Dđề luận là phân tích thì cần những mục gì năm 2024

Theo Wikipedia “Kỹ năng phân tích là khả năng để hình dung, làm rõ, khái niệm hóa các vấn đề phức tạp và đơn giản bằng cách đưa ra các quyết định hợp lý cho các thông tin sẵn có”.

Kỹ năng phân tích bao gồm:

  • Tư duy về trực quan
  • Tư duy phản biện
  • Khả năng thu thập và xử lý thông tin

Tư duy trực quan: Là khả năng dự đoán các kết quả có thể xảy ra với các hành động. Đối với một số lĩnh vực chuyên môn, tư duy trực quan liên quan đến phân tích dữ liệu qua các biểu đồ, đồ thị.

Tư duy phản biện: Tư duy phản biện được đánh giá thông qua việc đưa ra các quyết định hợp lý. Nó liên quan đến khả năng đánh giá và đưa ra các kết luận thông tin mà không bị cảm xúc chi phối.

Khả năng thu thập và xử lý thông tin: Là khả năng thu thập thông tin, xử lý thông tin một cách hiệu quả.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng phân tích đạt hiệu quả?

Bên cạnh câu hỏi kỹ năng phân tích là gì thì nhiều bạn còn băn khoăn câu hỏi làm thế nào để rèn luyện kỹ năng phân tích. Kỹ năng phân tích sẽ hỗ trợ cho bạn cả công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Trong công việc, kỹ năng phân tích giúp bạn quản lý, lên ý tưởng để thực hiện các dự án hoặc giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng phân tích quan trọng trong việc:

  • Thu thập thông tin, báo cáo thông tin
  • Giải quyết các vấn đề khó, phức tạp
  • Đưa ra những quyết định quan trọng
  • Tóm tắt các dữ liệu thu thập được
  • Xác định các xu hướng
  • Sắp xếp quy trình công việc sao cho hợp lý
  • Thực hiện chúng một cách hiệu quả

1. Luôn chủ động, đọc nhiều sách

Một trong những cách giúp bạn rèn luyện và nâng cao kỹ năng phân tích hiệu quả đó là hãy chủ động trau dồi kiến thức bằng cách đọc nhiều sách. Bạn sẽ nhận thấy nhiều bất ngờ trong phương pháp này. Bạn có thể đặt các câu hỏi về một cuốn sách bạn đọc, từ đó thúc đẩy não bộ của mình tư duy nhiều hơn. Ngoài ra, bạn có thể đặt ra câu hỏi đồng thời so sánh quan điểm của người viết với những suy nghĩ, tư duy của bạn.

Bên cạnh đó bạn hãy ghi chú lại những ý tưởng, suy nghĩ mới, kết quả, thành tích mà đạt được sau khi đọc. Việc đọc chủ động sẽ khuyến khích não của bạn mở mang, kỹ năng phân tích cũng được cải thiện đáng kể.

2. Hãy chơi những trò chơi yêu cầu tư duy cao

Ngoài việc đọc sách, bạn có thể chơi những trò chơi yêu cầu tư duy cao như cờ vua, bài Bridge và những loại game giúp cải thiện trí óc, kỹ năng phân tích cải thiện đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể tham gia những trò đố vui hay truy tìm kho báu vừa mang lại niềm vui vừa nâng cao kỹ năng phân tích hiệu quả.

3. Hãy chủ động trò chuyện nhiều

Khi nói chuyện với ai đó, bạn hãy cố gắng đặt các câu hỏi cho người nghe và cố gắng đẩy câu chuyện theo hướng phát triển. Việc bạn đặt câu hỏi giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả từ đó khả năng phân tích của bạn cũng được nâng cao hơn.

4. Hãy viết nhật ký hàng ngày

Viết nhật ký hàng ngày là một cách giúp kỹ năng phân tích nâng cao hiệu quả. Viết nhật ký giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về những gì xảy ra trong ngày. Bạn nên viết những kinh nghiệm đã học được giúp bạn tập trung hơn. Điều này giúp khả năng phân tích của bạn đưa ra quyết định đúng và chính xác nhất.

5. Học mọi lúc, mọi nơi

Khi đi học, đi làm bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: Trường học, công việc, các mối quan hệ xung quanh… Vì vậy, điều tốt nhất để rèn luyện cũng như nâng cao kỹ năng phân tích hiệu quả đó là bạn hãy học mọi lúc, mọi nơi. Internet là nguồn tài nguyên tuyệt vời giúp bạn học rất nhiều điều: kỹ năng mới, mở rộng vốn từ và phát triển khả năng phân tích. Internet chính là người bạn đồng hành đáng tin cậy giúp bạn rèn luyện, nâng cao kỹ năng phân tích hiệu quả.

Với câu hỏi “Kỹ năng phân tích là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng phân tích hiệu quả?” Canavi hy vọng qua bài viết này giúp bạn đọc tham khảo rèn luyện kỹ năng phân tích giúp bạn có thể đối phó và vượt qua mọi trở ngại để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Chúc bạn thành công.

Tính cấp thiết của đề tài thường đi từ tổng quan đến cụ thể nhằm nêu ra những bằng chứng thuyết phục cho việc thực hiện đề tài. Thực chất, phần này để trả lời cho câu hỏi: Tại sao thực hiện đề tài này? Câu trả lời này được trả lời trên cơ sở phát hiện các mâu thuẫn, thiếu sót của lý thuyết hay thực tế, cấp thiết cần phải giải quyết.

Tính cấp thiết của đề tài cũng có thể được lập luận bằng cách xác định được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, giải quyết được vấn đề này sẽ đem lại lợi ích thiết thực gì, và ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề đó sẽ gây thiệt hại hay ảnh hưởng không tốt gì đối với kinh tế, xã hội?

