Đặc điểm của truyện dân gian Bình Phước là gì

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

Huyện Sử [Thới Bình – Cà Mau], một trong những địa danh được phản ánh trong truyện dân gian về địa danh thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân.
Ảnh: Bến đò Huyện Sử. Nguồn: baoanhdatmui.vn

Hai câu ca dao quen thuộc đó nói lên truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam nhắc nhở tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Với người dân vùng châu thổ Cửu Long, tình cảm ấy lại còn đặc biệt mang đặc trưng vùng đất con người miền Tây. Một trong những biểu hiện của tình cảm cao đẹp ấy là người dân đã lấy tên các bậc tiền hiền để đặt tên xóm tên làng mà họ đã có công gầy dựng. Cách đặt địa danh như thế mang ý nghĩa nhân văn và giáo dục thật lớn lao. Bên cạnh đó, sự biết ơn còn thể hiện trong nhiều truyện dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Trong mảng truyện dân gian có truyện về địa danh ở Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] phản ánh tâm tư, tình cảm và cảm thức thẩm mỹ của người dân ĐBSCL về vùng đất mà họ sinh sống, phản ánh đời sống của người dân vùng đất mới. Truyện dân gian địa danh có nhiều truyện mang nội dung ca ngợi những bậc tiền nhân đã khai phá, kiến tạo quê hương. Thí dụ như trong quyển “Văn học dân gian Bạc Liêu” có 8 truyện mang nội dung ca ngợi tiền nhân đã có công gầy dựng xóm làng trong tổng số 24 truyện dân gian về địa danh. Trong quyển “Nghìn năm bia miệng” [2 tập] có 11/31 truyện địa danh ca ngợi tiền nhân. Qua đó, đủ hiểu tình cảm tri ân của người dân vùng ĐBSCL dành cho các bậc tiền hiền rất lớn lao. ĐBSCL có nhiều địa danh lấy tên nhân vật hoặc sự kiện có liên quan đến nhân vật ấy. Ví dụ: Ngã ba Ông Trạch, chợ Phó Sinh, rạch Bà Cường, quẹo Bà Muồng, rạch Mồ Thị Cư, cầu Hương Lễ,...

Các bậc tiền nhân - những con người đầu tiên đặt chân đến vùng đất này đã gặp và vượt biết bao khó khăn, gian khổ để cải tạo thiên nhiên để dung thân. Trong hoàn cảnh “thân cô thế cô”, giữa “rừng vây tứ hướng cọp gầm bốn phương”, cha ông ta vẫn bền bỉ, gan góc chịu đựng để đặt nền móng cuộc sống mới. Những đoàn người sau đến tiếp thu đất rộng nước trong thì luôn ghi ân trong dạ người đi trước. “Lai lịch địa danh Huyện Sử” là một điển hình. Vào khoảng những năm đầu của thế kỷ XX, vùng đất Huyện Sử [Thới Bình - Cà Mau] còn là một vùng hoang vu. Cây cỏ, rừng rậm mọc um tùm, rắn rết và cọp rằn nhiều vô số kể. Ông Lê Văn Sử, tương truyền là một quan huyện xứ Sài Gòn- Gia Định. Từ những năm 1920, nhận thấy vùng đất này có triển vọng nên ông Huyện Sử bèn đưa người, đưa tiền ra xuống đây khai hoang. Thổ nhưỡng, khí hậu ở đây rất hiền hòa, cây lúa, cây mía trồng xuống đều trúng đậm. Ông Huyện Sử chiêu mộ bà con ở trên miệt Bến Bàu, Bàu Ráng, Vịnh Chèo, Bãi Giá xuống, tiếp tục khai hoang, mở rộng diện tích lập nghiệp. Khi dân cư đã đông đúc, ông Huyện Sử bỏ tiền xây dựng chợ và nhà thờ. Đến năm 1945, ông Huyện Sử về Sài Gòn. Người ta không rõ ông mất hồi nào và yên nghỉ ở đâu, chỉ biết mộ phần của bà Trương Thị Giang [vợ ông Huyện Sử] và bà thân ông Huyện hiện đang còn tại Đất thánh nhà thờ Huyện Sử. Nhớ ơn người khai phá, bà con nơi đây đặt tên cho vùng đất này là Huyện Sử. Gắn liền đó là chợ Huyện Sử và nhà thờ Huyện Sử. Hay như “Sự tích ngã ba Ông Trạch” kể rằng: Cách đây hơn thế kỷ, vùng đất Phước Long [Bạc Liêu] còn rất hoang vu, trũng thấp. Có một đoàn người chọn vùng đất này làm điểm dừng chân. Trong đoàn di dân này có gia đình ông Nguyễn Văn Trạch, một gia đình khá giả từng tham gia phong trào nghĩa quân. Ông Trạch làm nhiều chuyện giúp ích cho bà con. Đặc biệt, “ngoài việc giết cọp dữ trừ họa cho người nhà và dân làng, ông Trạch còn săn bắt được nhiều thú rừng tạo thêm thu nhập cho gia đình. Và để tưởng nhớ công ơn khai mở vùng đất mới và diệt trừ thú dữ bảo vệ dân làng của gia đình ông Trạch, bà con nơi đây đặt tên cho một ngã ba đường trong vùng là ngã ba Ông Trạch” [Văn học dân gian Bạc Liêu, trang 14].

