Có nên hâm cháo cho bé bằng lò vi sóng

Thông thường, các bà mẹ thường do dự khi sử dụng lò vi sóng để nấu, hâm nóng thức ăn cho trẻ. Vậy nấu ăn cho trẻ bằng lò vi sóng có an toàn hay không?

Có nên hâm cháo cho bé bằng lò vi sóng

Nhiều bà mẹ thắc mắc, có thể hâm nóng sữa bột trong lò vi sóng không? Tất nhiên là được, nếu sử dụng chai hoặc hộp đựng an toàn cho lò vi sóng. Đồng thời, hãy hâm ở nhiệt độ trung bình, không quá 10 đến 15 giây. Trước khi cho trẻ uống, hãy lắc đều bình sữa để cân bằng nhiệt độ. Khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, cần tuân thủ:

  • Luôn sử dụng hộp nhựa đựng an toàn cho lò vi sóng để hâm thức ăn, để tránh bất cứ vấn đề sức khỏe nào xảy ra với trẻ.

  • Luôn đọc và làm theo chỉ dẫn sử dụng kèm theo của lò, để tránh mọi rủi ro.

  • Phải luôn làm nóng lò trước khi hâm thức ăn cho trẻ.

  • Khi thức ăn được hâm nóng, thường rất nóng ở phần bên ngoài và lạnh ở phần giữa. Vì thế, hãy khuấy đều thức ăn ở các giai đoạn khác nhau để làm nóng đồng đều.

  • Hâm nóng lại bằng cách giữ thức ăn trong lò cho đến khi nóng hoàn toàn, để tiêu diệt mọi vi khuẩn có thể còn trong thức ăn.

  • Kiểm tra cẩn thận nhiệt độ của thức ăn trước khi cho trẻ ăn, để không làm bỏng miệng trẻ.

Có nên hâm cháo cho bé bằng lò vi sóng

Lưu ý khi rã đông thực phẩm

  • Luôn làm tan, rã đông thực phẩm bằng cách dùng hộp đựng an toàn cho lò vi sóng, tốt nhất là hộp thủy tinh chịu nhiệt. Không dùng hộp nhựa vì có thể phát ra chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

  • Khuấy nhiều lần trong khi rã đông, để tránh bất kỳ điểm nóng nào trong thực phẩm.

  • Để rã đông khối thực phẩm đông lạnh, cần để lò ở chế độ rã đông trong 30 đến 40 giây.

  • Sau khi rã đông hoặc làm tan thực phẩm, hãy nóng thực phẩm lập tức, để vi khuẩn không sinh sôi phát triển.

Lò vi sóng với khả năng nấu nhanh trong vài ba phút khiến nhiều gia đình như loại bỏ bớt việc bếp núc, tiết kiệm thời gian mà bữa ăn vẫn đủ món ngon. Nhưng gần đây, có nhiều nguồn tin cho rằng nấu ăn bằng lo vi sóng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt và an toàn không?

Nấu ăn bằng lò vi sóng an toàn trong mức cho phép

Nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt không là băn khoăn của nhiều gia đình Việt Nam đang sử dụng và có ý định mua thiết bị này cho nhà bếp.

Đang xem: Nấu cháo bằng lò vi sóng

Một thông tin chính thức từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, bức xạ RF do lò vi sóng sản sinh ra tập trung mạnh hơn nhưng vẫn an toàn trong mức cho phép nhưng phải được sử dụng đúng cách và không hề đe dọa gì.

Còn ở Việt Nam, PGS Nguyễn Chương – nguyên giảng viên khoa Thần kinh, đại học Y Hà Nội cho biết, sóng của lò vi sóng không ảnh hưởng bằng sóng điện thoại nên sóng của lò vi sóng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người. Chỉ cần mỗi gia đình biết cách sử dụng lò theo đúng yêu cầu.

Lời khuyên cho các gia đình sử dụng khi nấu ăn bằng lò vi sóng, PGS Trần Hồng Côn – khoa Hóa – ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, khi nấu hay hâm tốt nhất nên dùng đồ thủy tinh để đựng thực phẩm như vậy không lo sợ bị ảnh hưởng bởi các chất nhựa chảy ra và lẫn vào thực phẩm.

