Công an mặc thường phục là gì

Tôi đi trên đường thì bị hai người mặc thường phục giữ xe lại vì vượt đèn đỏ. Người này tự xưng là cảnh sát giao thông mặc thường phục; đang thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính.

Tôi có yêu cầu họ chứng minh mình là cảnh sát giao thông thì họ cho tôi xem một tập biên bản dùng để xử phạt. Tôi đòi thẻ ngành thì họ bảo khi mặc thường phục thì không phải xuất trình. Vậy cho tôi hỏi CSGT mặc thường phục có được xử phạt không? Trường hợp không được xử phạt thì tôi cần làm gì? Tôi vi phạm lỗi vượt đèn đỏ nhưng CSGT yêu cầu tôi nộp tiền 300.000 luôn thì có đúng không?

Công an mặc thường phục là gì

Với câu hỏi làm sao khi bị cảnh sát giao thông mặc thường phục xử phạt, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất về thẩm quyền của CSGT khi mặc thường phục:

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA , theo đó:

“Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng, phương thức liên lạc; thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

b) Ttuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai đtiến hành kim soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Ttuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kim soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”

Theo đó, CSGT mặc thường phục trong tổ hóa trang chỉ thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông; phát hiện các vi phạm. Sau khi phát hiện thì báo cho bộ phận tuần tra kiểm soát công khai (CSGT mặc đồng phục) để tiến hành xử lý.

Vì vậy, Cảnh sát giao thông mặc thường phục không có thẩm quyền xử phạt hành chính khi bạn vượt đèn đỏ. Làm như vậy là họ đang lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của người dân.

-->Cảnh sát không mặc đúng trang phục có được quyền xử phạt giao thông

Thứ hai, xử lý trong trường hợp Cảnh sát giao thông mặc thường phục

Trong trường hợp những Cảnh sát giao thông mặc thường phục tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì bạn được quyền yêu cầu đưa về trụ sở giải quyết. Tại đây bạn có thể kiến nghị lên người đứng đầu của đơn vị để yêu cầu xử lý trường hợp CSGT không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ tới đường dây nóng của cảnh sát giao thông các tỉnh thành để được hỗ trợ giải quyết.

Thứ ba, về việc nộp phạt tại chỗ khi vi phạm giao thông

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.

Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.

Như vậy:

Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.

-->Cảnh sát tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?

Công an mặc thường phục là gì

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Trường hợp bạn vi phạm lỗi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì căn cứ Điểm e Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy, theo quy định này thì đối với lỗi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đồng thời sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Do đó, mức phạt tiền của bạn đã quá 250.000 thì bạn không được phép nộp phạt tại chỗ. Nên phía CSGT không lập biên bản mà yêu cầu bạn nộp tiền phạt luôn là vi phạm quy định của pháp luật.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi làm sao khi bị cảnh sát giao thông mặc thường phục xử phạt. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.

-->Cảnh sát giao thông có được xử phạt lỗi vi phạm ở khu vực khác

Mục lục bài viết

  • 1. Khi nào CSGT được dừng xe người đi đường?
  • 2. Quy định về trang phục của cảnh sát giao thông
  • 3. CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không?
  • 4. Nội dung tuần tra, kiểm soát
  • 4.1. Nội dung tuần tra
  • 4.2. Nội dung kiểm soát
  • 5.Hình thức tuần tra, kiểm soát
  • 5.1. Tuần tra, kiểm soát cơ động
  • 5.2. Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
  • 5.3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông
  • 6. Phương tiện giao thông của cảnh sát giao thông gồm những gì?

1. Khi nào CSGT được dừng xe người đi đường?

Theokhoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, Cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch chỉ được yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe trong 04 trường hợp sau:

- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có văn bản đề nghị của: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; cơ quan liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Đặc biệt, cũng theo Điều này, CSGT khi tuần tra kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát, xử lý vi phạm nếu: Phát hiện vi phạm an toàn giao thông; phối hợp phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi phạm pháp; phát hiện phương tiện dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.

2. Quy định về trang phục của cảnh sát giao thông

Trang phục của Cảnh sát giao thông

a) Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang;

b) Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

3. CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không?

Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, khi tiến hành kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tổ tuần tra, kiểm soát được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm.

Khi phát hiện vi phạm, CSGT mặc thường phục phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy,CSGT mặc thường phục không được quyền dừng xe xử phạtmà chỉ thực hiện giám sát tình hình giao thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và báo ngay cho bộ phận tuần tra mặc cảnh phục nếu phát hiện vi phạm.

Bên cạnh đó, điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020 cũng nêu rõ:

Cảnh sát giao thông khituần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dântheo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

Theo đó, CSGT bắt buộc phải sử dụng trang phục Cảnh sát khi tuần tra, kiểm sát và xử lý vi phạm giao thông. Bởi vậy, khi yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để xử phạt, CSGT phải mặc cảnh phục.

4. Nội dung tuần tra, kiểm soát

4.1. Nội dung tuần tra

- Giám sát, nắm tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan của người và phương tiện tham gia giao thông. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, điều khiển, giải quyết ùn tắc giao thông hoặc phối hợp giải quyết ùn tắc, sự cố giao thông trên tuyến giao thông đường bộ khi tuần tra, kiểm soát;

- Thực hiện các nội dung công tác khác được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật;

Nội dung tuần tra phải thể hiện trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.2. Nội dung kiểm soát

- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;

Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;

Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;

- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.

5.Hình thức tuần tra, kiểm soát

5.1. Tuần tra, kiểm soát cơ động

Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trực tiếp giám sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông

- Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát; kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề; kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện những nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tại Trạm Cảnh sát giao thông, lắp đặt, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi hình khu vực kiểm soát. Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

5.3. Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Phương tiện giao thông của cảnh sát giao thông gồm những gì?

Phương tiện giao thông: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát, xe chuyên dùng, xe đạp

- Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng), xe chuyên dùng, có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và ti ếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật ;

- Hai bên thành xe ô tô tuần tra, kiểm soát có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), có kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;

- Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe mô tô tuần tra, kiểm soát, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;

- Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau: Tuần tra, kiểm soát cơ động; tuần tra, kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.