Công việc liên quan đến văn hóa giải trí năm 2024

Ngoài mức lương cố định thì bạn còn được nhận service charge và tiền tip từ khách hàng. Nếu bạn quyết tâm, kiên trì và có khả năng thực sự thì bạn sẽ nhanh chóng trở thành trưởng các bộ phận, nhà quản lý thực thụ, giám sát mức lương trung bình là 24 triệu đồng/tháng.

Hướng dẫn viên du lịch là một trong những công việc được nhiều sinh viên yêu thích

2. Công ty Lữ hành, các doanh nghiệp có bộ phận lữ hành

Vị trí, chức danh

Mức lương [VNĐ/tháng]

Tour Guide - Hướng dẫn viên Du lịch

Hướng dẫn viên nội địa: 3,5 - 6 triệu

Hướng dẫn viên quốc tế: 5 - 9 triệu

ngoài ra còn có các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch, thu nhập có thể từ 10-30 triệu/tháng

Tour operator - Chuyên viên điều hành tour

7 - 10 triệu

Sale tour - Nhân viên đại lý

5 - 8 triệu

ngoài ra còn có mức chiết khấu/thưởng theo doanh số trên tổng giá trị sản phẩm bán ra

3. Các công việc khác

Cơ hội việc làm của ngành du lịch khác là trở thành chuyên viên làm việc tại các cơ quan nhà nước, ví dụ như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quản lý du lịch địa phương, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch,… Nếu bạn yêu thích công việc giảng dạy nghiên cứu bạn có thể làm tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu như giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Nghiên cứu viên,…

Phẩm chất đặc trưng cần có của người làm du lịch là quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe, nhạy cảm, tâm lý, thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống,… Ngoài ra, cần trang bị khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và ngoại ngữ tốt cũng như vốn kiến thức về các lĩnh vực văn hóa - xã hội phong phú và toàn diện.

Các cơ sở đào tạo uy tín mang cơ hội học tập và cơ hội việc làm tới sinh viên:

Lựa chọn nơi đào tạo Du lịch uy tín, chất lượng cũng chính là tạo ra bàn đạp vững chắc để mang đến thành công cho bạn. Có một số địa chỉ đáng tin cậy, được đánh giá cao trong việc giảng dạy để bạn tự tin gia nhập ngành “công nghiệp không khói” này như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Duy Tân [Đà Nẵng], Khoa Du lịch - Đại học Huế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. HCM, Đại học Tôn Đức Thắng,... Riêng tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân là một địa chỉ nức tiếng trong đào tạo Du lịch. Hiện tại, Nhà trường đào tạo các ngành gồm Quản trị Du lịch & Khách sạn, Quản trị Du lịch & Lữ hành, Quản trị Du lịch & Nhà hàng. Ngoài ra, Duy Tân cũng hợp tác và tiếp nhận các chương trình đào tạo tiên tiến và quốc tế từ Đại học Bang Pennsylvania [PSU] - Đại học danh tiếng ở Mỹ để đào tạo Du lịch. Bên cạnh đó, cũng có nhiều chương trình Du học Tại chỗ lấy bằng quốc tế tại Hoa Kỳ được triển khai.

Với nhu cầu nhân lực xã hội hiện nay thì tìm việc không khó. Thay vì lo lắng, băn khoăn, các bạn nên bắt tay ngay vào chuẩn bị cho những điều kiện cần và đủ trước khi bước vào thị trường lao động để có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong tương lai.

Liệu bạn đã biết: Học ngành Văn hoá học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm, mức lương ra sao? Ngành học này phù hợp với những ai? Cùng Zunia tìm những thông tin qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

1. Mức lương của ngành Văn hoá học

Theo careerbuilder.vn, mức lương ngành Văn hóa học được phân thành 2 bậc như sau:

- Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.

- Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.

2. Học ngành Văn hoá học ra trường làm gì?

Việc chọn ngành học không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đến sở thích và khả năng của mỗi người mà còn cần phải đưa ra quyết định về tương lai nghề nghiệp. Với ngành Văn hoá học, câu hỏi thường gặp là: Khi theo học tại các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Văn hoá học ra trường bạn sẽ làm gì?. Ngành Văn hoá học không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về văn hóa và xã hội, mà còn có thể đưa bạn đến những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và thú vị. Cùng Zunia tìm hiểu rõ hơn về những cơ hội nghề nghiệp mà ngành Văn hoá học mang lại qua bài viết dưới đây nhé!

