Cờ rủ treo như thế nào

Cờ Các Nước - Tại Liên Hợp Quốc nếu như một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên qua đời họ sẽ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày. Nước Mỹ khi 1 tổng thống qua đời, họ sẽ treo cờ rủ 30 ngày, 10 ngày dành cho các vị trí phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội.

Vào thế kỷ 17, truyền thống treo cờ rủ bắt đầu xuất hiện trong những dịp tôn nghiêm, để tưởng nhớ hay tại lễ tang của các nguyên thủ cấp quốc gia. Việc treo rủ cờ các nước có những cách thức và ý nghĩa khác nhau.

Cờ rủ được sử dụng để mô tả việc treo cờ quốc gia tại những địa điểm tôn nghiêm, trang trọng trong các dịp lễ đặc biệt như quốc tang các vị nguyên thủ, các sự kiện đau buồn ở trong một quốc gia.

"Half-Mask" là từ để chỉ việc treo cờ rủ trong tiếng Anh, hình thức treo cờ ở giữa cột cờ, chính xác không hơn không kém so với cột cờ, không giống với cách treo cờ bình thường. Các quốc gia trên thế giới gần như áp dụng cách thức treo cờ rủ này, tuy nhiên vẫn có 1 vài ngoại lệ. Bắt đầu bằng cách treo cờ ở đỉnh cột, sau đó diễn ra nghi thức kéo cờ đến vị trí giữa cột cờ. Đặc biệt khi hạ cờ người ta lại 1 lần nữa kéo cờ lên cao trên đỉnh cột rồi mới hạ cờ 1 lần nữa

Một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên Liên Hợp Quốc sẽ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva. Tùy vào quyết định của tổng thư ký mà nghi thức treo cờ rủ được thực hiện vào các ngày lễ đặc biệt khác

Cờ rủ treo như thế nào

Tại Mỹ người ta sử dụng thuật ngữ “half-staff” để mô tả việc treo cờ rủ vào những ngày lễ quan trọng của mình. Tại Mỹ nghi thức treo rủ cờ nước mình diễn ra rất trịnh trọng, Tổng thống là người có quyền quyết định đưa ra lệnh treo cờ rủ trong các đám tang của các nhân vật trọng yếu thuộc chính phủ Hoa Kỳ để tỏ lòng tôn trọng và thương tiếc. Nếu có lệnh treo cờ rủ của Tổng thống, thì cờ các nước, cờ các bang, cờ công ty cũng phải treo tương tự

Các quy định treo cờ rủ nghiêm ngặt được sử dụng ở Mỹ như treo cờ rủ 30 ngày với nguyên thủ Quốc gia, 10 ngày với cấp phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội. Vì là một quốc gia lớn, nên trong 1 năm nước Mỹ có rất nhiều ngày lễ treo cờ rủ khác nhau. Ví dụ như ngày 11/9 tưởng niệm các nạn nhân khủng bố trong ngày này. Gần đây nhất là ngày 17/9 tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát ở tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA).

Tại Ấn Độ, nếu Tổng thống và Phó Tổng thống qua đời cả nước sẽ treo cờ rủ để quốc tang. Đối với các viên chức cấp cao của nhà nước qua đời, cờ rủ chỉ được treo ở thủ đô nước này, thành phố New Delhi. Còn tại các bang, nếu thống đốc bao qua đời thì cờ rủ được treo trong nội thành của bang

Việc treo cờ rủ dành cho các nguyên thủ quốc gia cũng có thể thay đổi và chỉ định ngày nếu sự ra đi của họ trùng với ngày đặc biệt như: ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, ngày sinh nhật của Mahatma Gandhi hay rơi vào Tuần lễ Quốc gia (6-13 tháng Tư hàng năm). Những ngày này chỉ tại nơi chôn cất được treo cờ rủ, mọi hoạt động treo cờ rủ khác gần như không được thực hiện, sau khi được trôn cất, cờ được kéo cao lên bình thường

