Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Trẻ bị cam là bệnh thường xuyên xuất hiện ở những trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu không được phát hiện kịp thời, rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu như không phát hiện kịp thời.

Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh cam, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, và cách phòng tránh như thế nào?

Trẻ bị cam là một trong số các chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến cho cha mẹ lo lắng không biết làm sao khi trẻ bị bệnh cam.

Tìm hiểu trẻ bị cam là gì?

Tình trạng trẻ bị viêm lợi được Đông y gọi là bệnh cam. Bệnh này thường xảy ra đối với trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cam là ở trẻ em

Trẻ bị chảy máu chân răng, lợi sưng và đau, hôi miệng, tiết nhiều nước bọt, lưỡi có lớp rêu trắng, miệng lở loét.

Ngoài những dấu hiệu trên bệnh cam còn có những dấu hiệu khác như hay sốt nhẹ vào buổi chiều, quấy khóc vào ban đêm. Trẻ khó ngủ và ra mồ hôi trộm nhiều.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Những nguyên nhân gây ra trẻ bị bệnh cam

Nguyên nhân chủ yếu là do bé đang trong thời gian mọc răng hoặc vệ sinh răng miệng kém.

Ngoài ra bệnh cam còn xảy ra ở một số trẻ sau thời gian mắc các bệnh siêu vi trùng. Cơ thể có sức đề kháng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập ở lợi. Phổ biến nhất là bé sau khi mắc bệnh sởi.

Nếu không phát hiện kịp thời và chữa trị thì bệnh cam ở trẻ em có thể gây biến chứng. Có 2 dạng bệnh cam:

Dạng cam tẩu mã

Dạng này ít nhưng nguy hiểm, trẻ có biểu hiện đau, nhức khủng khiếp, miệng có mùi hôi. Nguyên nhân là do một loại vi trùng nhiễm bệnh cấp tính.

Nếu không được can thiệp kịp thời bệnh sẽ lan rộng hơn,khiến nguy cơ trẻ bị tiêu xương, tụt lợi.

Dạng bệnh cam tích

Trẻ mắc cam tích nguyên nhân do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, gây tích tụ thức ăn hoặc do thiếu chất dinh dưỡng, cũng có thể do tiêu chảy kéo dài, nhiễm trùng hô hấp nhiều lần.

Những điều phụ huynh nên làm khi trẻ bị bệnh cam

Để điều trị bệnh cam ở trẻ trước hết các bé cần phải khám bác sĩ. Khi cha mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh về răng miệng và kèm theo sốt, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ nha khoa.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Tuyệt đối không nên mua thuốc bệnh cam cho trẻ, không sử dụng các bài thuốc truyền thống để chữa cho trẻ.

Trẻ dưới 1 tuổi nếu dùng thuốc kháng sinh, nhất định phải có chỉ định của bác sĩ thì  hậu quả sẽ không lường trước được:

Bệnh cam có nhiều loại cần được xác định rõ ràng mới có thuốc phù hợp. Bé bị cam hàm cha mẹ cho con uống thuốc cam hàm càng làm ảnh hưởng đường ruột của bé. Dùng thuốc sai cách có thể con bị teo cơ hoặc không nói được.

Có nhiều loại thuốc nguồn gốc không rõ ràng chỉ được giới thiệu trị bệnh cam ở trẻ nhỏ. Không tìm hiểu kỹ mà cho con uống sẽ cho một lượng kim loại lớn vô cơ thể trẻ mà cha mẹ đều không hay biết.

Cách phòng ngừa bệnh cam ở trẻ

Để tránh trẻ mắc bệnh cam, trẻ từ 2-3 tuổi cha mẹ nên tập cho con thói quen đánh răng, súc miệng sạch sẽ hằng ngày như buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi trưa sau khi ăn, trước khi đi ngủ.