2.1. Các vị trí công việc của Cử nhân ngành Văn hoá học

Cử nhân ngành Văn hoá học có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

- Chuyên viên tư vấn văn hóa: đưa ra các khuyến nghị về văn hóa cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, và các sự kiện.

- Chuyên viên văn hóa: đảm nhiệm các hoạt động quản lý văn hóa, bao gồm quản lý các chương trình nghệ thuật, triển lãm, sự kiện, công ty sản xuất văn hóa và thương mại.

- Quản lý dự án văn hóa: lập kế hoạch, giám sát và thực hiện các dự án văn hóa.

- Biên tập viên văn hóa: viết, sửa và chỉnh sửa nội dung văn hóa cho các báo, tạp chí, trang web, tài liệu văn phòng.

- Giảng viên Văn hóa học: giảng dạy các môn học về văn hóa, lịch sử và triết học cho các trường đại học và cao đẳng.

- Nhà nghiên cứu văn hóa: nghiên cứu, phân tích và viết về các vấn đề văn hóa và lịch sử.

- Nhân viên thư viện và bảo tàng: quản lý và bảo quản các tài liệu, sách, bức tranh và các tư liệu khác trong thư viện và bảo tàng.

Ngoài ra, Cử nhân ngành Văn hoá học có thể phát triển sự nghiệp của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, tư nhân cho đến giáo dục và truyền thông. Nếu các bạn còn thắc mắc về các vị trí công việc của Cử nhân ngành Văn hoá học, các bạn có thể tham gia các Sự kiện Tư vấn Tuyển sinh và Hướng nghiệp do các trường đại học tổ chức để được giải đáp cùng các giảng viên hàng đầu nhé!

2.2. Cơ hội việc làm của ngành Văn hoá học

Cử nhân ngành Văn hoá học có thể làm việc ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, tư nhân và giáo dục. Dưới đây là một số lựa chọn về nơi làm việc cho người tốt nghiệp ngành Văn hoá học:

- Tổ chức phi lợi nhuận: Các tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như các tổ chức văn hóa, các tổ chức giáo dục, các tổ chức y tế và các tổ chức xã hội, thường cần tuyển dụng những người có kiến thức về văn hóa để giúp họ phát triển các chương trình và dịch vụ văn hóa.

- Chính phủ: Các cơ quan chính phủ, bao gồm bộ văn hóa, thể thao và du lịch, cũng có thể tuyển dụng các chuyên gia văn hóa để giúp định hình và thúc đẩy chính sách văn hóa.

- Tư nhân: Các công ty sản xuất văn hóa, bao gồm truyền thông và giải trí, cũng cần những người có kiến thức về văn hóa để phát triển và quản lý các sản phẩm và chương trình văn hóa.

- Giáo dục: Nhiều cử nhân ngành Văn hoá học quyết định trở thành giáo viên hoặc giảng viên để giảng dạy văn hóa học cho các học sinh, sinh viên hoặc khách du lịch.

Tất cả những nơi làm việc trên đều có thể đưa đến cho các cử nhân ngành Văn hoá học nhiều cơ hội nghề nghiệp thú vị và đầy thử thách, tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng của từng người. Ngoài ra, các bạn có thể nghe thêm Podcast Hướng nghiệp ngành Văn hoá học do Zunia sưu tầm và tổng hợp để tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành học này.

3. Ngành Văn hoá học phù hợp với những ai?

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:

- Có khả năng sáng tạo, linh hoạt;

- Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;

- Biết cách phân tích, tổng hơp thông tin;

- Nghiêm túc, chịu khó trong công việc;

- Tính nhẫn nại và tỉ mỉ;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe;

- Tự tin, bản lĩnh trước đám đông;

- Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương;

- Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, không chỉ các bạn yêu văn hóa mới phù hợp với ngành này. Văn hoá học là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến nhiều khía cạnh của cuộc sống và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục đến kinh doanh, marketing và du lịch. Do đó, ngành Văn hoá học có thể phù hợp với nhiều người có nhiều sở thích và khả năng khác nhau. Vì thế, các thí sinh có thể cân nhắc việc lựa chọn ngành Văn hoá học cho định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Chủ Đề