Đại học Ngoại ngữ Huế xét học bạ đợt 2

TTH - Điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học (ĐH) Huế năm nay tăng trung bình khoảng 1 - 1,5 điểm.

Đại học Ngoại ngữ Huế xét học bạ đợt 2

Thí sinh chưa làm thủ tục nhập học ngay mà cần trải qua bước đăng ký xét tuyển

Trường đại học Ngoại ngữ có mức điểm trúng tuyển cao nhất 

Ngày 30/6, Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế công bố kết quả sơ tuyển đợt 1 năm 2022 theo phương thức xét kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (xét học bạ) vào ĐH hệ chính quy của các trường ĐH thành viên; các trường, khoa thuộc ĐH Huế và Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị. Mức điểm trúng tuyển các ngành dao động từ 18 - 27,5 điểm.

Đợt 1 năm nay, ngành sư phạm tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ) có mức điểm trúng tuyển cao nhất (27,5 điểm; tăng 1,5 điểm so với năm ngoái). Đáng chú ý, có những ngành mức điểm tăng cao hơn so với năm ngoái, như sư phạm tiếng Trung Quốc tăng 1,75 điểm (năm nay 25,75 điểm), ngôn ngữ Anh tăng 2,5 điểm (năm nay 25,5 điểm), ngôn ngữ Trung Quốc tăng 2 điểm (năm nay 26 điểm), ngôn ngữ Nhật tăng 2 điểm (năm nay 25 điểm). “Năm nay, có 3 lý do khiến điểm chuẩn các ngành tăng, trong đó lượng hồ sơ nhiều hơn mọi năm (gần 5.000 hồ sơ so với con số hơn 3.000 của năm trước). Thứ hai là điểm của thí sinh theo phương thức này cao và cuối cùng, do năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có lọc ảo theo phương thức này nên nhà trường xác định tỷ lệ ảo thấp hơn”, ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại ngữ phân tích.

Nhóm ngành du lịch cũng có mức điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ tăng. Nếu mức điểm chuẩn các ngành thuộc Trường Du lịch trong năm 2021 dao động từ 18 - 24 điểm thì năm nay điểm trúng tuyển được công bố ở mức 19,5 - 26 điểm, với ngành cao nhất là quản trị du lịch và khách sạn (26 điểm).

Mặt bằng chung điểm chuẩn phương thức xét học bạ các ngành sư phạm cũng tăng khá cao. Năm 2022, mức điểm chuẩn các ngành thuộc Trường ĐH Sư phạm từ 19 - 27 điểm, cao hơn so với năm trước đó (năm 2021 từ 18 - 24 điểm). Các ngành có mức điểm chuẩn cao nhất là giáo dục tiểu học (đào tạo bằng tiếng Anh), sư phạm toán học, sư phạm toán (đào tạo bằng tiếng Anh) đều có chung mức 27 điểm.

Tại Trường ĐH Luật và Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, nhìn chung mức điểm chuẩn bằng năm ngoái, trong đó hai ngành luật và luật kinh tế đều có cùng mức điểm là 20 điểm; các ngành thuộc Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có chung mức điểm là 18 điểm.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng Ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế đánh giá, điểm chuẩn phương thức xét học bạ năm nay nhiều ngành bình quân tăng từ 1- 1,5 điểm, do có nhiều thí sinh điểm cao nộp hồ sơ theo phương thức này. Đây là cũng là năm có mức điểm cao (27,5 điểm) so với các năm trở lại.

Đủ điểm nhưng chưa chắc đậu

Điều thí sinh cần lưu ý là, năm nay có sự thay đổi rất lớn về quy chế trong tuyển sinh. Năm nay, thí sinh cũng chưa làm thủ tục nhập học ngay sau khi điểm chuẩn phương thức xét học bạ được công bố.

TS. Nguyễn Quang Lịch, Phó Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế nhấn mạnh, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1, hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định.

Với các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét học bạ, để chính thức trúng tuyển, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8/2022, thí sinh phải đăng ký xét tuyển ngành này trên Cổng thông tin tuyển sinh (hệ thống) của Bộ GD&ĐT. Nếu thí sinh xác định học ngành này (sau khi đáp ứng điều kiện tốt nghiệp THPT và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên), khi đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, thí sinh xếp ngành này vào nguyện vọng cao nhất (nguyện vọng 1) để chắc chắn trúng tuyển. “Nếu đăng ký nguyện vọng 1 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, thứ tự ưu tiên phương thức học bạ bị đẩy lùi và chưa chắc thí sinh đã trúng tuyển theo nguyện vọng của phương thức này”, đại diện bộ phận tư vấn tuyển sinh ĐH Huế giải thích.

Năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ lọc ảo chung cho tất cả các phương thức. Hệ thống lọc ảo đảm bảo thí sinh chỉ trúng tuyển vào một ngành duy nhất (nếu đủ điều kiện trúng tuyển) ở nguyện vọng cao nhất (nếu thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ không xét các nguyện vọng tiếp theo, nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ xét đến nguyện vọng 2… Quá trình này lặp lại cho đến khi thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng nào đó hoặc khi hệ thống xét hết tất cả nguyện vọng của thí sinh).