Nhìn chung, truyện dân gian về địa danh ở ĐBSCL thường hướng về các bậc tiền nhân đã gầy dựng ban đầu với tấm lòng tri ân sâu sắc. Lòng biết ơn ấy là biểu hiện của tinh thần “Cây cội nước nguồn”, hướng về tiên tổ và những người đã kinh qua bao gian khổ để khai phá, cải tạo môi trường sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp sau.

Mảng thứ hai trong nội dung ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân thời mở đất là truyện vinh danh những người đã đem công sức, của cải thậm chí là mạng sống của mình để bảo vệ sự bình yên cho đồng bào, làng xóm. Các truyện này có bối cảnh là các xóm làng gặp tai ương, bất trắc... Khi đó, xuất hiện những con người hào hiệp dám xả thân bảo vệ bà con. Tiêu biểu cho mảng nội dung này có các truyện: Sự tích rạch Cái Rắn, Rạch Mồ Thị Cư, Sự tích miếu Ông Cù, Cầu Hương Lễ,... Nhân vật chính vị nghĩa vong thân, sống tình nghĩa nên nhân dân mãi nhắc nhớ về họ bằng cách đặt tên họ cho xóm, cho quê của mình. Đó là một ông Hương Lễ hay làm phước: thấy cây cầu gập ghềnh, chật hẹp là ông liền bỏ tiền xây cầu mới; thấy con đường làng sình lầy ông cho đắp con đường mới, mua đá xanh lót từng phiến dài; phía trong sở ruộng của ông, ông đào một cái ao rộng hơn nửa mẫu chứa nước ngọt cho dân chúng dùng,... Trước khi qua đời, ông căn dặn người nhà không được ma chay linh đình, lấy tiền mà làm việc thiện. Người ta đặt cho một trong những chiếc cầu mà ông xây dựng là cầu Hương Lễ [“Cầu Hương Lễ”]. Hay chuyện một bà thầy thuốc hết lòng vì người bệnh: dẫu có xa xôi, tối tăm đến mấy bà cũng sẵn lòng đi chữa, tuyệt nhiên không lấy một đồng nào. Khi bà mất người ta gọi cái đìa cạnh nhà bà là đìa Bà Thầy để nhớ người thầy thuốc hết lòng [“Sự tích đìa Bà Thầy”]. Mảng nội dung này còn có những câu chuyện thật bi tráng: nghe tin dân làng Phú Nhuận [Cai Lậy- Tiền Giang] bị nạn rắn dữ hoành hành một ông thầy rắn phương xa đã lặn lội về ra tay cứu giúp và chết vì rắn cắn. Lòng nghĩa khí ấy mãi được nhân dân làng Phú Nhuận khắc ghi bằng tên con rạch Cái Rắn [“Sự tích rạch Cái Rắn”]; hay cô Cư - một cô gái đang tuổi xuân xanh - đã can trường đấu với chúa cọp để đổi lấy sự bình yên cho gia đình và làng xóm. Sau trận tử chiến đó cô đã hy sinh [“Sự tích rạch Mồ Thị Cư”]... Mảng nội dung này còn đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình khai hoang lập ấp ở ĐBSCL của các bậc tiền nhân: đó là quá trình khắc phục và chế ngự thiên nhiên để tìm cuộc sống bình yên.

Ngày nay, các địa danh này có nơi không trở thành địa danh hành chính, nhưng nó mãi được nhân dân sử dụng như một thói quen thể hiện tấm lòng thơm thảo với tiền nhân.

Đặng Duy Khôi

Sách tham khảo và trích dẫn:

1. Văn học dân gian Bạc Liêu, Chu Xuân Diên [chủ biên], NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005 2. Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hữu Hiếu, NXB Đồng Tháp, 1988. 3. Nam kì cố sự, Nguyễn Hữu Hiếu, NXB Đồng Tháp, 1997. 4. Nghìn năm bia miệng [2 tập], Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, NXB TP Hồ Chí Minh, 1999.

