Có nên cho con ngủ riêng từ sơ sinh

Thật ra thì có những lúc nên ngủ chung dù quan điểm của bạn là thế nào. Như lúc bé bệnh hay cảm giác bất an, bé sẽ muốn ngủ chung với ba mẹ và ba mẹ cũng vậy. Nhiều bé lớn sẽ tự động qua giường ba mẹ khi bé thức dậy để được ôm ấp vào buổi sáng. Có bé thì thỉnh thoảng lại đi ngủ “ké” giường ba mẹ. Đây không phải là vấn đề lớn, bạn đừng lo. Quan trọng là bạn phải luôn để ý đến những vấn đề an toàn khi ngủ chung.

Khi nào nên ngủ chung và khi nào thì không?

  • Nhiều ba mẹ xem việc ngủ chung từ lúc bé sinh ra là rất tự nhiên. Họ cho rằng bé cần sự gần gũi, nên họ cho bé ngủ chung giường từ lúc sơ sinh.
  • Ngủ chung có thể trở thành thói quen của một số gia đình, không thay đổi được.
  • Đa số ba mẹ ủng hộ việc ngủ chung vẫn có chuẩn bị nôi cho bé mặc dù chỉ để bé ngủ vào ban ngày.
  • Thường thì bé có thể ngủ ở nôi của bé. Đến khi thức dậy bú đêm thì mới qua giường ba mẹ và ngủ đến sáng.
  • Ba mẹ có thể ngủ chung với bé đầu đêm, sau đó thì cho bé ngủ riêng, tuỳ thuộc vào giờ giấc  ngủ của bé.
  • Thời gian ngủ chung với nhau thường do ba mẹ quyết định. Khi nào ba mẹ cảm thấy giấc ngủ bị gián đoạn nhiều thì họ sẽ thay đổi.
  • Không có thời gian cố định khi nào nên ngừng ngủ chung. Khi nào ngưng là do ba mẹ quyết định.
  • Một số bé khi đã quen với việc ngủ chung thì sẽ khó tập ngủ một mình. Đó là lúc ba mẹ phải học nhiều cách khác nhau để dỗ bé ngủ. 

Tham khảo: Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao

Có nên cho con ngủ riêng từ sơ sinh

Yếu tố an toàn khi ngủ chung:

Tổ chức trẻ em và SIDS (hội chứng tử vong đột ngột sơ sinh) cho rằng ngủ chung giường với bé sẽ làm tăng nguy cơ SIDS, SUDI (tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân) và các tình huống tử vong trong lúc ngủ khác. Nguy cơ này không tăng khi ba mẹ cho bé ăn, ôm bé hay chơi với bé trên giường chung, miễn là bé ngủ an toàn trong nôi của bé trước khi ba mẹ đi ngủ. 

Nghiên cứu về SIDS (hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh) cho thấy môi trường ngủ an toàn nhất là nôi riêng của bé. Nôi nên ở cạnh giường ba mẹ trong 6-12 tháng đầu đời. Trước khi quyết định lựa chọn ngủ chung hay riêng, ba mẹ nên kiểm tra thông tin mới nhất từ SIDS và các tổ chức trẻ em (link đính kèm bên dưới). 

Mặc dù nhiều bố mẹ thấy rằng thêm một vài chục phút như vậy không có gì quá đáng kể. Nhưng thiếu ngủ có thể gây ra những tình trạng sức khỏe tiêu cực như: kém phát triển về thể chất, nhận thức và cảm xúc; cũng như khó xây dựng mối quan hệ cha mẹ-con cái lành mạnh.

Vậy mấy tuổi cho bé ngủ riêng là thích hợp? Mỗi em bé đều có những nhu cầu ngủ khác nhau, vì vậy mỗi gia đình sẽ cần cân nhắc nhu cầu của riêng mình trước khi quyết định môi trường ngủ nào sẽ tốt nhất cho con. Không phải tất cả các gia đình đều có thể cho con ngủ riêng vì nhà không đủ lớn. Bố mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về sự lựa chọn an toàn nhất cho bé.

>> Mẹ có thể quan tâm Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tập ngủ xuyên đêm cho các bé đang bú mẹ

Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn?

Có nên cho con ngủ riêng từ sơ sinh
Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn? Bé trên 6 tuổi vẫn ngủ chung với bố mẹ sẽ khó phát triển tính độc lập của mình

Việc cho con ngủ chung giường hay chung phòng với bố mẹ cũng có thể đem lại nhiều lợi ích trong quá trình chăm sóc con như trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn, ngủ ngon hơn và được chăm sóc tốt hơn.

Nhưng bố mẹ cũng cần biết một số rủi ro khi để con ngủ chung phòng. Vậy mấy tuổi cho bé ngủ riêng là đã quá muộn?

Ngủ chung cũng có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm hay bố mẹ gặp nhiều bất lợi. Đặc biệt là khi con đã lên 3, trẻ đã bắt đầu có những tò mò về giới tính, và bố mẹ cần khoảng không gian riêng tư.

Một số bố mẹ cho rằng, khi trẻ 6 tuổi, bố mẹ nên cho con ngủ phòng riêng. Vì nếu ngủ chung với bố mẹ, trẻ thường có xu hướng thức khuya hơn, con cũng không thể rèn được khả năng tự ngủ mà chờ bố mẹ ép đi ngủ.

Điều này rất dễ gây áp lực tâm lý cho trẻ. Ngoài ra, khi ngủ chung giường hay chung phòng với bố mẹ, con có thể bị ám ảnh, sợ hãi nếu chẳng may trẻ vô tình nhìn thấy bố mẹ âu yếm riêng tư.

Không được hút thuốc khi bạn ngủ chung với bé. Rượu cũng không tốt cho bé. Do đó, hãy lưu ý điều này nhé.

5. Giữ nhiệt độ phù hợp cho bé

Ngủ chung sẽ dễ khiến cơ thể bé tăng nhiệt độ. Do đó, bạn không nên “quấn” bé quá kỹ nhé.

6. Mặc quần áo thoải mái

Cho bé mặc đồ ngủ phù hợp. Vào mùa đồng, mẹ có thể cho bé mặc quần áo dài tay, vào mùa hè, hãy cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát hơn.

7. Thời gian cho bé bú

Bạn nên lên thời gian biểu cho bé bú. Ban đầu, bạn nên cho bé bú trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó rút ngắn dần. Bạn cũng có thể nói chồng ẵm bé đi xung quanh phòng thay vì cho bé bú vì bé thường thức dậy nhiều hơn khi bạn ngủ chung với bé.

8. Mua một chiếc giường lớn

Nếu ngủ chung là thói quen của cả gia đình thì bạn nên chọn mua một chiếc giường lớn hơn để có thêm nhiều không gian khi ngủ. Điều này sẽ giúp cho bạn ngủ ngon hơn đấy.

9. Không ngủ chung trên ghế bành hoặc ghế sofa

Đó là những nơi nguy hiểm khi bạn và bé ngủ chung với nhau bởi bé có thể bị rơi bất cứ lúc nào.

10. Ngủ ở tư thế chữ C

Nằm đối diện với bé, đặt cánh tay cao hơn đầu bé và cho đầu gối chạm vào ngón chân của bé. Không để gối ở gần đầu bé. Đây cũng là tư thế ngủ tốt nhất vì ngực bạn nằm gần bé, điều này sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn.

Một số cha mẹ thường cho bé ngủ nôi riêng thay vì nằm chung giường với bố mẹ. Đây cũng là một biện pháp rất hay để đảm bảo bé sự an toàn cho bé.

Những vật dụng giúp bé ngủ chung với bố mẹ

  • Những chiếc giường có rào chắn xung quanh và được kê sát bên cạnh giường cha mẹ.
  • Nôi dành cho trẻ sơ sinh đặt trên giường để tránh nghẹt thở.
  • Tay vịn được đặt ở hai bên để ngăn không cho em bé lăn và té xuống giường.
  • Những chiếc giường được thiết kế đặc biệt dành riêng cho mẹ và bé để ngăn không cho bé rơi xuống.

Khi nào nên tập cho bé ngủ riêng?

Sau sáu tháng tuổi, việc tập cho bé ngủ riêng sẽ rất khó khăn do bé đã quen hơi khi ngủ chung với ba mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tập cho bé ngủ riêng nhé vào thời điểm này nhé.

Làm thế nào để cho bé quen với việc ngủ nôi thay vì ngủ chung với bố mẹ trên giường?

Tập cho bé ngủ quen trong nôi khi bé đã quen với việc ngủ chung giường với cha mẹ là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, những thay đổi từ tháng thứ 9 đến tháng 12 sẽ giúp bé thích nghi với điều này khá nhanh. Trước giai đoạn này, bé có xu hướng bám víu vào bạn nhiều hơn. Do đó, bạn nên chờ đến giai đoạn này để tập cho bé ngủ riêng trong nôi.

Bí quyết giúp mẹ

1. Đặt nôi bé ở gần mẹ

Đặt nôi bé cạnh giường bố mẹ nhưng không quá gần. Theo cách này, dần dần bé sẽ quen với việc ngủ một mình.

2. Đặt nôi gần bé

Thay vì cho bé ngủ riêng, bạn hãy đặt nôi của bé trong phòng ngủ của bạn. Đặt bé vào nôi để bé thích nghi với không gian ngủ của mình. Từ từ, bạn hãy đặt nôi vào phòng ngủ riêng của bé.

3. Thực hiện từng bước một

Ban đầu, mẹ hãy cho bé ngủ trưa trong nôi. Sau đó, mẹ dần dần tập cho bé ngủ nôi nhiều hơn. Với cách này, bé sẽ dần dần thích nghi được với môi trường ngủ mới.

4. Duy trì những thói quen trước khi đi ngủ

Bé sẽ không ngủ được nếu thiếu những thói quen mà bé vẫn làm trước đây như tắm, vuốt ve, nghe kể chuyện hoặc nói chuyện với bố mẹ. Do đó, bạn hãy duy trì những thói quen này nhé.

5. Ở bên cạnh bé

Khi bạn cho bé ngủ nôi, hãy vuốt ve, vỗ về bé đến khi bé quen. Ngồi bên cạnh nôi và dỗ bé. Đến khi bé ngủ thì nhẹ nhàng rời đi.

6. Trang trí phòng ngủ cho bé

Nhiều bé cảm thấy không an toàn khi ngủ một mình. Do đó, bạn hãy chọn một số giường ngủ được thiết kế đặc biệt cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm một số vật dụng như đồ chơi, gấu nhồi bông…

Ngủ chung có rất nhiều lợi ích. Ngủ chung giúp bé cảm thấy an toàn hơn vì có bố mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên áp dụng những biện pháp trên nhé.

Tại sao nên cho trẻ ngủ riêng?

Khi sắp có em bé Ngoài cảm giác tủi thân, đau khổ, nó có thể nảy sinh sự ghen tị và căm ghét em bé. Vì vậy, bạn phải thuyết phục để con hiểu rằng việc "ra riêng" là vì lợi ích của bé. Có thể nói: "Em bé sẽ khóc nhè suốt đêm làm con khó ngủ, hoặc bé hay tè dầm nên phòng sẽ không sạch sẽ thơm tho như phòng con...".

Trẻ sơ sinh nên ngủ với ai?

Song, Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) vẫn khuyến cáo bố mẹ không nên cho trẻ ngủ chung giường với người lớn. Họ cho rằng việc làm này sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị ngạt thở. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ ngủ chung phòng với mình thay vì ngủ chung giường.

Ngủ riêng có tác dụng gì?

Theo các chuyên gia tâm lý, việc ngủ riêng sẽ giúp trẻ giảm bớt thói quen ỷ lại, sợ hãi hay thể chủ động trước những tình huống như tỉnh dậy giữa đêm khuya, đi vệ sinh v.v… Những việc đơn giản sẽ giúp trẻ hình thành sự tự chủ hơn, giảm bớt sự phụ thuộc, bao bọc của cha mẹ hay người lớn trong gia đình.

Cho trẻ nằm cũi đến khi nào?

Thời gian cho trẻ nằm cũi nên tối đa đến 3 tuổi. Bởi mốc nàu khuynh hướng phát triển tính cách độc lập của em bé sẽ thể hiện rất rõ ràng, vì vậy mà chiếc cũi ngày nào có thể chật chội, hoặc bé cũng không còn thích ngủ chung hay ngủ ghép với cha mẹ nữa.