Đại diện ĐH Huế nhấn mạnh, kết quả sơ tuyển của thí sinh sẽ bị hủy nếu điểm thực tế của thí sinh thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành sau khi đối sánh điểm do thí sinh nhập với điểm học bạ của thí sinh; hoặc không đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

Năm 2022, phương thức xét học bạ và tuyển thẳng được Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế dành nhiều chỉ tiêu hơn cả.

Đại học Ngoại ngữ Huế xét học bạ đợt 2

Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế

Các phương thức tuyển sinh bao gồm:

Đại học Ngoại ngữ Huế xét học bạ đợt 2

Phương thức 1. Xét học bạ.

Đối tượng: thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 và cả những năm trước đó

ĐXT = Tổng điểm trung bình chung 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, làm tròn đến 1 chữ số thập phân;

Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022

– Điểm xét tuyển phải là điểm thi của kỳ thi TN THPT năm 2022;

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐH Ngoại ngữ

* Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm học bạ hoặc điểm thi TN THPT năm 2022

– Ngành Sư phạm Tiếng Anh  Ngôn ngữ Anh: Thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2022) đạt IELTS 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT 80 điểm trở lên. Riêng với ngành Ngôn ngữ Anh, thí sinh phải có tổng điểm (2 môn còn lại) từ 12,00 điểm trở lên, ngành Sư phạm Tiếng Anh thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng với ngành đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định.

– Các ngành còn lại (Trong tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh): Thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2022) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 72 điểm trở lên và có tổng điểm 02 môn còn lại trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định đối với các ngành Sư phạm; đạt từ 12,00 điểm trở lên đối với các ngành còn lại.

– Ngành Ngôn ngữ Nhật: Thí sinh tốt nghiệp THPT có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2022) đạt N3 trở lên và có tổng điểm 02 môn còn lại trong tổ hợp môn đạt từ 12,00 điểm trở lên

– Ngành Sư phạm Tiếng Trung và Ngôn ngữ Trung: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Trung Quốc HSK trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2022) đạt HSK4 với điểm 270/300 điểm trở lên và có tổng điểm 02 môn còn lại trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của các ngành đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định đối với ngành Sư phạm tiếng Trung; đạt từ 12,00 điểm trở lên đối với ngành Ngôn ngữ Trung.

– Đối với ngành Ngôn ngữ Hàn: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Hàn Quốc TOPIC II trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2022) đạt 151 điểm trở lên và có tổng điểm 02 môn còn lại trong tổ hợp môn đạt từ 12,00 điểm trở lên

* Ưu tiên xét tuyển thí sinh có quốc tịch Việt Nam học và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài

Ưu tiên xét tuyển với các trường hợp sau:

– Thí sinh học bằng tiếng Anh và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài vào tất cả các ngành của trường.

– Thí sinh học bằng tiếng Trung Quốc và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài vào các ngành Sư phạm Tiếng Trung và Ngôn ngữ Trung Quốc.

– Thí sinh học bằng tiếng Pháp và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài vào các ngành Sư phạm Tiếng Pháp và Ngôn ngữ  Pháp.

– Thí sinh học bằng tiếng Nhật và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài vào ngành Ngôn ngữ  Nhật.

– Thí sinh học bằng tiếng Hàn Quốc và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

– Thí sinh học bằng tiếng Nga và tốt nghiệp THPT ở nước ngoài vào ngành Ngôn ngữ Nga.

* Ưu tiên xét tuyển thí sinh có học lực năm học lớp 12 xếp loại giỏi trở lên vào tất cả các ngành.

* Ưu tiên xét tuyển thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm 2020, 2021, 2022.

Bao gồm các đối tượng:

– Thí sinh đoạt giải môn tiếng Anh vào tất cả các ngành.

– Thí sinh đoạt giải môn tiếng Trung vào các ngành Sư phạm Tiếng Trung và Ngôn ngữ Trung Quốc.

– Thí sinh đoạt giải môn tiếng Pháp vào các ngành Sư phạm Tiếng Pháp và Ngôn ngữ Pháp.

– Thí sinh đoạt giải môn tiếng Nhật vào ngành Ngôn ngữ Nhật.

– Thí sinh đoạt giải môn tiếng Hàn Quốc vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

– Thí sinh đoạt giải môn tiếng Nga vào ngành Ngôn ngữ Nga.

Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế năm 2021

Ngoài ra, ĐH Ngoại ngữ cũng công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho các phương thức, trong đó:

– Phương thức xét điểm thi TN THPT: 483-1014 chỉ tiêu

– Phương thức xét học bạ và tuyển thẳng: 530-1230 chỉ tiêu

– Phương thức khác: 343 chỉ tiêu

(Theo Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế)