Dấu hiệu nào sau đây xuất hiện ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái tiếp theo là sự xuất hiện của kinh nguyệt, cho thấy trẻ đã trưởng thành về mặt sinh dục và có khả năng mang thai. Kinh nguyệt thường xảy ra muộn hơn so với những thay đổi thể chất khác và thường xảy ra vào khoảng 2 – 3 năm sau khi bắt đầu dậy thì.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái là gì? Mỗi tháng, niêm mạc tử cung sẽ dày lên kèm theo sự phát triển của các mạch máu đến nuôi. Khi trứng được buồng trứng phóng thích nhưng không được tinh trùng thụ tinh sẽ được đẩy ra ngoài cùng với máu từ tử cung, gây chảy máu kinh. Lượng máu thường nhiều hơn trong 1 – 2 ngày đầu và kỳ kinh có thể kéo dài 7 ngày. Màu máu kinh có thể khác nhau ở mỗi người, từ đỏ tươi đến đỏ sẫm, nhưng điều này là bình thường. Tình trạng đau quặn bụng hoặc đau lưng khi có kinh cũng thường xảy ra. Cảm xúc có thể dao động nhiều hơn khi có kinh do sự thay đổi tự nhiên của nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều cũng là hiện tượng bình thường trong khoảng 3 năm đầu. Nguyên nhân là do cơ thể đang phải thích nghi với những thay đổi sinh lý nhanh chóng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ½ số bé gái có kinh sau 13 tuổi có tỷ lệ rụng trứng thường xuyên thấp hơn trong 4,5 năm đầu tiên hành kinh. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt cách nhau hơn 3 tháng, hãy đưa trẻ đi khám phụ khoa. Ngoài ra, các chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể từ 21-35 ngày. Vì vậy ngay cả những trẻ có chu kỳ đều đặn cũng có thể không có kinh mỗi tháng.

Tìm hiểu thêm Hỏi đáp Bác sĩ: Khám phụ khoa có đau không, quy trình khám như thế nào?

5. Tăng chiều cao

Một trong những dấu hiệu dậy thì ở bé gái là phát triển xương và tăng chiều cao. Khoảng 17 – 18% chiều cao của người trưởng thành đạt được ở tuổi dậy thì. Hầu hết các bé gái có sự phát triển chiều cao vượt bậc hơn các bé trai trong 2 – 3 năm khi học cấp hai. Tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất thường xảy ra trong khoảng thời gian từ khi nhũ hoa bắt đầu phát triển đến khoảng 6 tháng trước khi có kinh. Khi bé gái có kinh lần đầu tiên, sự phát triển chiều cao đã bắt đầu chậm lại. Sau khi có kinh, trẻ thường cao thêm 2,5 – 5cm.

Sự gia tăng chiều cao ảnh hưởng đến cả cơ thể. Bàn tay và bàn chân của bé sẽ bắt đầu phát triển và trở nên hơi vụng về cho đến khi phần còn lại của cơ thể phát triển kịp.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái là gì? Sự phát triển của xương và sự gia tăng mật độ xương cũng thường đồng hành với tuổi dậy thì và được xem là một trong những dấu hiệu dậy thì ở bé gái. Quá trình khoáng hóa xương đạt đến đỉnh điểm khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, sau khi chiều cao đạt đến đỉnh điểm. Chiều rộng của xương sẽ tăng đầu tiên, tiếp theo là hàm lượng khoáng chất trong xương và cuối cùng là mật độ xương. Do sự chênh lệch giữa sự phát triển của xương để đạt được mật độ xương đầy đủ, các bé gái trong độ tuổi thanh thiếu niên có thể có nhiều nguy cơ bị gãy xương.

Bạn có thể quan tâm Có kinh còn cao không? 6 cách tăng chiều cao sau khi có kinh nguyệt

6. Dấu hiệu dậy thì ở bé gái: Khung xương chậu phát triển và cơ thể tích tụ chất béo

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái là gì? Việc đạt đến trọng lượng và cấu tạo cơ thể nhất định có thể đóng một vai trò như một dấu hiệu dậy thì ở bé gái. Trong giai đoạn dậy thì, các bé gái có xu hướng tăng khối lượng chất béo trong cơ thể trong khi các bé trai có xu hướng tăng khối lượng cơ. Cơ thể của bé gái sẽ bắt đầu tích tụ mỡ, đặc biệt là ở ngực và xung quanh hông, bụng, mông và đùi. Điều này làm cho hông mở rộng hơn và vòng eo trở nên nhỏ hơn tương ứng, tạo ra những đường cong đặc trưng của phái nữ. Sự tích tụ chất béo cũng dẫn đến tăng cân.

Một số nghiên cứu cho rằng, sự gia tăng chất béo liên quan đến một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ – leptin. Đây được xem là một chất trung gian trong thời điểm dậy thì. Những bé gái có nồng độ hormone leptin cao hơn thường có tỷ lệ mỡ cơ thể tăng lên và bắt đầu dậy thì sớm hơn.

Ngoài ra, trong giai đoạn dậy thì, khung xương chậu của các bé gái cũng phát triển và tử cung cũng bắt đầu lớn hơn, khiến vòng 3 trông đầy đặn hơn.

7. Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái là gì? Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì khiến các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Ở một số bé gái, dầu tích tụ trên da và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn trứng cá. Vì vậy, mụn trứng cá được xem là một dấu hiệu dậy thì ở bé gái. Mụn có thể mọc ở mặt, lưng hoặc ngực. Một số trẻ bị mụn trứng cá nặng hơn những bé khác.

8. Dấu hiệu dậy thì ở bé gái: Mùi cơ thể

Các tuyến mồ hôi lớn hơn cũng phát triển trong tuổi dậy thì. Tình trạng đổ mồ hôi dưới nách và tăng mùi cơ thể cũng là những thay đổi bình thường và được xem là một dấu hiệu dậy thì ở bé gái. Các bé sẽ bắt đầu nhận thấy mồ hôi tiết ra nhiều hơn và đôi khi có mùi. Để ngăn mùi cơ thể, hãy nhắc trẻ tắm rửa hàng ngày và thường xuyên sử dụng sản phẩm khử mùi.

9. Thay đổi tâm trạng ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái là gì? Sự thay đổi của hormone cũng ảnh hưởng đến cảm xúc và suy nghĩ của các bé trong giai đoạn dậy thì. Khi dậy thì sớm hơn, cơ thể các bé gái có thể phát triển nhanh hơn về cảm xúc, trí tuệ, tình dục. Đối với hầu hết các bé gái, tuổi dậy thì gây ra một số căng thẳng. Trẻ có thể có những thay đổi về lòng tự trọng, tính độc lập và tình dục. Một số bé có thể cảm thấy chán nản hoặc lo lắng trong thời gian này. Nhiều trẻ còn cảm thấy tuổi dậy thì đi kèm với việc quan tâm nhiều hơn đến các mối quan hệ và hẹn hò.

Những thông tin trên đã cho bạn biết được 9 dấu hiệu dậy thì ở bé gái phổ biến và dễ nhận biết nhất. Hy vọng bạn sẽ dựa trên những dấu hiệu dậy thì ở bé gái để có cách nuôi dạy con phù hợp.

Ngoài ra, cách để dậy thì thành công và phát triển chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì là trẻ sẽ có cần có thực đơn tuổi dậy thì cân bằng, khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng.

Đồng thời, ba mẹ cũng khuyến khích con tập các bộ môn thể thao giúp tăng chiều cao tuổi dậy thì như yoga, bóng rổ…. Bạn cũng cần chú ý nhắc nhở trẻ uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc, tránh dùng điện thoại, máy tính và tivi vào buổi tối.

[embed-health-tool-”bmi”]


Tâm lý tuổi dậy thì ở nữ và nam cũng có nhiều thay đổi. Là cha mẹ, bạn nên hướng con theo hướng suy nghĩ trưởng thành, tham gia vào việc xây dựng và gìn giữ những quy tắc trong gia đình cũng như trò chuyện về các vấn đề hiện tại.

Đồng thời, đồng hành cùng trẻ tìm ra các cách để giải quyết vấn đề, thảo luận những tình huống có thể xảy đến, giáo dục giới tính tuổi dậy thì cho theo hướng tự nhiên và cởi mở nhất. Và quan trọng nhất vẫn là để trẻ luôn được yêu thương và chia sẻ từ cha mẹ.

Dậy thì sớm và dậy thì muộn: Những điều bạn cần lưu tâm

Dậy thì sớm

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ dậy thì sớm, chẳng hạn như:

  • Giới tính: bé gái có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn bé trai
  • Béo phì: Nếu con bạn thừa cân nhiều, bé có nguy cơ dậy thì sớm cao
  • Hormone giới tính: tiếp xúc với estrogen hay testosterone qua kem, thuốc mỡ hoặc các chất khác có chứa hormone sinh dục (như thuốc người lớn, chế độ ăn uống) có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ
  • Mắc một số bệnh: dậy thì sớm có thể là biến chứng của hội chứng McCune-Albright hay còn gọi là tăng sản thượng thận bẩm sinh – bệnh liên quan đến sản xuất bất thường các kích thích tố nam (androgen). Trong trường hợp hiếm, dậy thì sớm cũng có thể do suy giáp gây ra
  • Bức xạ trị liệu lên hệ thống thần kinh trung ương: việc xạ trị cho các khối u, ung thư máu hoặc các can thiệp tương tự có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái sẽ có những biểu hiện đặc trưng là ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, có kinh nguyệt, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài.

Dậy thì sớm ở bé trai sẽ có các dấu hiệu như tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi. Chiều cao, cân nặng tăng nhanh là biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ được ghi nhận ở cả hai giới.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ: Nhận biết sớm để giúp trẻ phát triển tốt nhất

Để xác định tình trạng dậy thì sớm, bác sĩ sẽ kiểm tra:

  • Sự tăng trưởng lông mu và ngực ở bé gái
  • Sự gia tăng kích thước tinh hoàn và dương vật, sự phát triển của lông mu ở bé trai

Bác sĩ sẽ so sánh với thang điểm Tanner, thang điểm 5 để đo mức độ phát triển dậy thì ở trẻ. Sau khi khám sức khỏe đầy đủ và phân tích bệnh sử, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ kích thích tố
  • Xét nghiệm nồng độ gonadotropin-releasing hormone agonist (GnRH), để xác định nguyên nhân dậy thì sớm
  • Đo nồng độ 17-hydroxy progesterone trong máu để kiểm tra tăng sản thượng thận bẩm sinh
  • Xét nghiệm X-quang đo “tuổi xương” để xác định tốc độ phát triển của xương

Bác sĩ cũng có thể sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để loại trừ nguyên nhân khối u hoặc những bất thường ở bộ phận khác:

  • Siêu âm để kiểm tra các tuyến sinh dục. Siêu âm không gây đau đớn và hiển thị hình ảnh các mạch máu và mô, cho phép bác sĩ giám sát cơ quan và lưu lượng máu trong thời gian thực.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét não và tuyến yên bằng thiết bị chiếu hình ảnh chi tiết các cơ quan và cấu trúc cơ thể.

Dậy thì muộn

Bé trai và bé gái đều xảy ra tình trạng dậy thì muộn. Yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì muộn, bao gồm:

  • Bất thường tuyến yên bẩm sinh
  • Đột biến gen
  • Rối loạn nhiễm sắc thể
  • Bệnh giảm khứu giác
  • Rối loạn ăn uống
  • Bệnh hệ thống mạn tính
  • Suy dinh dưỡng
  • Tập thể dục quá mức
  • Mắc phải những bất thường tuyến sinh dục bẩm sinh.

Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng dậy thì muộn?

Để chẩn đoán dậy thì muộn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone
  • Xét nghiệm đo mức độ đáp ứng của tuyến yên với GnRH
  • Chụp MRI não và tuyến yên.

Ở tuổi dậy thì, khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám?

Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu sau:

  • Chậm phát triển thể chất và giới tính, ví dụ như chưa có dấu hiệu dậy thì dù đã 14 tuổi
  • Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
  • Rối loạn hình ảnh cơ thể bản thân, ví dụ như bé gái luôn nghĩ mình thừa cân mặc dù rất gầy. Đây có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống
  • Các dấu hiệu về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, thất thần cảm xúc, hiếu chiến, không muốn đi học, ở lại lớp
  • Sử dụng ma túy, thuốc phiện, rượu bia, thuốc lá.

Ở những trẻ dậy thì sớm, không phải lúc nào cũng cần điều trị, đặc biệt nếu tình trạng này chỉ hơi sớm so với bình thường. Mục tiêu điều trị dậy thì sớm là ngăn chặn hormone sinh dục sản xuất quá sớm nhằm ngăn chặn tăng trưởng sớm quá mức dẫn đến tầm vóc nhỏ ở tuổi trưởng thành, các thay đổi cảm xúc, vấn đề xã hội và ham muốn tình dục (đặc biệt là ở các bé trai).

>>> Bạn có thể tham khảo: Bổ sung canxi cho trẻ dậy thì đúng cách để trẻ cao lớn, xương chắc khỏe

Nếu dậy thì sớm là do bệnh, bác sĩ thường điều trị bệnh đó để ngăn chặn dậy thì sớm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng thuốc để điều trị nếu nguyên nhân do thần kinh trung ương.Nếu dậy thì chậm, phương pháp điều trị sẽ thay đổi theo nguồn gốc của vấn đề, bao gồm:
  • Ở nam giới, dùng testosterol dạng tiêm, miếng dán hoặc gel
  • Ở nữ giới, estrogen và/hoặc progesterone uống hay miếng dán

Tốt hơn hết, bạn nên để con được trò chuyện riêng tư với bác sĩ. Điều này giúp trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi mà trẻ cảm thấy không thoải mái khi hỏi bố mẹ. Ngoài khám sức khỏe thể chất, bố mẹ cũng nên đưa con đến gặp nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng hàng năm.