Công thức gửi tiết kiệm hàng tháng

Tùy hình thức gửi tiết kiệm, bạn sẽ có cách tính lãi suất ngân hàng khác nhau. Để tính lãi suất ngân hàng nhanh chóng và chính xác, bạn nên nhớ điều kiện áp dụng của từng công thức dưới đây:

1.1. Công thức tính lãi suất đơn

Đây là công thức tính lãi suất không kỳ hạn và lãi suất có kỳ hạn khi bạn không tái tục gốc và lãi.

Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn:

Công thức tính lãi suất: Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/360

Khách hàng gửi tiết kiệm 100,000,000 VND tại ngân hàng Vietcombank với lãi suất không kỳ hạn là 0.10% trong vòng 6 tháng. Cách tính lãi suất ngân hàng trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = 100,000,000 x 0.10% x 180/360 = 50,000 (VND)

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn:

Công thức tính lãi suất: Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi

Khách hàng gửi tiết kiệm 100,000,000 VND tại ngân hàng Vietcombank với lãi suất 3.90%, kỳ hạn 6 tháng, nhận lãi cuối kỳ.Nếu khách hàng tất toán đúng ngày đáo hạn thì cách tính lãi suất ngân hàng sẽ như sau:

Tiền lãi = 100,000,000 x 3.90%/12 x 6 = 1,950,000 (VND)

Như vậy, dù việc rút tiền không linh hoạt bằng gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhưng gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ đem lại lãi suất cao hơn trong cùng khoảng thời gian gửi tiết kiệm. Bạn nên cân nhắc hình thức gửi tiết kiệm này.

1.2. Công thức tính lãi suất kép

Để tính lãi suất kép khi gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn dựa vào hình thức gửi tiết kiệm của mình để áp dụng công thức tương ứng:

  • Với hình thức gửi tiết kiệm tái tục gốc và lãi trong t năm:

Công thức gửi tiết kiệm hàng tháng

Trong đó:

P = tổng tiền gốc

r = lãi suất danh nghĩa hàng năm

n = số lần tái tục gốc và lãi hàng năm

t = số năm bạn gửi tiền tại ngân hàng

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 240.000.000 VND với lãi suất là 5%/năm. Bạn chọn tái tục gốc và lãi hàng tháng trong vòng 20 năm. Số tiền lãi bạn gửi theo công thức trên là:

  • Với hình thức gửi tiết kiệm góp hàng tháng trong t năm


Trong đó:

P = tổng tiền gốc

t = số năm bạn gửi tiền tại ngân hàng

R =1+r*1/2(với r = lãi suất danh nghĩa hàng năm)

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 1.000.000 VND/tháng với lãi suất là 5%/năm. Bạn chọn gửi góp hàng tháng trong vòng 20 năm.

Ta có công thức là:R=1+5%*1/2=1.004167

Số tiền lãi bạn nhận được theo công thức trên là:

Qua 2 ví dụ trên, có thể thấy dù gửi cùng lượng tiền ban đầu trong cùng một khoảng thời gian với cùng một lãi suất nhưng hình thức gửi góp hàng tháng sẽ đem lại tiền lãi cao hơn. Vì vậy, bạn nên cân nhắc gửi tiết kiệm theo hình thức này.

1.3. Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng ở từng thời điểm tất toán

Để biết loại lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng được áp dụng, cần so sánh thời điểm tất toán với thời điểm đáo hạn:

Tất toán trước ngày đáo hạn

Khi tất toán sớm hơn kỳ hạn đã cam kết, số tiền lãi sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Số ngày hưởng lãi suất được tính từ ngày gửi tiết kiệm ngân hàng đến ngày tất toán sổ tiết kiệm.

Ví dụ:

Khách hàng gửi tiết kiệm 100,000,000 VND tại ngân hàng Vietcombank với lãi suất 3.90%, kỳ hạn 6 tháng, nhận lãi cuối kỳ.

