Đề bài - bài 66 trang 49 sbt toán 7 tập 2

Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có: \(\widehat C + \widehat B = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông) (2)

Đề bài

Dựa vào kết quả của bài 65, chứng minh rằng:

a) Các đường trung trực của tam giác vuông đi qua trung điểm của cạnh huyền.

b) Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

+)Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó

+)Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 66 trang 49 sbt toán 7 tập 2

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A.\)

a) Kẻ đường trung trực của \(AC\)cắt\(BC\)tại\(K.\) Nối\(AK.\)

Suy ra\(AK = KC\)(tính chất đường trung trực)

Nên\(KAC\)cân tại\(K\)

\( \Rightarrow \widehat {K{\rm{A}}C} = \widehat C\) (1)

Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có: \(\widehat C + \widehat B = 90^\circ \) (tính chất tam giác vuông) (2)

Và \(\widehat {K{\rm{A}}C} + \widehat {K{\rm{A}}B} = \widehat {BAC} = 90^\circ \) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(\widehat {K{\rm{A}}B} = \widehat B\)

\(\Rightarrow KAB \) cân tại \(K\)

\( \Rightarrow KA = KB\) nên \(K\)thuộc đường trung trực của\(AB\)

Suy ra\(K\)là giao điểm ba đường trung trực của\(ABC\)

Suy ra:\(KB = KC = KA\) nên\(K\)là trung điểm của\(BC\)

Vậy các đường trung trực của tam giác vuông đi qua trung điểm cạnh huyền.

b) Theo chứng minh ở câu a) trung điểm\(K\)của\(BC\)có tính chất\(KB=KC=KA.\)

Do đó\(KA = \dfrac{1}{2}BC\)

Vậy trong tam giác vuông trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.