Nếu trẻ đang còn bú sữa, mẹ nên làm sạch tất cả các dụng cụ pha và đựng sữa, dùng nước nóng để sát khuẩn.

Để phòng tránh bệnh cam ở trẻ em, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới men răng và lợi.

Trẻ đang mắc bệnh sởi và cần kiêng nước. Mẹ nên cho con vệ sinh răng thường xuyên bằng nước ấm.

Khi phát hiện con có một trong những dấu hiệu trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám. Hãy đến khám ở bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín, cần phát hiện bệnh sớm để tránh bị nhiễm trùng, đồng thời không cho bệnh nặng thêm.

Chế độ dinh dưỡng của bé cần tăng cường nhiều thực phẩm canxi, magie và vitamin D. Nên lựa chọn các nguồn thực phẩm từ sữa, súp lơ xanh, trứng, các, quả bơ, chuối.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Qua bài viết trên cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức phòng bệnh cho trẻ bị cam một cách đúng đắn và phát hiện dấu hiệu bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời. Hãy quan tâm nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ hơn để đảm bảo cho con có một sức khỏe lành mạnh và đủ sức phòng ngừa bệnh.

Xem thêm : Hiện tượng mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh & cách xử lý sớm nhất

Trẻ bị cam là gì?

Bệnh cam vốn là ngôn ngữ dân gian dùng để chỉ những trẻ em bị: cam thũng (phù), cam tích (bụng to), cam sang (mụn nhọt)... Tuy nhiên, hiện nay, bệnh cam chủ yếu để chỉ bệnh trẻ em bị đau hoặc bị lở loét tại miệng, lưỡi, mũi, mắt, có thể liên quan đến suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Trẻ bị cam thường hay gặp dưới 3 tuổi. (Ảnh minh họa)

Cam là bệnh thường hay gặp ở những trẻ dưới 3 tuổi do vệ sinh, chăm sóc răng miệng không tốt hoặc cũng có thể xảy ra sau khi mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan hoặc những bệnh do virus như sởi, thủy đậu, chân tay miệng, cúm...

Một số trường hợp nếu mắc phải bệnh cam nặng có thể khiến hoại tử môi, lợi, hở hàm ếch, mũi...(gọi là cam Tẩu Mã (hoại tử rất nhanh, chỉ vài hôm có thể bị ăn mất môi, lợi). Biến chứng này thường xảy ra ở những trẻ bị yếu, sức đề kháng kém và bị suy dinh dưỡng.

Hiện nay, bệnh cam ít xảy ra biến chứng hơn do điều kiện sống cũng như vệ sinh và dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, cần phải điều trị triệt để tránh tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Dấu hiệu trẻ bị cam

Dấu hiệu trẻ bị cam tích

- Trẻ bị tiêu hóa kém, khi thức ăn bị tích tụ lại khiến cho trẻ bị khó tiêu, đầy bụng.

- Bên ngoài có biểu hiện như người gầy gò, bụng trướng, đau, da mặt vàng, khi đại tiện phân thường có mùi hôi, sệt.

- Trẻ thường bị sốt theo chu kỳ, đổ mồ hôi trộm thường xuyên.

- Mắt có thể xuất hiện lớp màng trắng và nhạy cảm với ánh sáng.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Sốt có thể là dấu hiệu của trẻ bị cam tích. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu trẻ bị cam đường ruột

Cũng tương tự như trẻ bị cam tích, trẻ bị cam đường ruột thường có các dấu hiệu sau:

- Biếng ăn, quấy khóc thường xuyên, có thể bị sốt nhẹ.

- Trẻ đi đại tiện phân có mùi tanh và chua.

- Trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng, khó có thể tăng cân, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu trẻ bị cam lưỡi

- Trẻ bị lưỡi có lớp rêu màu trắng và dày.

- Môi và lợi của trẻ đỏ, nặng thì sưng to và lở loét, chảy máu.