Nếu khách hàng tất toán trước kỳ hạn 3 tháng thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 0.1% và tính lãi trong 3 tháng. Cụ thể, cách tính lãi suất ngân hàng sẽ như sau:

Tiền lãi = 100,000,000 x 0.1%/12 x 3 = 25,000 (VND)

Như vậy, bạn nên tránh rút tiền trước hạn vì lãi suất được hưởng sẽ rất thấp so với tất toán đúng hạn.

Rút một phần tiền trước ngày đáo hạn:

Tùy vào gói tiết kiệm bạn chọn nhưng thường thì bạn sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn trên toàn bộ số tiền của sổ tiết kiệm dù bạn chỉ rút một phần tiền.

Ví dụ bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 100,000,000 VND và rút trước hạn 50,000,000 VND thì cả 100,000,000 VND đều hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Đến ngày đáo hạn chưa tất toán sổ tiết kiệm

Trong trường hợp này, thường ngân hàng sẽ tự động tái tục gốc và lãi sang kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn mà bạn đã gửi trước đó. Nếu kỳ hạn trước đó không còn áp dụng, bạn sẽ được tái tục với kỳ hạn ngắn hơn gần nhất.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này sẽ bằng lãi suất với kỳ hạn tương đương ở thời điểm tái tục.

2. Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay

Nhìn chung, Ngân hàng SCB thường là ngân hàng có lãi suất tốt nhất trên thị trường. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bảng lãi suất của các ngân hàng phổ biến nhất dưới đây:

Lãi suất tiết kiệmSCBViệt Á BankVIBVietcombankBIDVVietinBankKỳ hạn 1 tháng3.95%3.85%3.50%2.90%3.10%3.10%Kỳ hạn 3 tháng3.95%3.85%3.50%3.20%3.40%3.40%Kỳ hạn 6 tháng5.70%6.20%5.50%3.80%4.00%4.00%Kỳ hạn 12 tháng6.80%6.70%6.19%5.50%5.60%5.60%Kỳ hạn 24 tháng6.80%7.20%6.10%5.30%5.60%5.60%

Lãi suất tiết kiệmSCBBIDVVietinKỳ hạn 1 tháng3.95%3.10%3.10%Kỳ hạn 3 tháng3.95%3.30%3.40%

** Bảng lãi suất chỉ mang tính tham khảo cho tháng 5 năm 2021. Hãy vào website chính thức của các ngân hàng để cập nhật lãi suất mới nhất.

3. Nên gửi tiết kiệm ngân hàng như thế nào?

Bước 1: Cân nhắc lãi suất thực tại thời điểm gửi tiết kiệm ngân hàng

Bạn nên cân nhắc về lãi suất thực (lãi suất ngân hàng niêm yết – tỷ lệ lạm phát) bởi nếu lãi suất ngân hàng niêm yết thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực của bạn sẽ âm và sức mua của số tiền trong tay bạn sẽ không tăng lên dù bạn có gửi tiết kiệm.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lạm phát trung bình 3 quý đầu năm 2020 rơi vào khoảng 4%. Còn lãi suất tiết kiệm đang dưới 4.00% với kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 4.00% đến 7.30% với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Như vậy, lãi suất thực của bạn trong kỳ hạn dưới 6 tháng gần như là âm. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc gửi tiết kiệm kỳ hạn dài từ 6 tháng trở lên hoặc đầu tư vào các kênh có rủi ro cao hơn một chút nếu muốn lãi suất thực cao hơn.

Bước 1: Cân nhắc lãi suất thực tại thời điểm gửi tiết kiệm ngân hàng

Bạn nên cân nhắc về lãi suất thực (lãi suất ngân hàng niêm yết – tỷ lệ lạm phát) bởi nếu lãi suất ngân hàng niêm yết thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực của bạn sẽ âm và sức mua của số tiền trong tay bạn sẽ không tăng lên dù bạn có gửi tiết kiệm.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lạm phát trung bình 3 quý đầu năm 2020 rơi vào khoảng 4%. Còn lãi suất tiết kiệm đang dưới 4.00% với kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 4.00% đến 7.30% với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Như vậy, lãi suất thực của bạn trong kỳ hạn dưới 6 tháng gần như là âm. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc gửi tiết kiệm kỳ hạn dài từ 6 tháng trở lên hoặc đầu tư vào các kênh có rủi ro cao hơn một chút nếu muốn lãi suất thực cao hơn.