See also  Hướng Dẫn Nấu Cháo Gạo Lứt Cho Bé Ăn Dặm Cực Ngon Mà Lại Đơn Giản

Có thể bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng lò vi sóng lâu ngày sẽ bị ung thư do nguyên lý hoạt động của thiết bị này bằng cách sử dụng bức xạ tần số vô tuyền (RF) nhưng thực chất loại bức xạ này có ở quanh bạn hàng ngày dù bạn dùng lò vi sóng hay không.

Những lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng đảm bảo an toàn

Có nên hâm cháo cho bé bằng lò vi sóng

Nấu ăn bằng lò vi sóng chín nhanh và chín đều món ăn

Lò vi sóng không gây hại với sức khỏe nhưng khi sử dụng, bạn cần bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để đảm bảo an toàn:

Không nấu khi lò đang bị hở hoặc bị cong vênh nhẹ.Không hâm nóng thực phẩm đậy quá kín vì gây áp suất cao dẫn đến nổ lò.Không có thực phẩm trong lò thì không để lò hoạt độngKhông chiên rán dầu mỡ quá nhiều trong lò vì chất béo thường có nhiệt độ cao hơn nên có thể gây cháy.Khi nấu hay hâm lại đồ ăn nên để một ly nước trong lò để hút năng lượng điện từ trường và ống chân không năng lượng cao (ống magnetron) không bị cháy.Không sử dụng vật đựng thực phẩm bằng kim loại mà nên dùng các loại chén đĩa bằng sứ, thủy tinh khi nấu ăn bằng lò vi sóng.

Các món làm từ lò vi sóng thơm ngon và nhanh

ohhvietnam.com London xin chia sẻ các món ăn làm từ lò vi sóng để tiết kiệm thời gian cũng như công sức mà đảm bảo thơm ngon.

See also  Top 17 Cháo Lươn Nấu Với Đu Đủ, Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Từ Đu Đủ

Lò vi sóng làm được những món gì? Lò vi sóng nấu được rất nhiều món, dưới đây là những món ăn phổ biến mà hầu như gia đình nào cũng thường xuyên ăn.

Nấu cháo bằng lò vi sóng

Nấu cháo bằng lò vi sóng là lựa chọn phổ biến của những gia đình có trẻ em bởi nhanh chín.

Xem thêm: Cách Nấu Cháo Lươn Đơn Giản Cho Bé, Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé Ăn Dặm Không Bị Tanh

Bạn chuẩn bị 100gram gạo, ½ lít nước, 1/4 muỗng cà phê muối. Gạo sau khi vò sạch và nước, muối cho vào tô thủy tinh. Tiếp theo, bạn đậy nắp lại và cho vào lò vi sóng. Sau đó, hẹn giờ lò vi sóng 3-5 phút thì lấy cháo ra cho thêm gia vị vào vừa miệng.

Nấu mì bằng lò vi sóng

Nấu mì bằng lò vi sóng chỉ với 1 phút 30 giây. Bạn cho rau, mì tôm, chả (tôm), gia vị vào tô rồi đổ nước vào. Sau đó bật lò vi sóng hẹn giờ 1 phút 30 giây là tô mì đã chín.

Cách làm món thịt nướng bằng lò vi sóng

Có rất nhiều công thức làm món thịt nướng bằng lò vi sóng. ohhvietnam.com London xin chia sẻ công thức thịt nướng ngũ vị đơn giản.

Thịt nạc vai bạn ướp với các gia vị đường, dầu ăn, nước mắm, tỏi, ớt bột, ngũ vị hương. Ướp trong vòng 2 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh.

Sau đó, cho thêm dầu mè vào hỗn hợp nước ướp thịt rồi phết lên từng miếng thịt. Các miếng thịt sắp đều trên khay và quét hỗn hợp này.

Cuối cùng bạn bật lò vi sóng hẹn 5 phút. Tiếp theo, sau đó, bạn trở các miếng thịt và phết đều hỗn hợp lên để miếng thịt nướng màu đẹp ở hai bên và không bị khô và tiếp tục bật thêm 3 phút nữa để nướng thịt.

