Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Trung bình, bé sẽ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, khoảng từ 4-5 lần/ngày. Tuy vậy, bắt đầu bước sang tuần thứ 8 thì bỗng nhiên mẹ sẽ thấy bé không đi thường xuyên mỗi ngày nữa, thậm chí, 4-5 ngày vẫn chưa thấy bé đi ngoài khiến không ít mẹ bị lo ngại con mình bị táo bón. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thường được gọi là thời kỳ giãn ruột của trẻ sơ sinh. 

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. (Ảnh minh họa)

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có nghĩa là quá trình phát triển và tăng thể tích của ruột hơn ở mức bình thường. Cách gọi thông thường là giãn ruột sinh lý hay hiện tượng giãn ruột của trẻ.

Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh thường sẽ xảy ra sau 2 tháng chào đời, có thể sớm hoặc muộn. Có nhiều bé xuất hiện khá sớm, ngay từ khi mới bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và cũng có thể lệch lên 2,5-3 tháng tùy theo từng bé. 

Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây hoàn toàn là vấn đề bình thường. Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sơ sinh là không giống nhau, tùy theo sự phát triển của các bé. Thông thường, giai đoạn giãn ruột sinh lý này sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng.

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh giãn ruột mấy lần? Dù chưa biết chắc chắn nhưng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kéo dài tối thiểu 2 tháng và tối đa 3 tháng kể từ khi xuất hiện hiện tượng giãn ruột sinh lý này. 

3 ngày bé mới đi ị một lần không phải là tình trạng đáng báo động, miễn là em bé vẫn vui vẻ và hoạt động các hoạt động bình thường hàng ngày. Trên thực tế, có khá nhiều trẻ sơ sinh vẫn bú sữa mẹ bị táo bón bởi sữa mẹ luôn được đánh giá là loại thuốc "nhuận tràng" tự nhiên tốt không chỉ trong giai đoạn sơ sinh. 

Đối với trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức, rất giàu thành phần chất đạm thì sau 4 ngày bé không đi ngoài thì mẹ mới tìm cách hỗ trợ để giúp bé dễ đi hơn. 

Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn đối với các bé được nuôi bằng các loại sữa công thức thường sẽ có phần phân bị cứng hơn nhưng cha mẹ cũng không nên cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng, trừ khi có các chỉ định của bác sĩ. 

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. (Ảnh minh họa)

Đôi khi mẹ có thể sẽ thấy bị rặn và gồng mình lên khi đi ị nhưng đây không phải nguyên nhân bé đang bị táo bón mà chỉ đơn thuần là do phần cơ bụng của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn rơi vào tình trạng căng thẳng trong mỗi lần đi ị. Ngoài ra, đây cũng có thể được cho là phần bài tập giúp bé xây dựng tốt cơ bụng của mình hơn. 

Trẻ bị táo bón thường sẽ xuất hiện vào thời kỳ ăn dặm, khi mà mẹ thấy phân của bé bị khô cứng, kết thành cục màu xanh hoặc màu đen. Mỗi lần đi, bé sẽ bị rát hoặc đau phần hậu môn. 

Như vậy, có thể thấy, hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường trong hệ tiêu hóa của trẻ, các mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. 

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/gian-ruot-o-tre-so-sinh-va-nhung-van-de-me-khong-n...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/gian-ruot-o-tre-so-sinh-va-nhung-van-de-me-khong-nen-bo-qua-d258606.html

Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường. Theo cách gọi thông thường đây là hiện tượng giãn ruột hay giãn ruột sinh lý

1. Hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa thì hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường. Theo cách gọi thông thường đây là hiện tượng giãn ruột hay giãn ruột sinh lý. Hiện tượng giãn ruột sinh lý thường xảy ra với bé sau 2 tháng chào đời, tuy nhiên thời gian xảy ra ở một số trẻ là khác nhau, có những bé xuất hiện sớm ngay khi bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và có thể chênh lệch lên 2,5 - 3 tháng tùy từng bé.