Ở Đức, 2 ngày 27/2 (tưởng niệm các nạn nhân của Đức Quốc Xã) và ngày Chủ Nhật của tuần thứ 33 trong năm (Ngày Tưởng niệm quốc gia), là 2 ngày đặc biệt để treo cờ rủ trong năm

Treo cờ rủ không giữa cột cờ được thực hiện ngoại lệ ở Anh, cờ rủ được treo tỷ lệ 2/3 so với cột cờ, khác với treo cờ các quốc gia khác. Việc treo cờ rủ tại Anh cũng có những quy định riêng, và chỉ treo vào những ngày cụ thể, đặc biệt, nhưng sẽ ngoại trừ ngày Độc Lập sẽ không treo cờ rủ.

nghi lễ được áp dụng rất nhiều nước khi có Quốc tang. Đây là hình thức để bày tỏ lòng tôn kính với người đã mất (thường là những người có công với Tổ quốc, người giữ chức vụ cao trong bộ máy Nhà nước…) hoặc sử dụng  khi quốc gia gặp đại nạn. Nghi lễ treo cờ rủ không quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách treo cờ rủ như thế nào cho đúng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc về cách treo cờ rủ theo quy định trong Lễ Quốc tang và một số thông tin về nghi lễ Quốc tang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, quý bạn đọc có thể nắm rõ cách treo cờ rủ trang trọng, đúng quy định của nhà nước. Qua đó thực hiện đúng những quy định về treo cờ, tránh những sai sót  làm mất hình ảnh tôn nghiêm của đất nước và những vi phạm đáng tiếc. 

Theo thông báo của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 5/10/2013: "Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Theo đó, trong hai ngày tang lễ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngày 12 và ngày 13/10/2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí".

Lưu ý về treo cờ rủ đúng quy định

Mỗi nước có một quy định về treo cờ quốc tang cờ tang khác nhau. Ở nước ta, trong hai ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các công sở, nơi công cộng phải treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí.

Có nhiều nước quy định quốc tang cờ tang treo lưng lửng giữa giữa chiều cao của cột cờ. Tuy nhiên cũng có nước còn quy định, trong trường hợp có quốc tang, phía trên quốc kỳ có một dải băng đen.

Đối với quy định của Việt Nam, khi có quốc tang, cờ treo như bình thường nhưng có kèm theo một dải băng đen phía trên.

Cờ rủ treo như thế nào

Nghi thức treo cờ rủ trong lễ quốc tang - Ảnh minh họa

Tại Thông tư 01/2010/TT-BNG của Bộ Ngoại giao Việt Nam hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia và nghi thức nhà nước tổ chức một số hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì có quy định chặt chẽ hơn một chút về cờ tang: “Cờ tang được treo cao trên đỉnh cột cờ, phía trên quốc kỳ Việt Nam đính một dải băng đen. Dải băng đen có chiều rộng bằng 01/10 chiều rộng của quốc kỳ, chiều dài tối thiểu bằng 1/2 chiều dài của quốc kỳ.

Theo hướng dẫn của Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Đồng Tháp, khi treo cờ rủ, cần đính vào phía trên Quốc kỳ một vải đen, chiều dài bằng chiều dài của lá Quốc kỳ; chiều rộng bằng 1/10 chiều rộng Quốc kỳ.

Điều 10, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP (17/12/2012) quy định, cờ rủ phải “có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay).

Các biểu hiện khác của việc treo cờ rũ như cờ kéo lên rồi hạn xuống nửa cột hoặc cờ được treo ngược.

Trường hợp một dãy cờ, có thể là cờ nhiều quốc gia hoặc cờ Tổ quốc treo cùng cờ của chủ thể địa phương hay của tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế. Nếu cờ của một quốc gia treo theo quy định quốc tang thì cờ quốc gia khác treo cùng cũng được treo tương tự.

Trong trường hợp nước ta có quốc tang và treo cờ rũ, trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, cờ Tổ quốc hoặc cờ Tổ chức Quốc tế cử cơ quan đại diện không nhất thiết phải treo rũ nhưng theo phép lịch sự cho phép cơ quan đại diện của mình treo cờ rũ.