Nấu gà bằng lò vi sóng

Gà chặt từng miếng nhỏ ướp với hành, bột nghệ, muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, đường, ớt cay trong vòng 30 phút. Sau đó bạn cho vào tô thủy tinh lớn và bọc miệng tô bằng màng bọc thực phẩm. Cho tô gà vào lò vi sóng và bật chế độ nấu trong vòng 5 phút. Nếu bạn muốn ăn gà nhừ hơn thì hẹn khoảng 7 phút. Khi gà chín, bạn tắt lò và cho thêm lá chanh.

Xem thêm: Mách Mẹ 5 Cách Nấu Cháo Cá Rô Nấu Với Rau Gì Cho Bé, Cách Nấu Cháo Cá Rô Cải Xanh Không Bị Tanh Cho Bé

Trên đây là những chia sẻ thông tin từ các chuyên gia về nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt không và các món ăn? Nếu còn điều gì băn khoăn vui lòng liên hệ Hotline: 1900 0071 để được hỗ trợ thêm.

See more articles in category: Món Cháo

Lò vi sóng giúp mẹ tiết kiệm được thời gian chế biến món ăn. Nhưng thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ, ở nhiệt độ quá cao có thể gây thất thoát chất dinh dưỡng.

  • Trẻ ăn uống tốt sao không khoẻ?
  • Lợi ích của nước lọc với sức khoẻ bé
  • Muốn con khoẻ mạnh, đừng quá... sạch sẽ
  • Nêm dầu olive vào thức ăn dặm cho con
  • Nên thêm dầu ăn vào thức ăn của trẻ
  • Sữa nào là “thức ăn tốt nhì” cho trẻ?

Cách hâm nóngsữa bằng lò vi sóng

Sữa mẹ đông lạnh hay sữa công thức đã nguội cần được hâm nóng trước khi cho bé bú. Sữa có thể được hâm nóng trong một cái nồi nước trên bếp hoặc thả vào một bát nước ấm. Để nhanh và thuận tiện hơn, nhiều người mẹ dùng lò vi sóng khi muốn hâm sữa cho con.

Trước hết, bạn cần đổ sữa vào bình nhựa (thủy tinh, loại an toàn cho lò vi sóng). Tháo bỏ các núm vú và nắp của bình, nếu có.

Đặt bình sữa vào lò vi sóng và bật lò trong vòng 20 giây. Khuấy đều hoặc lắc chai để phân tán nhiệt trong toàn bình sữa. Có thể nhỏ 2-3 giọt sữa lên cổ tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ sữa.

Nếu cần, hãy hâm nóng sữa thêm lần nữa, trong 10 giây, cho đến khi bạn thấy sữa có độ nóng thích hợp. Khi sữa có cảm giác hơi ấm khi bạn nhỏ vào cổ tay mình là được. Nếu sữa quá nóng, hãy làm nguội sữa bằng cách ngâm bình sữa trong một bát nước ấm.

Mẹ cũng cần lưu ý khi hâm sữa cho bé bằng lò vi sóng nhé!

Sự phân phối sức nóng trong lò vi ba không đồng đều, nên nhiều khi bên ngoài bình sữa thấy lạnh mà sữa trong bình lại nóng quá. Trước khi cho bú, đậy nắp, dốc ngược bình sữa vài lần cho nóng đều.

Tháo núm bình sữa trước khi hâm, tránh làm con bị bỏng miệng vì cao su quá nóng.

Hâm sữa bằng bình plastic an toàn, trong suốt, không mầu. Tránh bình bằng thủy tinh vì có thể nứt.

Thử vài giọt sữa trên mu bàn tay coi có nóng quá không.

Khi cho bé uống, hãy lắc đều chai sữa trước khi cho bé bú. Sữa hâm từ lò vi sóng thường rất nóng ở bên trong, còn bên ngoài lại có vẻ nguội quá.

Không hâm sữa trong dụng cụ không an toàn với lò vi sóng.

Khi hâm sữa hoặc bất cứ đồ ăn gì của bé trong lò vi sóng, mẹ cũng nên đậy kín vào rồi hãy nhấn nút thực hiện, mẹ nhé! Những chất lỏng như sữa, cháo loãng... khi hâm lại bằng lò vi sóng cũng phải được để trong đồ hộp rộng miệng, mặt thoáng, chất lỏng thấp hơn thành đựng đồ để tránh nứt vỡ.