Khi xác định bé yêu của gia đình mình đang ở trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, ba mẹ sẽ không cần phải lo lắng bởi giãn ruột sinh lý hoàn toàn không có hại gì đối với sức khỏe của con. Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi bé là khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể, cũng như việc tăng cân sau sinh không phải bé nào cũng giống bé nào. Thông thường giai đoạn đoạn sinh lý của các bé sẽ kéo dài trong 2-3 tháng liên tục kể từ khi xuất hiện hiện tượng giãn ruột sinh lý này.

Mẹ thấy hiện tượng giãn ruột sinh lý của con diễn ra thì không nên quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng phát triển rất bình thường của hệ tiêu hóa của bé. Thể tích ruột của bé tăng trưởng và đây được gọi là thời kỳ giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh.

Đến đây thì hẳn các mẹ đã biết giai đoạn giãn ruột ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của con. Tuy nhiên, ba mẹ không nên chủ quan vì rất dễ lầm tưởng với hiện tượng táo bón chức năng ở trẻ nhỏ. Việc chăm sóc, sát sao và thường xuyên theo dõi con để phân biệt tình trạng Táo bón và giai đoạn giãn ruột sinh lý là điều hết sức cần thiết:

  • Giai đoạn giãn ruột sinh lý ở trẻ là khi trẻ bước sang tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn có thể kéo dài 7-10 ngày thậm chí 13-15 ngày không đi ị, đối với trẻ ăn sữa bột công thức có thể kéo dài 3-5 ngày không ị. Dù thời gian lâu không đi ngoài nhưng phân bé vẫn mềm, đều màu và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Bé vẫn ăn ngủ tốt và mọi sinh hoạt của bé không có dấu hiệu bất thường hoặc khó khăn nào.
  • Đối với trẻ bị táo bón: Thường xảy ra khi bé bú hoàn toàn sữa công thức hoặc bắt đầu thời kỳ ăn bột ăn dặm. Ở trường hợp bé bị táo bón, mẹ sẽ thấy phân bé khô cứng, kết thành cục đổi màu nâu đen hoặc xanh. Bé sẽ khó đi ị hơn và thường đau rát hậu môn.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện cộng với chế độ dinh dưỡng, thói quen đi ngoài chưa hợp lý sẽ khiến trẻ bị táo bón thường xuyên và kéo dài, gây hậu quả trẻ bị khó chịu, lười ăn, hay quấy, chậm tăng cân… Để có cách khắc phục cho vấn đề này, trước tiên cha mẹ cần nhận biết được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón dễ nhận biết nhất là thông qua hình dáng của phân. Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón thường cứng, khô và vón cục giống như phân dê hoặc ở dạng sệt quánh, keo dính trong một số trường hợp.

Cha mẹ có thể nhận biết phân của trẻ sơ sinh bị táo bón dựa vào thang phân loại táo bón của bệnh viện Bristol tại Anh. Thông thường sẽ có 3 kiểu phân táo bón của trẻ sơ sinh:

– Kiểu 1: Hình dạng của phân như các khối rắn riêng biệt, rất khó để tống ra ngoài.

– Kiểu 2: Phân tạo khối khô rắn, sần sùi.

– Kiểu 3: Phân tạo khối khô rắn, có các vết nứt trên bề mặt.

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Phân của trẻ bị táo bón thuộc type 1,2,3

Trẻ sơ sinh ở mỗi độ tuổi sẽ có tần suất đi ngoài khác nhau;

– Trẻ dưới 6 tháng: khoảng 3 – 4 lần/ngày

– Trẻ 6 – 12 tháng: 1 – 2 lần/ngày

Sau khi theo dõi tần suất đi ngoài của trẻ, nếu thấy giảm số lần đi ngoài, khoảng 2 – 3 lần/tuần hoặc lâu hơn và trẻ có các biểu hiện kèm theo như rặn đỏ mặt thì khả năng cao trẻ sơ sinh bị táo bón.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có tần suất đi ngoài giảm còn do giai đoạn giãn ruột sinh lý nên cha mẹ cần theo dõi thêm những biểu hiện khác mới khắng định được trẻ có bị táo bón hay không. Giai đoạn giãn ruột sinh lý xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi trở lên và kéo dài trong khoảng 2 – 3 tháng từ khi trẻ bắt đầu gặp phải.