- Trẻ bị chảy nước dãi nhiều, miệng hôi.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu trẻ bị cam lưỡi. (Ảnh minh họa)

- Xuất hiện các nốt nhiệt lở loét ở vòm miệng và lưỡi, vòm má.

- Người có biểu hiện nóng sốt nhẹ, nhất là vào buổi chiều hoặc sốt theo chu kỳ.

- Đêm ngủ thường hay dậy quấy, nặng thì quấy khóc ban ngày.

- Có thể sinh ra táo bón, kiết lị hoặc tiêu chảy.

- Đau bụng, nôn, bỏ ăn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc không lên cân, sụt cân.

Ngoài những bệnh cam này, trẻ còn có thể bị cam mũi, cam mắt, cam phối hợp... hoặc cam theo thể hàn, thực, hư, nhiệt.

Cách chữa bệnh cam cho trẻ

Bệnh cam nếu được phát hiện càng sớm thì quá trình điều trị cũng sẽ càng thuận lợi hơn. Vì nếu để bệnh biến chứng thì việc điều trị sẽ rất vất vả và mất nhiều thời gian, đồng thời hiệu quả không cao. Điều trị bệnh cam chủ yếu phụ thuộc vào các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, bệnh cam có nhiều loại khác nhau nên cần phải xác định rõ ràng mới có loại thuốc phù hợp.

Chẳng hạn, đối với cách chữa bệnh cam lưỡi, có thể dùng thuốc cam bôi miệng hoặc thuốc uống. Bên cạnh việc dùng kết hợp thuốc, phụ huynh cũng có thể áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh như:

- Vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách, đặc biệt là vùng lợi và nướu.

- Tăng cường khoáng chất và các chất dinh dưỡng tổng hợp để đẩy nhanh quá trình điều trị.

- Không nên dùng những đồ ăn cay, nóng để tránh bị phỏng miệng, lâu dần gây ra các vết lở loét và hình thành bệnh lý nặng hơn.

Dấu hiệu bệnh cam tích ở trẻ nhỏ

Vệ sinh cá nhân rất quan trọng để phòng ngừa bệnh cam cho trẻ. (Ảnh minh họa)

- Không cho trẻ ăn đồ ăn quá mặn, hạn chế ăn đồ ngọt, bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin thông qua rau xanh được bổ sung trong các bữa ăn.

Bài thuốc chữa bệnh cam ở trẻ em

Trong Đông y, có rất nhiều bài thuốc khác nhau để điều trị bệnh cam ở trẻ, chẳng hạn như dùng bạch biển đậu, hoài sơn, sa sâm... Những vị thuốc quý này thường được dùng tán nhuyễn thành dạng bột, tạo nên vị thuốc chữa bệnh cam.

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lưu ý, bài thuốc Đông y chủ yếu là các bài thuốc gia truyền, nếu dùng sai cách có thể khiến con bị teo cơ hoặc không nói được. Một số loại thuốc Đông y còn chứa lượng lớn kim loại nặng (asen, chì...) trong các loại thuốc trộn tân dược không có nguồn gốc, đưa vào cơ thể con sẽ rất nguy hiểm.

Lưu ý khi trẻ bị bệnh cam

- Tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với thời tiết nóng lạnh đột ngột khi thời tiết thay đổi.

- Luôn giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và giữ mát khi trời nóng.

- Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra và thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tật.

- Không nên tùy tiện mua thuốc cam cho trẻ em, đặc biệt là những bài thuốc từ thảo dược được truyền tai nhau, chưa được kiểm chứng.

- Trẻ bị cam dưới 1 tuổi không nên dùng thuốc kháng sinh, nếu dùng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: https://phununews.nguoiduatin.vn/dau-hieu-tre-bi-cam-nhu-the-nao-a566228.htmlNguồn: https://phununews.nguoiduatin.vn/dau-hieu-tre-bi-cam-nhu-the-nao-a566228.html

Theo Linh San Tổng hợp (Người đưa tin)