Nhưng tốt nhất không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ, sẽ làm mất vitamin và khoáng chất trong sữa. Hơn nữa với loại bình không chịu nhiệt khi đưa vào lò vi sóng sẽ rất nguy hiểm. Muốn làm nóng sữa mẹ đựng trong bình, chỉ cần ngâm bình sữa vào bát đựng nước nóng trong vài phút là được. Không dùng lò vi sóng để khử khuẩn bình sữa cho bé.

Có nên hâm cháo cho bé bằng lò vi sóng

Không nên hâm sữa mẹ bằng lò vi sóng

Nấu thức ăn cho trẻ bằng lò vi sóng có tốt

Nhưng mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh chế biến bằng lò vi sóng lại khá tốt khi so sánh với một số phương pháp nấu ăn khác.

Số lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát trong quá trình chế biến bằng lò vi sóng phụ thuộc vào từng loại thức ăn. Một số loại giữ được chất tốt hơn dùng cách hấp (luộc) nhưng lại có loại mất khá nhiều chất; chẳng hạn, súp lơ xanh (bông cải xanh) là loại rau bị bay mất phần lớn chất dinh dưỡng nếu nấu qua lò vi sóng.

Trước hết, mẹ cần quan tâm đến chất liệu vật dụng dùng để chứa đựng thức ăn, đó phải là những đồ dùng chuyên dụng cho lò vi sóng, đảm bảo chất lượng, có tính chịu nhiệt cao. Ví dụ như: đồ sứ, đồ thủy tinh trơn không có hoa văn, nhựa đạt tiêu chuẩn.

Tuyệt đối không dùng những loại bát đĩa thông dùng, có nhiều hoa văn, có viền sắt, kim loại để đưa vào lò vi sóng vì có thể sinh ra độc tố hoặc thậm chí gây tai nạn nổ lò vi sóng.

Với đồ nhựa, bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt các đồ đựng này vào lò vi sóng và cho quay ở nhiệt độ cao trong vòng 30 giây. Nếu vật dụng này trở nên nóng dù không đựng gì thì không nên sử dụng nó.

Có nên hâm cháo cho bé bằng lò vi sóng

Cần lựa chọn chế độ nấu nướng trước khi sử dụng lò vi sóng. Kèm theo đó là khoảng thời gian cần thiết để làm chín thức ăn. Tuyệt đối không luộc trứng trong lò vi sóng vì sẽ gây nổ lò.

Giã đông bằng lò vi sóng là biện pháp giã đông thực phẩm rất an toàn, không gây nhiễm khuẩn và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thật sai lầm nếu giã đông theo cách ngâm vào nước, phơi nắng… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn thâm nhập và gây hại cho bé. Thực phẩm trước khi giã đông bằng lò vi sóng cần tháo bỏ lớp bao bì, vỏ bọc bên ngoài. Sau khi giã đông cần chế biến thực phẩm ngay không nên để lâu ngoài không khí sẽ gây nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn cho bé.

Nên nhớ chỉ nên hâm lại thức ăn cho bé một lần duy nhất, không nên thực hiện hâm nóng nhiều lần đồ ăn dễ bị nhiễm khuẩn gây ngộ độc.

Muốn hâm nóng đồ ăn cần cho chúng vào một chiếc bát chuyên dụng đậy kín nắp lại và chọn chế độ thích hợp, tùy theo khối lượng và loại thức ăn hâm nóng mà bạn sẽ lựa chọn những khoảng thời gian khác nhau.

Sau khi hâm nóng thức ăn xong cần kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi cho bé ăn để bé không bị bỏng miệng.

Công dụng chính của lò vi sóng là hâm nóng. Nếu cháo hay thức ăn mẹ đã nấu chín, để vào tủ lạnh, trước khi ăn có thể cho vào lò vi sóng để hâm lại. Còn các thức ăn cần xào, nấu, có tính chất chế biến, mẹ không nên chọn lò vi sóng mà hãy chọn bếp ga để thực hiện.

Thu Hằng