Cả hai cách đặt vấn đề như trên đều có tác dụng trong việc làm nổi bật ý nghĩa của vấn đề khoa học và tạo cảm hứng để tìm hiểu tiếp về đề tài cho người đọc.

Dđề luận là phân tích thì cần những mục gì năm 2024
Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

Mục tiêu (objective) và mục đích (aim, purpose) là những khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học. Khi tiến hành đọc tài liệu, người đọc cần chú ý đến hai khái niệm này:

– Mục tiêu (mục tiêu cụ thể): là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để hướng tới, nỗ lực tìm kiếm, để trả lời cho hai câu hỏi “Làm cái gì” và “Đạt được gì”?

– Mục đích (mục tiêu khái quát): là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời cho câu hỏi “Nhằm vào việc gì” hoặc “Để phục vụ cho cái gì?”

Dđề luận là phân tích thì cần những mục gì năm 2024
Tổng quan tình hình nghiên cứu (Tổng quan tài liệu)

Một đề tài khoa học thường luôn cần có phần tổng quan tình hình nghiên cứu, hay còn gọi là tổng quan tài liệu (literature review) để có cái nhìn tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu. Đây là phần ngay sau phần giới thiệu chung, cung cấp những tư liệu nền về vấn đề tác giả quan tâm (và những vấn đề chuyên ngành có liên quan) đã được những tác giả trước đó nghiên cứu và phân tích như thế nào (cả quốc tế và trong nước).

Phần tổng quan tài liệu không chỉ xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn thể hiện sự phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với mục tiêu đề ra.

Thông qua bài tổng quan tài liệu, bạn sẽ xác định được mục đích và phạm vi nghiên cứu, đối tượng và các phương pháp chuyên ngành sẽ sử dụng, những kết quả cần đạt được và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo. Qua phần tổng quan tài liệu, bạn đọc sẽ định vị được nghiên cứu của mình ở vị trí nào, cần bổ sung vào chỗ trống nào trong bức tranh toàn cảnh của vấn đề cần nghiên cứu.

Dđề luận là phân tích thì cần những mục gì năm 2024
Phương pháp nghiên cứu

Đây là một nội dung rất quan trọng của tài liệu nghiên cứu mà người đọc cần chú ý. Nội dung của phần này nhằm diễn giải trình tự các thao tác mà nhà nghiên cứu sử dụng trong bài nghiên cứu của mình, đó là việc trình bày phương pháp tiếp cận, mô tả các phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, triển khai các biện pháp kĩ thuật, các điều tra, khảo sát,… đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể chia các phương pháp thành ba loại:

– Nghiên cứu định lượng thường sử dụng các công cụ nghiên cứu dựa trên các câu hỏi được quyết định sẵn, câu hỏi đóng, có thang đo sẵn, và diễn giải kết quả dựa trên các số liệu thống kê hoặc sử dụng các mô hình hồi quy dựa trên các dữ liệu đầu vào và chạy trên các phần mềm thống kê hoặc định lượng.

– Nghiên cứu định tính thường là phương pháp linh hoạt sử dụng các câu hỏi mở, dữ liệu thống kê thường từ quan sát, phỏng vấn, phương tiện thông tin, diễn giải kết quả dựa trên các đoạn văn, hình ảnh, cấu trúc.

– Phương pháp kết hợp cả định tính và định lượng kết hợp cả hai loại trên, sử dụng cả câu hỏi đóng, mở, xử lý cả dữ liệu thống kê và các đoạn văn, thường phân tích bổ sung cả hai mặt định tính và định lượng.

(Xem bài viết chi tiết về phân loại phương pháp nghiên cứu tại đây)

Dđề luận là phân tích thì cần những mục gì năm 2024
Bàn luận và Phân tích kết quả nghiên cứu

Đây là phần rất quan trọng, thể hiện “key findings”, tức là đóng góp chính của nghiên cứu. Phần này trình bày các kết quả nghiên cứu, phân tích kết quả và có nhận xét, đánh giá so sánh theo từng nội dung của đề tài, đảm bảo được tính logic về Phương pháp – Kết quả – Thảo luận, để người đọc có trình độ thích hợp trong lĩnh vực này có thể hệ thống hoá được một cách không quá khó khăn. Thêm vào đó, phần này cũng đánh giá đầy đủ kết quả thực hiện các nội dung (đánh giá độ tin cậy có so sánh với kết quả của nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước), đồng thời thảo luận, bình luận kết quả và nêu những nội dung đạt được, chưa đạt cần tiếp tục giải quyết. Khi đọc tài liệu, các bạn sinh viên cũng cần chú ý tới các biểu đồ và các bảng minh họa.

Dđề luận là phân tích thì cần những mục gì năm 2024
Khuyến nghị (hoặc Hàm ý chính sách)

Phần này đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm cải thiện hoặc giải quyết vấn đề đã được nêu ra trong bài nghiên cứu sau khi đã thực hiện phân tích kết quả. Các khuyến nghị được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu thu được và gắn liền với thực tiễn cũng như mang tính khả thi. Đối với những nghiên cứu có quy mô lớn và tầm ảnh hưởng quan trọng, phần này thường được đặt tên là Khuyến nghị, đối với những nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu nhỏ, kết quả chỉ mang tính đại diện cho một tập mẫu nào đó, phần này thường được đặt tên là Hàm ý chính sách.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã biết đâu là những nội dung quan trọng của một tài liệu nghiên cứu, từ đó tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình đọc một tài liệu. Để quá trình đọc hiệu quả hơn nữa, hãy cùng cộng đồng RCES tìm hiểu cách đọc tài liệu hiệu quả cùng các RCES trong các bài viết của loạt “Làm thế nào để đọc tài liệu nghiên cứu hiệu quả?” trên www.rces.info.