Hay nhất

Đặc điểm củatruyền thuyết , truyện cổ tích ,truyện cười ,truyện ngụ ngôn

* Chung: - Theomô- típ,dị bản

Còn riêng thì:

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kểvềcác nhân vật vàsựkiện cóliên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể hiện tháiđộ vàcách đánh giácủa nhân dânđối với các sựkiện, nhân vật lịch sử.

Cổ tích
- Truyện cổtích làloại truyện dân gian kểvềcuộcđời của một sốkiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thểhiệnước mơniềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiệnđối với các ác, giữa sựcông bằng đối với sựbất công .
Ngụ ngôn
- Làloại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười
- Làloài truyện kểvềnhững hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Đó là theo ý kiến của chị! Chúc em học tốt

Đồng bào S’tiêng biểu diễn cồng chiêng tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng - Ảnh: S.H

Dân nhạc của người S’tiêng hết sức độc đáo với nghệ thuật cồng chiêng cùng các loại nhạc cụ. Trước tiên và quan trọng nhất phải kể đến cồng chiêng - một loại hình tiêu biểu, có giá trị nghệ thuật cao. Trong tất cả lễ hội, hoạt động giao lưu văn hóa, nhu cầu giải trí và sinh hoạt của cộng đồng cư dân S’tiêng đều có sự tham gia biểu diễn của cồng chiêng. Cấu trúc cồng chiêng gồm hai loại: goong [cồng] có 5 cái, mặt có núm; ching [chiêng] có 6 cái, không núm. Cồng chiêng không dùng dùi mà chỉ sử dụng tay khi biểu diễn. Đối tượng tham gia biểu diễn chủ yếu là nam giới. Ngoài cồng chiêng thì người S’tiêng có các loại nhạc khác như khèn môi, sáo, tiêu, trống, đàn tre, đàn gió... Khèn môi, sáo, tiêu là những loại nhạc cụ dùng chủ yếu vào mục đích giao lưu kết bạn, để trai gái hẹn hò. Đàn tre thường được treo trong nhà. Đàn tre, trống được biểu diễn cùng với các loại nhạc cụ khác trong sinh hoạt văn hóa của người S’tiêng.

Dân vũ là một loại hình trình diễn dân gian độc đáo của người S’tiêng, đặc biệt là các điệu múa. Thông qua những động tác hình thể để thể hiện những hoạt động văn hóa thường ngày, được hình thành trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên, như múa lục lạc, múa trong biểu diễn cồng chiêng, múa bà bóng... Trong đó tiêu biểu là múa bà bóng. Tùy vào từng gia đình và quy mô của lễ hội mà số người tham gia biểu diễn khác nhau. Múa bà bóng hầu hết là nữ và được biểu diễn trên nền nhạc cồng chiêng, lục lạc, trống... Động tác múa chủ yếu là sự chuyển động của đôi tay, đôi chân. Thời lượng múa không hạn định. Diễn tiến kéo dài theo diễn trình của lễ cúng bà bóng. Múa bà bóng không chỉ phục vụ lễ hội mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân.

Người S’tiêng có khá nhiều truyền thuyết, truyện kể, thơ ca dân gian nói về nguồn gốc tộc người, sự tích các vị thần, lịch sử đấu tranh và xây dựng của cộng đồng, những sinh hoạt thường ngày, tình yêu nam nữ... Trong đó hát tâm pơt, pơn rao là hai loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc S’tiêng. Loại hình nghệ thuật này có từ lâu đời và được truyền lại từ đời này sang đời khác. Cả hai loại hình đều có một phương thức thực hiện tương tự là những người lớn tuổi thường hát kể cho con cháu trong gia đình nghe. Có những câu chuyện, thời gian kể kéo dài hơn 5 giờ liên tục. Câu chuyện ngắn cũng phải mất 2-3 giờ kể. Thời gian thực hiện loại hình nghệ thuật này thường vào buổi tối. Do dung lượng khá dài nên thường mỗi tối hát kể một đoạn, hôm sau hát kể tiếp. Cứ như thế, kể xong câu chuyện này thì chuyển sang câu chuyện khác. Người S’tiêng còn có các làn điệu hát ru, hát dân ca, hát la nao [hát tự sự về một chủ đề nào đó]...

Nghệ thuật trình diễn dân gian của cư dân S’tiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng cư dân. Mặc dù có những biến động xã hội và các tác nhân khác làm mai một một số giá trị và loại hình. Tuy nhiên, số lượng di sản duy trì trong cộng đồng cư dân còn khá lớn, vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của họ. Nghệ thuật trình diễn dân gian là một bộ phận quan trọng trong vốn di sản phi vật thể quý giá của người S’tiêng nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Nguyễn Tất Thắng
Bảo tàng tỉnh Bình Phước

Video liên quan

Chủ Đề