Bước 2: Xác định nhu cầu của mình trước khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền của mình để lựa chọn được kỳ hạn gửi tiền, phương thức trả lãi và phương thức nhận lãi phù hợp.

Kỳ hạn gửi tiền

Tối ưu nhất, bạn nên mở 2 sổ tiết kiệm để linh hoạt rút tiền và phân bố rủi ro:

  • Một sổ tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng: Vì kỳ hạn 1 tháng là linh hoạt nhất khi cần rút tiền đột xuất trong khi lãi suất không chênh lệch nhiều với kỳ hạn 3 tháng.

  • Một sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng: Vì lãi suất của kỳ hạn này cao hơn hẳn kỳ hạn 6 tháng mà không chênh lệch nhiều với kỳ hạn 24 – 36 tháng.

Công thức gửi tiết kiệm hàng tháng

** Các bảng lãi suất chỉ mang tính tham khảo cho tháng 1 năm 2021. Hãy vào website chính thức của các ngân hàng để cập nhật lãi suất mới nhất.

Phương thức nhận lãi

Bạn nên chọn lãi suất cố định để nhận tiền lãi đều đặn mỗi kỳ. Bạn chỉ nên chọn lãi suất thả nổi để hưởng lãi tốt hơn khi cực kỳ chắc chắn lãi suất có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Phương thức trả lãi

Bạn nên nhận lãi cuối kỳ để hưởng mức lãi cao nhất hàng tháng. Bạn chỉ nên chọn nhận lãi định kỳ nếu cần tiền vào ngày/tháng/năm cụ thể và chọn nhận lãi đầu kỳ nếu cần tiền gấp vì lãi suất của hai phương thức này thấp hơn hẳn.

Bước 3: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Nhìn chung, nhóm Ngân hàng TMCP và nhóm Ngân hàng Quốc doanh đều được Ngân hàng Nhà nước bảo trợ và kiểm soát chặt chẽ nên dù gửi ở ngân hàng nào, món tiền của bạn cũng tương đối an toàn.

Lãi suất tiết kiệmSCBViệt Á BankVIBVietcombankBIDVVietinBankKỳ hạn 1 tháng3.95%3.85%3.50%2.90%3.10%3.10%Kỳ hạn 3 tháng3.95%3.85%3.50%3.20%3.40%3.40%Kỳ hạn 6 tháng5.70%6.20%5.50%3.80%4.00%4.00%Kỳ hạn 12 tháng6.80%6.70%6.19%5.50%5.60%5.60%Kỳ hạn 24 tháng6.80%7.20%6.10%5.30%5.60%5.60%

** Bảng lãi suất chỉ mang tính tham khảo cho tháng 5 năm 2021. Hãy vào website chính thức của các ngân hàng để cập nhật lãi suất mới nhất. Với ngân hàng SCB, lãi suất kỳ hạn 12 tháng 7.30% chỉ áp dụng cho món tiền từ 500 tỷ đồng trở lên.

Từ bảng lãi suất tiết kiệm trên, có thể thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB là ngân hàng có lãi suất cao nhất ở cả kỳ hạn 1 tháng và kỳ hạn 12 tháng. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc chọn ngân hàng này cho cả 2 sổ tiết kiệm.

Có thể thấy, công thức tính lãi suất ngân hàng là công cụ cần thiết để có thể dễ dàng so sánh, lựa chọn ngân hàng và tối ưu chiến lược gửi tiết kiệm. Vì vậy, bạn nên nhớ từng điều kiện áp dụng để lựa chọn đúng công thức cho trường hợp của mình và tính lãi nhanh chóng.