Phân của trẻ bị táo bón thường khô, cứng và vón cục khiến cho việc đẩy phân ra ngoài rất khó khăn. Trẻ nhỏ với cơ bụng yếu sẽ phải dùng sức rặn nhiều, gồng mình và siết chặt mông, mặt đỏ ứng mỗi khi đi ngoài. Việc làm này không chỉ khiến trẻ căng thẳng mỗi làn đi đại tiện mà còn gây tổn thương hậu môn của bé.

Trẻ bị táo bón kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ cao bị trĩ, táo bón mãn tính, rò hậu môn, sa trực tràng…

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng khi thức ăn nạp vào cơ thể sau khi qua quá trình tiêu hóa nhưng không được đào thải ra ngoài. Mẹ đặt tay lên bụng trẻ sẽ thấy bụng căng trướng, xì hơi nặng mùi.

Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào một dấu hiệu trẻ bị chướng bụng, đầy hơi sẽ không thể khẳng định trẻ sơ sinh bị táo bón mà cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác như tần suất đi ngoài, tính chất phân…

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh là triệu chứng báo hiệu táo bón

Biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh phải kể tới việc đi ngoài lâu hơn bình thường, trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Trẻ phải rặn nhiều, gắng sức rặn, mặt mày đỏ bừng, khóc nhiều vì đau rát, khó chịu… nên thời gian đi đại tiện có thể kéo dài tới 30 phút hoặc lâu hơn.

Trẻ bị táo bón kéo dài sẽ làm phân bị dồn ứ lâu trong trực tràng, tạo thành các khối cứng, khó thải ra được bên ngoài khiến trẻ có cảm giác buồn đi vệ sinh nhưng khó đi hoặc đi chưa hết phân, sót phân.

Khi bị táo bón, phân sẽ cứng, khô, rắn khiến trẻ phải gồng lên để rặn tống phân ra ngoài, việc này khiến phân cọ xát vào niêm mạc hậu môn gây đau, hậu môn bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn có trường hợp phân có kích thước lớn gây nứt kẽ hậu mốn.

Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc vô cớ… khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể không được đào thải ra ngoài, đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ cần lưu ý.

Tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài nếu không có cách xử lý sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn…

Dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh

Mẹ cần tìm lý do trẻ quấy khóc, rất có thể trẻ đang bị táo bón

Táo bón ra máu là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra khi cục phân to cọ xát vào niêm mạc hậu môn khi trẻ gắng sức rặn gây trầy xước, nứt kẽ hậu môn và hậu quả là trong phân trẻ có lẫn máu.

Trẻ bị táo bón khi đi ngoài phân có mùi khó chịu vì phân bị ứ lại lâu trong trực tràng, không được đẩy ra ngoài sẽ lên men và sinh khí gây mùi khó chịu.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón kéo dài lây ngày đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc nặng nề hơn là nứt trực tràng. Vì vậy, cần thiết cha mẹ phải nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và có biện pháp giải quyết kịp thời tình trạng này.

Gợi ý một số cách xử lý chứng táo bón ở trẻ cho mẹ:

– Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế ăn các đồ cay nóng,…

– Cho trẻ sơ sinh bú nhiều cữ để trẻ không bị thiếu nước.

– Nếu trẻ bị táo bón do uống sữa công thức thì mẹ cần đổi sữa khác phù hợp hơn với trẻ.

– Mẹ có thể massage bụng cho trẻ để làm mềm thức ăn không được hấp thu tích tụ lâu ngày trong bụng bé và chuyển xuống hậu môn để thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thời gian massge kéo dài trong vòng 3 phút, bằng cách dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng gần rốn rồi xoa nhẹ, đồng thời kết hợp với lực ấn vừa phải.

– Cho trẻ ngâm mình trong nước ẩm từ 1 – 2 lần/ngày, khoảng 5 phút sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra. Vì nước ấm có tác dụng làm giãn cơ vòng hậu môn, đồng thời kích thích nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

– Cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế trong trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài hơn 2 tuần hoặc xuất hiện các triệu chứng như: nôn ói, sốt, đi phân ra máu, bụng to lên…để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách, tránh biến chứng nguy hiểm khác.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.