bào máu được tạo ra từ tế bào gốc trong tủy xương. Tế bào gốc là loại tế bào có thể tạo ra các loại tế bào khác. Quá trình này diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của một người.

Máu bao gồm các phần khác nhau:

  • Các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và carbon dioxide.
  • Tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu giúp cầm máu.
  • Huyết tương giúp vận chuyển các chất hòa tan qua máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Cơ thể mất khoảng 24 giờ để thay thế lượng huyết tương bị mất nhưng mất tới 4 - 6 tuần để thay thế các tế bào máu đỏ bị mất.

Các tế bào hồng cầu có màu sắc từ hemoglobin, có chứa sắt. Có thể mất vài tháng để nồng độ sắt trở lại bình thường sau khi mất máu hoặc hiến máu. Những người đã bị mất máu do hiến tặng hoặc vì lý do khác có thể được bù đắp bằng việc:

  • Uống nhiều nước.
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như gan bò và thực phẩm tăng cường.

Hệ thống tuần hoàn hoặc tim mạch chịu trách nhiệm vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Trong hệ thống này, tim bơm máu đến các mạch máu, đưa máu đến các cơ quan của cơ thể. Ở đó, máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng khác.

Các hệ thống và cơ quan khác đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ máu trong cơ thể đó là:

  • Thận: Điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
  • Hệ thống xương: Vì tủy xương tạo ra các tế bào máu.
  • Hệ thống thần kinh: Cho phép các hệ thống khác hoàn thành nhiệm vụ của chúng.

Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với các hệ thống/cơ quan trên, lượng máu trong cơ thể có thể bị thay đổi, việc cung cấp oxy và khả năng sống sót của một người cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khoảng 7 - 8% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành là máu. Cơ thể có thể dễ dàng thay thế một lượng nhỏ máu đã mất, giúp cho việc hiến máu trở nên dễ dàng. Nhưng nếu một người mất khoảng 15% lượng máu trở lên, có thể có nguy cơ bị sốc. Bởi vậy, nếu bạn có dấu hiệu chảy một lượng đáng kể máu bên trong hoặc bên ngoài thì nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng. Với xét nghiệm máu cơ bản, có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về máu. Bạn luôn cần nâng cao nhận thức về các triệu chứng bất thường xảy ra để có thể được thăm khám sớm.

Đơn nguyên Huyết học và Điều trị Tế bào - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về máu uy tín. Được thành lập ngày 03/09/2019, Đơn nguyên có vai trò cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên sâu cho những bệnh nhân mắc bệnh huyết học lành tính hay ác tính, bằng phương pháp hoá trị liệu, miễn dịch tế bào, ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp tăng cường miễn dịch tự thân,...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, livescience.com, healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề