Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa việt nam năm 2024

Đề cương ôn tập cuối kì môn Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Công Đoàn. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 29 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

ASSESSMENT OF THE TROPHIC STATUS IN SOME LAKES WITH IN HANOI INNER CITY Nguyen Thi Bich Ngoc , Vu Duy An, Le Thi Phuong Quynh , Nguyen Bich Thuy 1, , Le Duc Nghia, Duong Thi Thuy và Ho Tu Cuong 2 Institute of Natural Product Chemistry, VAST, 18 Ho ang Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi Institute of Environmental Technology, VAST, 18 Hoa ng Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi Email: [email protected] Urban lakes in Hanoi play different important roles in the human life such as acclimatization, culture, tourist, etc. However, un der the pressure of urbanization coupled with unreasonable water sewage collector system, and po llutants discharged directly into lakes have been increased, causing water pollution in lakes. T his paper presents the monitoring results of water quality in 10 lakes in Hanoi during the perio d from March 2014 to February 2015. Basing on the monitoring results and on the classification methods of Hakanson and Carlson, we could assess the trophic status ...

23/12/2020

Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam có Mục lục – USSH

TẢI TÀI LIỆU XUỐNG (PDF)

Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam có Mục lục – USSH

Định dạng File chưa hỗ trợ xem trước, vẫn Download bình thường!

Mât khẩu mở file vui lòng chat với Fanpage Tài liệu VNU cụm từ: mktailieuvnu

TẢI TÀI LIỆU XUỐNG (WORD)

Lượt xem: 4.660

Reader Interactions

  • 1. SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM 1.Trình bày khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh.Lấy ví dụ. Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942-1943), Hồ Chí Minhđã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Có mộtđịnh nghĩa của E.B.Tylor(ở dưới) cũng rất gần với định nghiac trên của HCM.Theo đó,HCM đề cập đến những khía cạnh:văn hóa do con người tạo ra,văn hóa đa dạng,văn hóa mang tính xã hội. -Theo định nghĩa trên,văn hóa vừa là nền tảng vật chất,tinh thần,vừa là động lực phát triển của xã hội 2.Khái niệm văn hóa của UNESCO Theo UNESCO:“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt và tinh thần và vật chất,trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách cử một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,những lối sống,những quyền cơ bản của cong người,những hệ thống các giá trị,những tập tục và những tín ngưỡng:Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản,có lí tính,có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí.Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện,tự ý thức được bản thân,tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân,tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sang tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” *Phân tích: -Văn hóa gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
  • 2. hóa vừa là nền tảng,động lực và kết quả của sự phát triển của con người. -Văn hóa do con người tạo ra -Mang tính xã hội -Văn hóa bao gồm rất nhiều lĩnh vực -Có hai loại di sản văn hóa:hữu thể và phi vật thể 2.1.Bổ sung:Ngoài ra còn một số khái niệm văn hóa cũng như một số tuyên ngôn về văn hóa của các nhà văn hóa học,sử gia tại Việt Nam và trên thế giới như sau: Việt Nam -Từ thế kỉ XV,Phan Phu Tiên trong Việt âm thi tập đã nói:“Nước ta có tiếng là một nước văn hiến”. -Trong “Lĩnh nam chích quái”,Vũ Quỳnh và Kiều Phú thì cho rằng “Nước ta văn minh bắt đầu nổi lên từ thời Hùng Vương”. -Trong “BìnhNgô đại cáo”,Nguyễn Trãi trịnh trọngtuyên bố:“Nước Đại Việt ta từ trước,vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. ->Qua những cách diễn đạt trên có thể thấy các tác giả đều có một ý tưởng chung là đồng nhất văn hóa với văn hiến,văn minh và hướng văn hóa đến những gì tốt đẹp,đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của cương tắc,cương thường trong đó. Phương Tây:Văn hóa (culture)bắt nguồn từ tiếng La tinh là cultura,có nghĩa là vun trồng.Trong xã hội,có loại vun trồng vật chất đó là trồng trọt.Còn vun trồng tinh thần là văn hóa.Như vậy văn hóa là cái nguyên sơ được con người cải biến. -E.B.Tylor có một định nghĩa với quy mô rộng,được các nhà khoa học lấy để nghiên cứu là:“Khái niệm văn hóa hay văn minh dùng để chỉ định một toàn thể phức hợp bao gồm đồng thời những tri thức khoa học,tín ngưỡng,nghệ thuật,đạo đức,luật pháp,phong tục cùng những khả năng và những tập quán
  • 3. người đã thực hiện được với tư cách là một thành viên xã hội”.Đây là một khái niệm như bách khoa toàn thư về tất cả khía cạnh của văn hóa. 2.2.Về văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây: -Chỉ là hai khái niệm tương đối Văn hóa phương Đông Văn hóa phương Tây Khu vực châu Á,châu Phi,Mỹ La tinh Khu vực châu Âu,Bắc Mỹ Tư duy tổng hợp,cầu tính,duy linh Tư duy phân tích,tuyến tính,duy lý Thiên về giá trị tinh thần,đạo đức,tình nghĩa. Thiên về vật chất,kinh tế Mang tính truyền thống Mang tính phát triển Con người cộng đồng Con người cá nhân Hòa với thiên nhiên Đấu tranh,chinh phục 3.Phân biệt các khái niệm văn hóa,văn hiến,văn minh,văn vật: -Văn hóa như đã nói ở trên -Văn minh(civilization) gốc La tinh là “civitas”,nghĩa là “đô thị”,hàm ý một giai đoạn con người đã thoát khỏi tình trạng cư trú tự nhiên sang cư trú có bố trí quy hoạch,mang nhiều yếu tố nhân tạo. -Do vậy khái niệm văn minh chỉ khía cạnh vật chất,kĩ thuật.Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức độ nhất định của một không gian xã hội nhất định. Vú dụ:văn minh Ai Cập cổ đại,văn minh Địa Trung Hải,văn minh Hoa-Hạ,văn minh trống đồng… +Văn hóa xuất hiện trước văn minh.Trước khi xuất hiện văn minh Văn Lang- Âu Lạc,Việt Nam đã xuất hiện một số nền văn hóa như:văn hóa Hòa Bình,văn hóa Bắc Sơn… -Văn hiến: -Văn vật
  • 4. sản văn hóa UNESCO của Việt Nam -Di sản vật thể:động Phong Nha Kẻ Bàng,cố đô Huế,phố cổ Hội An,thánh địa Mỹ Sơn,hoàng thành Thăng Long… -Di sản phi vật thể:mộc bản triều Nguyễn,ca trù,hát xoan,nhã nhạc cung đình Huế,văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên… 5.Có mấy loại hình văn hóa cơ bản 2 loại:di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa vô hình. 6.Các chức năng của văn hóa -Hiến=hiền tài ->Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. -Thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải thể hiện tính dân tộc,lịch sử rõ rệt. -Bổ sung:Nguyễn Trãi đã từng nói: “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang”-Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến. 7.Thế nào là môi trường tự nhiên/nhân tác -Môi trường tự nhiên là một bộ phận trong “môi trường lớn”,là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta như:bầu khí quyển,nước,thực vật,động vật,thổ nhưỡng,nham thạch,khoáng sản,bức xạ mặt trời… -Môi trường tự nhiên tác-tạo là môi trường được con người tạo ra do lợi dụng tự nhiên,cải tạo môi trường tự nhiên. +Dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên +Bị môi trường tự nhiên chi phối +Ảnh hưởn ngược lại đến môi trường tự nhiên 8.Trình bày đặc điểm cơ bản của môi trường tự nhiên Việt Nam và sự tác động của nó đến văn hóa. a.Môi trường tự nhiên:
  • 5. lý: -Khu vực Đông Nam Á -Dòng sông Mê Công chảy qua-là hạ lưu bắt nguồn từ các con sông lớn từ hai dãy núi Hy-ma-lay-a và Thiên Sơn -Việt Nam-bán đảo Đông Dương là đầu cầu để mở vào Đông nam á từ hướng Ấn Độ và Trung Quốc. ->Tính chất bán đảo rõ rệt: -Khí hậu nhiệt đới gió mùa:nóng ẩm,mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt. -Núi rừng chiếm 2/3 diện tích,sông ngòi nhiều và phân bố đều khắp -Đường bờ biển dài hơn 2000 km -Hướng Tây và Bắc bị chắn bởi núi rừng trong đó quan trọng nhất là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Trường Sơn. *Hệ sinh thái phồn tạp: -Đa dạng động vật và thực vật -Phát triển trồng trọt chăn nuôi *Tác động đến văn hóa Việt Nam: -Hai tính trội là sông nước và thực vật- 1.Đời sống vật chất: 1.1.Ăn uống -Cơ cấu bữa ăn truyền thống:cơm gạo+rau củ+thủy sản (cơm-cá-canh) -Món ăn chế biến đơn giản,dùng đến nước nhiều. -Được ủ,lên men để bảo quản. ->Tránh bị ôi thiu do thời tiết nóng ẩm và vi khuẩn dễ phát sinh
  • 6. kích thích bằng yếu tố tâm lí:sự quay quần gia đình,nồi cơm chung,đĩa thức ăn chung,chén nước mắm chung… ->Ăn uống đơn giản,không cầu kỳ,cốt để no bữa lấy sức lao động. Tuy nhiên trong bữa cỗ,hội hè có thể rất phung phí để lấy sĩ diện. -Uống:dùng nước vối,chè,rượu ở bữa ăn. ->Những loại lá có lợi cho sức khỏe,giải nhiệt,tiện đường. -Đồ hút:thuốc lào,thuốc lá -Đồ tráng miệng:các loại bánh có chất đường mật như chè,mứt,kẹo và hoa quả. 1.2.Mặc và trang sức: Trong lao động và thường ngày: -Ngày xưa:mặc khố váy,đi chân đất -Vải nhuộm từ nguyên liệu tự nhiên như:tơ tằm,củ nâu và chàm. -Sau này:trong lao động,nam thường mặc áo cánh,quần cộc trong lao động.Nữ mặc áo yếm,áo váy ->Nhìn chung ăn mặc đơn giản,gọn gang,thích nghi với khi hậu nóng ẩm,mưa nhiều.Dễ dàng cho việc đi lại,lao động trên đồng ruộng có bùn lấm. Trong lễ hội:ăn mặc khá diêm dúa cầu kỳ,nhiều mầu sắc -Đàn ông mặc áo the,lụa gấm,chit khan xếp -Đàn bà áo tứ thân,chit khan mỏ quạ,vấn tóc,đội nón quai thao rộng vành,chân đi guốc hoặc hài,đeo hoa tai vòng kiềng,nhẫn. 1.3.Nhà ở: -Miền núi:nhà sàn ->Cao,chống lũ lụt,chống thú dữ
  • 7. nứa.Mộtsố nhà gỗ,vách đất,nền đất nện.Thường có thêm ao,chuồng. ->Sử dụng vật liệu dừa,tre,nứa có sẵn.Vật liệu thiên nhiên đơn giản và cũng để cho mát.Ao,chuồngnuôi tôm,cá,chăn nuôi.Con người sống hướn thủy,hiền hòa với thiên nhiên. -Đô thị:có một số nhà kiểu ống,lợp gạch.Nhà hướng Nam cho mát mẻ. 1.4.Đi lại: -Chủ yếu là đi bộ,gồng gánh,đội thúng trên đầu hoặc mang trên lung ->Thích hợp với diện tích nhỏ,vừa,công việc không quá nặng nhọc.Đường bộ thường nhỏ hẹp,đầy bùn lầy. -Thồ nặng có trâu,bò ->Châu bò là phương tiện thồ đồ chủ yếu tích hợp với việc cày cấy luôn. -Đi lại trên sông nướccó các loại thuyền thúng,thuyền đinh,thuyền độcmộc,đò ngang,đò dọc…tùy loại địa hình. =>Nhận xét chung:nhìn chung đời sống vật chất đơn giản,hướng ngoại tạo nên đức tính cần cù,chịu khó,giản dị,ưa nhàn tản.Người Việt không say mê làm giàu hay có tâm lí xuôi theo dòng nước.Tuy nhiên lại thích có địa vị cao sang được nhiều người kính nể. Một số câu tục ngữ,ca dao về nếp sống của người Việt Nam. 2.Đời sống kinh tế: 2.1.Kinh tế nông nghiệp,lúa nước là chính -Thích hợp với điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa,nóng ẩm,mưa nhiều -Kỹ thuật trồng lúa là kỹ thuật thâm canh,cấy hái theo mùa. -4 yếu tố quan trọng nhất:nhất lúa nhì phân tam cần tứ giống.
  • 8. một năm tùy thuộc vào vùng miền như:ĐBSCL 3 vụ/năm còn Miền Bắc,miền Trung thì 1-2 vụ vào mùa xuân và mùa đông là hai vụ gặt chính. -Cây cối sinh sôi nảy nở nhiều hơn là chăn nuôi gia súc ->Trồng các loại cây nhiệt đới như:khoai,sắn,ngô. ->Trên nền đất ẩm,bùn lầy hoặc cạnh bờ ao. -Chủ yếu là nền kinh tế tiểu nông,ít có trang trại lớn. -Chăn nuôi gia súc như:bò,trâu,gà vịt cùng với nông nghiệp với ý nghĩa bổ trợ cho nhau.Gia súc vừa có thể lấy thịt lại vừa có sức kéo,nhân công lao động. 2.2.Một số nghành nghề phụ: 2.2.1.Thủ công nghiệp -Thủ công nghiệp làng:thủ công nghiệp dân gian +Người dân làm thêm thủ công vào các buổi tối sau khi hoàn thành công việc đồng áng. +Nghề:đan lát,nề,mộc,rèn,chế biến thực phẩm +Bán:ở chợ kiếm thêm thu nhập -Thủ công nghiệp nhà nước: -Do nhà nước phong kiến trực tiếp quản lí và điều hành -Nghề:các xưởng,cục bách tác sản xuất vật phẩm phục vụ chính quyền và quan lieu phong kiến.Vú dụ:xưởng rèn đúc vũ khí,đóng thuyền,đúc tiền… -Tiêu biểu:thời Nguyễn có xưởng đúc tiền lớn(Tràng Tiền),xưởng đúc thuyền chiến ở Gia Định.. -Một số nghành nghề thủ công truyền thống như: +Dệt nhuộm:nổi tiếng ở làng dệt ven Tây Hồ Trích Sài,cụm làng la ở Hà Tây… +Gốm,sành sứ:nổi tiếng là làng gốm Bát Tràng
  • 9. hội Việt Nam truyền thống,từ lâu đời các hình thức buôn bán đã khá phát triển.Tuy nhiên,đó là một nền buôn bán nhỏ,gắn liền với nền sản xuất nhỏ,tiểu nông.Chính sách trọng nông ức thương,xem thường nghề buôn trong xã hội phogn kiến ,sự níu kéo của cơ cấu kinh tế làng-xã và sự cạnh tranh của các thương nhân Hoa-Kiều là những yếu tố kìm hãm thương nghieejo của Việt Nam. -Mạng lưới chợ là phổ biến nhất:ở nông thôn có rất nhiều loại chợ:chợ chùa,chợ trấn,chợ bến sông,chợ huyện. -Kẻ Chợ-kinh thành Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước,bắt đầu sôi nổi từ thế kỷ XVII-XVIII. -Hàng hóa trao đổi:chủ yếu là nông sản,thủy sản,thủ công mĩ nghệ những vậy phẩm thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. ->Không có buôn bán to 2.2.3.Ngoại thương -Dù có tiềm năng nhưng nhìn chung không phát triển -Một số địa điểm có ngoại thương:phố Hiến,Kẻ Chợ,Hội An….đã từng rất phát triển với những chuyến giao thương của người Hoa,người Ấn Độ,các nước Đông Nam Á và cả phương Tây sang giao thương. Tuy nhiên do một số lý do quốc gia,bởi sự dòm ngó của ngoại quốc vào thế kỷ thứ XIX,nhà Nguyễn đã ra chính sách bế quan tỏa cảng,ngắn cấm ngoại thương,kìm hãm nền ngoại thương của nước nhà. 2.2.Tiền tệ và đo lường -Dùng tiền xu -Đo lường bằng các đơn vị như:tấc,thước,ngũ,thốn,tấc,dặm. 2.Đời sống tinh thần:
  • 10. hội Việt Nam truyền thống là xã hội nông nghiệp,văn hóa Việt Nam là nền văn hóa nông nghiệp.Trong xã hội đó,gia đình và dòng họ,làng là đơn vị xã hội cơ sở,là hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống xã hội Việt Nam.Đặc trưng của cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống là những gia đình tiểu nông trong những làng xã tiểu nông. Cơ cấu xã hội Việt Nam có thể được vạch ra như sau:gia đình-họ hàng-làng xóm-vùng miền-đất nước. 1.Gia đình: Gia đình được coi là tế bào cơ sở,là một pháp nhân trong xã hội.Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế,lao động tập thể và hợp tác,nhất là trong việc làm ruộng mùa vụ cũng như nghề thủ công của làng.Hộ gia đình cũng được coi như những cá thể trong cơ cấu làng,là đơn vị được chia phần công,chịu sưu thuế,lao dịch và những khoản đóng góp khác. -Quy mô:đại đa số là gia đình hạt nhân(bố mẹ và con cái chưa trưởng thành) ->Gia đình Việt Nam cấu tạo theo hai kiểu lồng vào nhau,đó là những gia đình nhỏ tách ra thành những gia đình hạt nhân khác và cứ thế tiếp diễn. -Nguyên tắc:nguyên tắc hôn nhân,nguyên tắc huyết thống. -Hôn nhân được sắp xếp dựa theo quyết định của bố mẹ,các bậc trưởng bối trong gia tộc theo nguyên tắc môn đăng hộ đối chứ không phải vì tình yêu lứa đôi.Điều này thì có tương tự như nhiều quốc gia Đông Á khác. -Chế độ:thời nguyên thủy,gia đình Việt nam theo chế độ mẫu hệ phù hợp với nền kinh tế lúa nước cần đến sự khéo léo,đảm đang của người phụ nữ.Tuy nhiên kể từ khi bị TQ đô hộ một nghìn năm bắc thuộc,gia đình VN bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo đẫn dến sự len ngôi của chế độ phụ hệ.Do vậy tư tưởng trong gia đình sau này là “trọng nam kinh nữ”.Lấy chồng,người đàn bà phải cố sinh cho được một đứa con trai thì mới hài lòng nhà họ nội.Lý do là theo quan niệm Nho giáo,người con trai sau này sẽ là người gìn giữ hương hỏa cho gia tộc.Không những thế sinh con trai cũng là đẻ có thêm một nhân công lao độngchính trong nhà.Đây cũnglà một trongnhững quan nệm sai lầm,cổ hủ xuất phát từ quan niệm quá lo cho thế hệ sau của người Việt.
  • 11. chính trong gia đình VN là quan hệ:vợ-chồng,con cái với những lễ nghi,gia phong nhất định.Nhiệm vụ chính của bố mẹ là yêu thương, nuôi dưỡng con cái không lớn,nên người.Từ khi sinh con ra cho đến lúc trưởn thành,thậm chí đã lập gia đình,bố mẹ vẫn luôn dõi theo và chăm lo cho cuộc sống của con cái hết mực.Dân gian ta đã có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”.Cha mẹ trong gia đình Việt từ xưa thường chú trọng dạy dỗ con cái ngũ thường “nhân,nghĩa,lễ,trí,tín”.Không chỉ thế giáo dục con cái còn là truyền nghề gia truyền,kĩ năng sản xuất,bí mật nhà nghề.Vì thế mới có các làng nghề truyền thống,nghề thuốc gia truyền.. Con cái thì phải có hiếu với bố mẹ,giữ lễ nghĩa,chăm ngoan,nghe lời ông bà,cha mẹ.Khi bố mẹ về già,phải chăm sóc cẩn thận không được lơ là,bỏ rơi.Tục ngữ có câu:”Trẻ cậy cha,già cậy con”đã nói lên một chức năng của gia đình người Việt là nuôi dưoững người già.Pháp luật thời Lê Nguyễn có điều luật nêu rõ con cháu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng đối với ông bà già.”Quốc triều hình luật” có ghi:“con cháu thay thế ông bà cha mẹ chịu tội roi hoặc tội trượng đều được giảm một bậc”.Điều 506 ghi rõ “Các con cháu không theo lời dạy bảo và không phụng dưỡng mà bị ông bà đưa đi thưa thì phải tội đồ cha làm khao đinh;con nuôi,con kế có tự mà thất hiếu với cha nuôi,cha kế thì phải tội kém trên các bậc và mất những tài sản được chia cho”.(Theo “Làng Việt Nam,đa nguyên và chặt”) Vợ chồng thì phải sống chung thủy,tương trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng và cuộc sống gia đình.Tuy gia đình VN có bị ảnh hưởng bở tư tưởn Nho giáo hà khắc:phu xướng phụ tùy,xuất giá tòng phu,phu tử tòng tử nhưng vai trò người phụ nữ vẫn được coi trọng.Điều đó được thể hiện trong quan niệm“thuận vợ,thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.Người vợ VN vẫn được cùng chồng tham gia quán xuyến gia đình,thậm chí có nhiều nhà,người vợ còn nắm tài chính(nội tướng). Điều này có khác nhiều so với lối sống gia đình của người TQ,như:tiền cheo,luật lấy chồng làng xa,luật thừa kế….(tự bổ sung).Thế mới nói,nhiều nhà nghiên cứu công nhận gia đình VN “vỏ tàu lõi Việt”. Bổ sung:Luật triều Lê quy định:“Cha mẹ có ruộng đất,khi mất chưa kịp để lại chúc thư,mà an hem,chị em tự chia nhau,thì lấy 1/20 số ruộng đất làm hương
  • 12. người trai trưởng giữ,còn thì chia nhau.Phần con của vợ lẽ nàng hầu thì phải kém”. -Tuy nhiên ở VN cũng có một số gia đình lớn kiểu”tứ đại đồng đường” như của TQ nhưng chỉ một số ít quan lại lớn có điều kiện kinh tế mà thôi. -Ngoài ra gi =>Tóm lại gia đình VN có kết cấu chặt chẽ hơn so với gia đình TQ bởi chế độ gia đình hạt nhân vốn đã có ít người,bố mẹ có thể chăm lo cho con cái chu đáo hơn.Bên cạnh đó,chế độ thừa kế chia đều cho cả con trai lẫn con gái,các gia đình hạt nhân tách ra sẽ có lý do để ở lại làng tiếp tục làm ăn,sinh sống.Trong khi ở TQ,gia đình dần dần sẽ bị phân tán,chia rẽ ra do chỉ con trưởng mới được thừa kế toàn bộ gia sản,những người con khác thường sẽ di cư đến chỗ ở mới lập nghiệp.Nếu dùng hình tượng để mô tả,có thể mô tả gia đình TQ có kết cấu thẳng đứng còng gia đình VN là gia đình mạng lưới.Mỗi mắt xích đều có mối liên hệ với nhau-quan hệ huyết thống,quan hệ kinh tế,họ hàng,láng giềng.Do vậy gia đìnhVN là tế bào cơ sở của xã hội. Bên cạnh đó gia đình VN là một pháp nhân trong xã hội.Pháp nhân ở đây ý muốn nóiđến quyền lợi và nghĩa vụ trước luật pháp.Toàn thể thành viên trong gia đình được hưởng chung những vinh dự của một thành viên trong gia đình có được.Khi một thành viên đỗ đạt cả gia đình đều đượctrọng vọng trong lễ vinh quy.Một người làm quan cả gia đình đó đều được phong ân tứ.Ngược lại,khi một thành viên bị tội ,cả gia đình cũng bị vạ lây,nếu là trọng tội như mưu phản,cả gia đình bị khép vào tru di tam tộc.Pháp luật đề cao vai trò lãnh đạo gia đình củangười trưởng nam.Những tấm gương lễ nghĩa được nhà nước khen thưởng. Không chỉ thế,gia đình cũng phải chịu tô thuế,lao dịch của nhà nước. -Hộ giia đình là một đơn vị kinh tế,lao động tập thể và hợp tác.Mỗi gia đình được chia phần ruộng nhất định theo lệ làng,nộp sưu thuế và cày cấy trên mảnh ruộng của mình.Thực chất chế độ tư hữu ruộng đất trong xã hội phong kiến chỉ là hình thức,ruộng đất được phân chia vẫn là của vua,nhà vua chỉ cho các hộ gia đình “mượn” ruộng đất để cày cấy ,sinh hoa lợi và nộp lại cho vua.Lao động chính trong nhà là người đàn ông,người vợ vừa giúp trồng cày
  • 13. còn chăn nuôi gia súc lấy sức kéo,có thể còn phải làm thêm thủ công mỹ nghệ để đem ra chợ bán thêm thu nhập.Thế mới biết người phụ nữ VN đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Hàng nghìn năm qua,nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào nền kinh tế hộ gia đình,nhất là trong thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp.Trong gia đình nông nghiệp sự phân cấp lao động nhìn chung vẫn theo thế hệ:“già-trung niên-trẻ tuổi”,trong đó trung niên thường có vị trí chủ yếu-chủ gia đình.Trong gia đình nôngnghiệp VN,nhân công nhiều nên cần có người đứng đầu để phân công lao động,người đó thường là chủ gia đình-người chồng hoặc cũng có thể là người vợ. Gia đình VN cũng là một cá thể trong cơ cấu làng.Như đa phân tích ở trên,tâm lí của người dân VN là sống chết cố kết với mảnh đất chon rau cắt rốn.Do vậy nếu không có biến cố gì ,ít gia đình chuyển đi nơi khác ở.Cho dù có đến nơi khác nhưng trong lòng vẫn luôn đau đáu hướng về quê hương mỗi dịch tết lễ.Người dân VN sinh sống tại các làng,làm ăn sinh sống,sinh con đẻ cái,lập nghiệp,tham gia sinh hoạt văn hóa,hội lễ làm nên kết cấu làng xã VN. KẾT LUẬN: -Gia đình bao gồm những mối quan hệ xã hội thu nhỏ -Gia đình là đơn vị giáo dục -Gia đình là đơn vị đạo đức -Gia đình đơn vị kinh tế -Chức năng: +Giaso dục con cái +Nuôi dưỡng những người già +Tổ chức sản xuất. *Các nghi lễ trong gia đình: -Hai việc hiếu,hỉ là quan trọng nhất
  • 14. những lễ đầy tháng,đầy cử,đầy năm,sinh nhật các kiểu cho con cái ->Các nghi lễ đa số đều làm gia đình,họ hàng thêm gắn bó tình cảm.Tuy nhiên nhiều vấn đề rườm rà,tốn kém. ->Phân tíhc 2/Dòng họ: Gia đình mở rộng thành dòng tộc(họ hàng),cơ bản dựa trên mối quan hệ huyết thống,từ 9 đời trở lại cùng chung một vị thủy tổ xa nhất. -Một dòng họ có thể sinh sống ở nhiều làng hoặc tập trung ở một làng. -Dòng họ ở VN cố kết gắn bó trong cơ cấu làng.Một làng có thể có một họ,cũng có thể có nhiều họ,tập trung vào một số họ mạnh. -Một họ chia thành nhiều chi,chỉ tính theo nam giới,nữ giới tính theo họ nhà chồng. -Mỗi dòng họ có một nhà thờ họ-gọi là từ đường.Đây là nơi thờ cúng thủy tổ của dòng họ và cũng là nơi dòng họ hội họp vào mỗi dịp lễ giỗ Tổ,bàn việc quan trọng.Người con trai trưởng của chi trưởng thường được coi là tộc trưởng là người canh giữ từ đường và điều hành việc nghi lễ giỗ Tổ -Mỗi dòng họ thường có một cuốn sổ ghi chép thế hệ các chi,đặc biệt các công trạng của dòng họ.Người VN thường lấy gia phả làm niềm tự hào và hãnh diện khi thấy tên mình xuất hiện trong gia phả -Nhìn chung mối quan hệ dòng họ VN càng ngày càng có xu hướng cố kết,bền chặt chứ không phải mờ nhạt.Anh em trong họ thường giúp đỡ nhau trong việc làm ăn,thăng quan tiến chức.Như tục ngữ có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. 3.Làng: Nhận xét chung:Làng xã VN xuất hiện có thể được coi là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước.
  • 15. lập làng:nguyên lí cội nguồn và cùng chỗ. ->Phân tích: Bổ sung:Vào thập kỷ 20 của thế kỉ XX ở vùng châu thổ sông Hồng lại có hàng tram làng có dân số trên 3000 người.Sở dĩ ngụ cư ngày càng nhiều trong làng xã sông Hồng mà chủ yếu là ven sông,ven biển là do những lý do chính sau đây: -Hợp tác để sử dụng nguồn nước,giải quyết các vấn đề thủy lợi -Hợp tác đổi công và bảo vệ ruộng đòng -Hợp tác chống thiên tai,bão lũ -Lý do chính,chế độ thừa kế *Làng là một đơn vị cố kết cộng đồng tự quản: -Về cảnh quan:Làng Việt xưa thường là một đơn vị cộng đồng tại một vùng đất nhất định,họ cùng nhau làm ăn,sinh sống cố định trên mảnh đất gọi là quê hương.Một làng thường được bao bọc bởi lũy tre xanh,thông thương với bên ngoài bằng một cái cổng làng,đó là một không gian ngụ cư “nửa hở nửa kín”.Bên trong làng,là một không gian thoáng mở,có thể nói là thân tình.Nhà cửa các hộ gia đình thường được ngăn cách sơ sài với nhau.Đình làng,chùa,miếu,miện,quán cầu,cây đa,giếng nước là những điểm giao tiếp cộng đồng. -Làng là đơn vị kinh tế của quốc gia +Thời xưa,kinh tế của những làng thuần nông thường là kinh tế tự cung tự cấp. +Phần lớn các hoạt động kinh tế đều thực hiện ở quy mô làng -Làng là đơn vị tín ngưỡng Làng là một đơn vị cố kết và tự quản về mặt văn hóa tinh thần. -Tính ngưỡng phổ biến ở làng Bắc Bộ là tín ngưỡng thờ thành hoàng làng.Đây được coi là vị thần bảo trợ cho cuộc sống của người dân làng.
  • 16. dịp đầu xuân,các làng thường tổ chức lễ làng,tưởng niềm người thành lập nên làng của họ và những người có công trạng lớn làm rạng danh làng. ->Xem thêm ở phần sau -Quan hệ người làng xã với nhau +Người dân làng sống thân tình với nhau,ít có đề phòng. +Trong làng quê vốn tồn tại hai loại quan hệ huyết thống và địa vực.Hai loại quan hệ này ở vùng chaai thổ sông Hồng thường không tách biệt mà hòa hợp với nhau.Hôn nhân cùng làng đã gắn bó thêm mối quan hệ làng xã.Quan hệ giữa người làng với nhau rất mật thiết cũng có vị trí quan trọng trong sinh hoạt con người.“Khi hòn đá đã đổ mồ hôi”,“Tắt đèn tối lửa” gia cảnh khó khan thì hàng xóm sẽ là điểm tựa giúp giải quyết khó khan vì hàng xóm không chỉ là người cùng địa vực mà còn có thể là an hem họ hàng sinh sống cùng nhau. +Người ta thường sống theo những phong tục tập quán cổ truyền mang tính mềm dẻo(lệ làng),là đối trọng của phép nước mang tính cứng rắn. +Làng cũng có một không gian văn hóa riêng như:trẻ em của làng được giao cho một thầy đồ được làng chu cấp.Trong năm người ta tổ chức những đám rước tế,lễ hội,các bữa cỗ taajo thể linh đình,các dịp khao vọng,cheo cưới những dịp thu hút đông đảo dân làng,vừa nghiêm trang vừa vui vẻ. *Làng là một đất nước thu nhỏ Ngoài những phong tục,lệ làng riêng,những mối quan hệ đan xen phức tạp,làng còn có một tôn ti trật tự riêng.Làng là một cộng đồng cố kết chặt nhưng không có nghĩa là bình đẳng mà cũng có tôn ti trật tự riêng. -Trước hết là truyền thống trọng tuổi,người già thường được coi trọng hơn người trẻ tuổi,càng già thì lời nói càng được coi trọng. Thời Lý Trần khi cộng đồng dân cư làng xã còn thuần nhất,đó mới chỉ là một sự phân tầng tự nhiên,theo thứ bậc tuổi tác.Những người cao tuổi được kính trọng hơn cả,được coi là bề trên.Tuy nhiên từ thời Lê-Nguyễn,có một sự phân
  • 17. vĩ mô diễn ra trong làng xã ngày một mạnh do sự phân tầng xã hội quan liêu. Nội dung chế độ ngôi thứ tôn ti có thay đổi tùy theo từng địa phương,làng xã.Nhìn chung có 3 loại tầng lớp dân cư chính trong làng xã như sau: -Hạng quan viên chức sắc:tầng lớp có uy quyền trong làng xã.Trong làng xã cũ,cơ cấu quyền lực có hai bộ phận chủ yếu sau đây: Bộ phận lý dịch,là tổ chức chính quyền cơ sở cấp xã của nhà nước,có lý trưởng là người đứng đầu.Vào thời Nguyễn còn có phó trưởng và trương tuần.Lý dịch làm nhiệm vụ thu thuế,bắt lính,điều động phu phen,tạp dịch theo lệnh chính quyền. Bộ phận kỳ mục:gồm các trưởng lão quan viên.Quyền của bộ phận này trên quyền của bộ phận Lý dịch.Bộ phân này đã từng bị chính quyền Pháp bãi bỏ tuy nhiên phải lập lại sau đó do vấp phải sự phản đối gay gắt của các tiên chỉ và thứ chỉ-người đứng đầu hội đồng kỳ mục.Tiêu chuẩn tiên,thứ chỉ tùy theo từng làng bình chọn.Tuy nhiên thường là những người cao tuổi nhất,khoa bảng cao nhất hay chức tước cao nhất.Điểm chung là họ đều đã về hưu. -Hạng dân nội tịch:còn gọi là dân chính hộ,là những người chính thức được thừa nhận là dân làng,có tên trong sổ tịch.Thành phần chủ yếu là các đinh nam trong độ tuổi lao động.Họ được chia ruộng công cày cấy theo phép quân điền,đượcdự bàn những cuộc họp làng xã,ăn cỗ làng tuy nhiên chỉ về mặt hình thức.Bù lại họ cũngphải nộp sưu thuế,đi lao dịch,binh dịch.Những người trong gia đình như:phụ nữ,trẻ con thuộc diện miễn những vẫn được gọi là dân nội tịch. -Hạng dân ngoại tịch:còn gọi là dan ngụ cư.Chủ yếu là những người từ làng khác đến,sinh sống và làm ăn nhờ trên đất của làng nhưng vẫn không có tên trong sổ tịch.Họ được miễn thuế dịch nhưng không được chia ruộng,không được tham gia họp bàn việc làng.Do đó dân ngụ cư thường bị xem thường,hắt hủi bởi dân làng.Muốn gia nhập nội tịch của làng,họ phải làm con nuổi trong gia đình nào đó,nộp đơn,tiền thì mới được có tên trong sổ tịch.Phần còn lại là những người thuộc “hạng cùng đinh” sống vật vờ,đóikhổ.
  • 18. cấu quyền lực làng xã là quyền lực kép. *Mối quan hệ giữa làng và nước Vua Gia Long đã nói“nhà nước là góp làng xã lại mà thành.Muốn trị nước thì phải sửa sang công việc của làng xã”.Làng xã vừa là đối trọng vừa là đối tác của quốc gia. -Làng là một đơn vị mang quyền lực kép.Làng vừa có những thể chế riêng,luật làng riêng,lại vừa bị giám sát bởi nhà nước.Nhìn chung trong quá trình lịch sử ,các nhà nước phong kiến ngày càng tìm cách nắm lấy cộng đồng làng xã,chủ yếu thông qua các việc quản lí ruộng đất và dân đinh bằng việc lập nên sổ địa bạ và đinh bạ của từng làng…Trên cơ sở đó nhà nước coi dân làng là đơn vị hành chính và kinh tế cấp cơ sở có những tư cách pháp nhân cộng đồng.Dân làng bị giám sát bởi các luật làng được gọi là hương ước.Hương ước ở đây là những quy phạm được dân làng chấp nhận qua thời gian.Ngoài ra còn luật pháp-là những quy phạm cho hành động của cả nước mà nhân dân phải tuân theo.Làng VN xưa không chỉ phải tuân theo hương ước mà còn phải tuân theo luật pháp của triều đình.Pháp luật thì dựa vào quyền lực của nhà nước,tính cưỡng chế từ trên xuống còn hương ước thì nhận được sự chấp thuậ rộng rãi của nhân dân,tính cưỡng chế từ nội bộ.Tuy nhiên nhiều lúc dân ta có câu “phép vua thua lệ làng”. -Nhình chung làng xã vẫn là đơn vị trực thuộc nhà nước ,là đơn vị kinh tế,chính trị quan trọng.Ví dụ:trong thời kỳ kháng chiến làng đã là lực lượng hỗ trợ quân binh,lương thực,phối hợp thực hiện các đường lối chống giặc như:vườn khôn nhà trống,chống cọc trên sông Bạch Đằng… =>Tóm lại làng dù bị ảnh hưởng bởi nhà nước nhưng vẫn có những quyền lực riêng đối với dân làng. -Tuy nhiên vẫn có những thời điểm làng có sự chống đối lại với nước.Như đã phân tích ở trên làng có một sự cố kết chặt chẽ nên không dễ gì điều khiển được làng nếu không phù hợp với quan niệm,tín ngưỡng của dân làng.Điều này có thể thấy rõ nhất trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc,dù nhà nước pk TQ có ra sức áp đặt văn hóa,chữ viết TH vào VN thì dân ta vẫn gìn giữ được tiếng
  • 19. một bộ phận nhỏ trí thức có khả năng tiếp thu nền văn học,tư tưởng TH. *So sánh mô hình làng xã miền Bắc Bộ và làng xã Nam Bộ Làn xã BB khép kín hơn NB. *Những sự thay đổi của làng qua các thời đại Qua thời gian,làng xã VN đã có những sự biến đổi về mọi mặt từ mô hình chính trị,văn hóa đến kinh tế. -Ban đầu là tự trị do hội đồng kỳ mục điều hành -Sau đó bị sát nhập thành đơn vị chính trị,gọi là xã,có xã trưởng -Thời Bắc thuộc bị ảnh hưởn bởi tư tưởng Nho giáo -Thời Pháp thuộc thực chất ảnh hưởng không nhiều ngoài bộ phận chính quyền -Sau 1945,bãi bỏ hội đồng kỳ mục -Sự xâm nhập của kinh tế hàng hóa,suy giảm nền văn hóa cổ truyền,một số giá trị cổ truyền bị đánh mất…. 3.Vùng miền Mỗivùngmiền lại có nhữngphong tục,tập quán riêng nhưng tựu chung lại vẫn là những vùng miền thuộc dân tộc VN. 4.Quốc gia: -Quốc gia phong kiến chế độ tập quyền -Hình thành do lý do chính trị tư tưởng trước rồi mới đến địa lý lãnh thổ -Có sự hỗ dung giữa văn hóa làng xã và văn hóa dân tộc. Tiếp xúc-giao lưu văn hóa. 1.
  • 20. giao lưu văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Trải qua thời gian sinh sống và làm ăn bất kỳ một tộc người nào cũng hình thành cho mình những bản sắc riêng của họ.Tuy nhiên bộ tộc nào cũng có những nhu cầu cơ bản giống nhau: như ăn,ngủ,nghỉ,thưởng thức cái đẹp,trao đổi hàng hóa…Những nhu cầu này đã đẩy họ trao đổi với nhau những thứ có thể thỏa mãn nhu cầu của mình hoặc của người khác.Không chỉ thế nhữngbiến động chính trị,lịch sử xảy ra cũng đem đến những rủi ro về tiếp xúc văn hóa không tự nguyện,làm nền văn hóa của một tộc người có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa khác.Điều này dẫn đến sự đa dạng trong nền văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới,đây vốn là một điều tất yếu và vẫn đangdiễn ra từ xa xưa đến nay. -Cơ sở hình thành:ban đầu do sự trao đổi kinh tế.Bên cạnh đó còn những hoạt độngtrao đổi phi kinh tế mà ảnh hưởng của chúngđến giao lưu văn hóa không hề nhỏ(sự trao đổi tặng vật phẩm,vật phẩm tôn giáo…).Sự tiếp xúc vh còn có được nhờ quan hệ giao tiếp,quan hệ hôn nhân…,các cuộc di cư lớn nhỏ… -Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi vừa là chính bản thân sự trao đổi.Những yếu tố lạc hậu,bảo thủ sẽ dần dần mất đi thay thế bằng những yếu tố được coi là văn minh,hiện đại. -Hai yếu tố ảnh hưởng đến giao lưu văn hóa:nội sinh và ngoại sinh ->Phân tích -Kết quả của sự tương tác giữa nội sinh và ngoại sinh có 2 dạng thể hiện:tự nguyện tiếp nhận và cưỡng bức tiếp nhận. Ví dụ:Tự nguyện có tiếp nhận văn hóa ăn đồ ăn nhanh của Mỹ,Văn hóa ăn hóa ăn mặc phong cách Hàn Quốc của người Hàn Quốc,Phật giáo Ấn Độ… Cưỡng bức có tiếng Hán,Nho giáo của Trung Quốc,những công trình kiến trúc Tây phương của Pháp… -Mức độ tiếp nhận trong giao lưu cũng khác nhau:tiếp nhận đơn thuần và tiếp nhận sáng tạo -Sự tiếp nhận sáng tạo có 3 mức:+Tiếp nhận không toàn bộ mà chỉ chọn lọc giá
  • 21. chắc chắn có tham khảo bộ luật của các nước tư bản nhưng chỉ tiếp nhận nhữn gì phù hợp với văn hóa người VN để đưa vào bộ luật VN… +Tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sự sắp xếp lại theo quan niệm chủ thể Ví dụ: Ví dụ:Sự tích tết hàn thực của Trung Quốc. Vào khoảng năm 654 trước Công Nguyên thuộc thời Xuân Thu, nước Tấn - một nước chư hầu của nhà Chu - có loạn. Vua nhà Tấn, lúc đó là Công tử Trùng Nhĩ, phải chạy lánh nạn. Cùng đi theo Trùng Nhĩ có một số bày tôi, trong đó có Giới Tử Thôi.Trong một lần chạy chốn,do không có đủ lương thực,Gioi Tử Thôi đã cắt một miếng thịt đùi của mình cho Trùng Nhĩ ăn.Gioi Tử Thôi theo phò Trùng Nhĩ suốt 19 năm,nếm trải bao gian truân.Sau đó Trùng Nhĩ giành được ngai vàng,lập lại là nhà Tấn,ban thưởng hậu hĩnh cho những người có công nhưng lại quên mất Gioi Tử Thôi.Ông cũng không oán trác,đưa mẹ về núi Miên Sơn ở ẩn.Gioi Tử Thôi nhất quyết không ra ngoài nhận thưởng của vua nữa.Nhà vua thấy vậy đốt rừng,giục Giowsi Tử Thôi ra ngoài nhưng Gioi Tử Thôi nhất quyết không chịu ra,cuối cùng hai mẹ con cùng chết cháy bên trong.Hôm đó đúng ngày 5/3 Âm lịch.Vua thương xót cho lập miếu thờ Gioi Tử Thôi trên núivà ra lệnh cho nhân dân TQ trong ba ngày 3-5/3 Âm Lịch không được đôt lửa,đó gọi là Tết Hàn Thực.Tục này được lưu truyền khắp TQ,ngày nay người dân TQ lấy ngày 3/3 làm Tết Hàn thực. Tuy nhiên về với VN,nó đã được biến thể thành câu chuyện tưởng nhớ sự tích sinh trăm trứng của Âu Cơ và Lạc Long Quân. +Mô phỏng và biến thể một số thành tựu của văn hóa dân tộc khác thành của dân tộc mình. Ví dụ:văn hóa Chăm pa biến thể từ văn hóa Phật giáo tiểu thừa của Ấn Độ với những bức tượng các vị thần của đạo Balamon. 2.Tiếp xúc –giao lưu văn hóa trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á: a.Về phạm vi hoạt động: Vùng Đông Nam Á trong nghiên cứu văn hóa là vùng có ranh giới phía Bắc từ bờ sôngDươngTử(Trung Quốc),phía Nam đến tận quần đảo Nam Dương,phía
  • 22. tận biên giới Át-xam của Ấn Độ,phía đông là cả một thế giới bán đảo và đảo nằm cạnh châu Đại Dương. b.Văn hóa Theo nghiên cứu của các nhà văn hóa học,văn hóa Đông Nam Á có những điểm riêng biệt-phi Hoa phi Ấn chứ không phải như những gì các nhà khoa học Tây phươngđã nói.Trảiqua thời gian dài,cộng đồngdân cư ĐNA đãhình thành nên một số nét đặc trưng,những điểm chung thích nghi với điều kiện tự nhiên nhất định: Thứ nhất, đó là một phức thể văn hóa lúa nước với 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồngbằng. Văn hóa biển, trongđó yếu tố đồngbằng ra đời sau, chiếm diện tích không gian lớn nhưng đóng vai trò chủ đạo. Đông Nam Á trong lịch sử đã từng được mệnh danh là cái noi của cây lúa nước và một trong năm trung tâm cây trồng lớn nhất thế giới. Vì vậy, Đông Nam Á mang những đặc trưng của vùng văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với sản xuất lúa nước, trâu bò được thuần hóa và dùng làm sức kéo, đặt biệt là trâu. Công cụ dùng trong sản xuất sinh hoạt, chiến đấu, dụng cụ nghi lễ chủ yếu được chế tác bằng đồng và sắt,.v.v.. .Thứ hai: hoạt động kinh tế chính của Đông Nam Á là sản xuất nông nghiệp. Cư dân thành thạo nghề trồng lúa nước và nghề đi biển.. .Thứ ba: trong cơ cấu gia đình truyền thống Đông Nam Á, người phụ nữ có vai trò quyết định trong hoạt động gia đình. Đây cũng là một đặc điemr tạo nên dấu ấn riêng của văn hóa Đông Nam Á so với các quốc gia trong khu vực văn hóa phương Đông và phương Tây.. .Thứ tư: về mặt văn hóa tinh thần, ngay từ buổi ban đâu dân cư Đông Nam Á đã hình thành cho mình một diện mạo văn hóa tinh thần khá phong phú và phát triển trình đội cao. Điều đó thể hiện sự phát triển của tư duy về nhận thức xã hội và gắn kết, quan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới... tín ngưỡng Đông Nam Á buổi đầu là bái vật giáo với thờ các thần: thần Đất, thần Mưa, thờ mặt Trời, thờ cây, thờ Đá, thờ cá Sấu, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực và thờ cún tổ tiên..
  • 23. hai, vào thời kì Đông sơn-thời kì kết tinh tinh thần dân tộc, kết tinh văn hóa. Không chỉ ở giữa nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai có sự trao đổi, tiếp sức lẫn nhau, mà các nền văn hóa này đã có trao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hóa Đông Nam Á. Chứng có là, người ta tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở thái lan, Mã Lai, Indônêxia, và miền nam Trung Quốc (thuộc khu vực văn hóa Đông Nam Á). Nhiều trống đồng có hoa văn, hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (nam Trung Quốc) mang phong cách Đống Sơn. Rất nhiều rìu đồng duôi én tìm thấy ở Indônêxia được sản xuất theo phong các Đông Sơn (kiểu rìu Làng Vạc - Nghệ An) các đồ đồng này hoặc bằng con đường buôn bán mà có mặt ở các nước trong khu vực, hoặc được chế tạo tại chổ theo phong cách Đông sơn mà nó chịu ảnh hưởng.. .Nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam ngay từ trong thời kì tiền sử đã mang những sắc thái của văn hóa Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển lịch sử, giao lưu với văn hóa Trung Quốc. Ấn Độ, những ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng ta đã khiến cho nền văn hóa cổ Đông Nam Á bị giải thể về mặt cấu trúc. Những yếu tố, những mãnh vụn của chúng trở thành cơ tầng sâu văn hóa Đông Nam Á trong nền văn hóa của mỗi quốc gia trong khu vực và được bảo lưu như các yếu tố, các giá trị chung tạo nên những nét tương đồng về văn hóa.. .Vào thời kỳ sơ sử, người Việt Nam đã tạo dựng nên một nền văn hóa bản địa rực rở: văn hóa Đông Sơn - văn minh Sông Hồng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa TrungHoa và Ấn Độ, Việt Nam đãhình thành một nền văn hóa bản địa vừa có những nét tương đồng với nền văn hóa Đông Nam Á vừa có cá tính bản sắc riêng. Điều này được thể hiện một số điểm như sau: Địa bàn cư trú của người Việt đã tương đối ổn định, theo mô hình làng.. .Phương thức sản xuất chính là nông nghiệp, trồng trọt, có kết hợp với chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Trong sản xuất nông nghiệp, nổi bật là nền văn minh lúa nước, dùng sức kéo là trâu, bò.. .Trình độ luyện kim đồng sắc, chế tác dụng cụ lao động, vật dụng đồ trang sức,....
  • 24. đạt đến một trình độ điêu luyện và có cá tính văn hóa Việt.. .Đã có tiếng tương đối ổn định, đó là hệ ngôn ngữ Việt - Mường.. .Đã có một hệ thống huyền thoại trở thành " mẫu gốc", thành tâm thức cộng đồng trong đời sống tinh thần người Việt. Hệ thống huyền thoại này -hản ánh 5 lĩnh vực trụ cột lớn của đời sống cộng đồng dân tộc quan tâm như: nguồn gốc giống nồi, làm ăn xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, đời sống tâm linh và tình yêu lưa đôi của con người. Tất cả, hoặc từng phần những nội dung đó được thể hiện thoại rực rỡ như: Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Giống, An Dương vương, chử đồng tử và tiên dung,... đó là một tài sản tinh thần to lớn có ý nghĩa tập hợp sức mạnh đoàn kết, ý thức tự cường văn hóa của dân tộc Việt Nam trong suốt hành trình lịch sử.. .1000 năm dưới ách độ hộ của thế chế Phương Bắc, văn hóa Đông Sơn bị giải thể về mặt cấu trúc nhưng văn hóa Việt vẫn phát triển. Những yếu tố văn hóa ĐôngSơn vẫn được lưu giữ trong các sớm làng. Đây chính là mạch nước ngầm, là sức mạnh để chủ nhân văn hóa Việt Nam đủ bản lĩnh trong giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc

  • 25. văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực song Hoàng Hà theo hướng từ tây sang đông, từ bắc xuống nam. Cùng với sự bành trướng về phương nam các triều đại phong kiến Trung Hoa, đã diễn ra Trung hoa thâu hóa văn hóa phương nam, hán hóa các nền văn hóa phương nam. Vị trí địa lí và những diễn biến của lịch sử đã tạo các điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, không thể phủ nhận của của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn. Vấn đề đặt là trong cuộc tiếp xúc không cân sức này, người Việt Nam làm thế nào để văn hóa dân tộc vẫn tồn tại và phát triển, vẫn khẳn định được bản sắc văn hóa của mình.. Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỉ I đến thế kỹ thứ X và từ 1407 đến 1427 suốt thiên niên sau công nguyên, các đế chế Phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về phương diện văn hóa nhằm biến nước ta trở thành một quận, huyện của trung Hoa. Từ 1407 đến 1427 làgiai đoạn nhà Minhxâm chiếm Đại Việt. Trongsố các kẻ thù từ phương bắc, giặc Minh là kẻ thù tàn bạo đối với văn hóa Đại Việt. Minh Thành tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh tướng vào xâm lược Đại Việt: "Binh lính vào nước Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra hết thải mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ nhỏ... một mãnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do ngườiTrungQuốc dựngtừ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chữ chớ đê còn".. .Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa.. .Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa dân tộc người Hán với cư dân Bách Việt nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy có nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người hán tiếp nhận từ cổ đại những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa hán, được hệ thống hóa, nâng cao "chữ nghĩa hóa" rồi truyền bá trở lại phương nam dưới dáng vẻ mới. Có thể nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai chiều học hỏi lẫn nau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng đông Sơn trên đất trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm. Mang dấu ấn trung hoa
  • 26. chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa đông sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa đông sơn. Chảng hạn những đồng tiền thời tần hán, tiền ngũ thù đờn hán, các dụngcụ sinh hoạt củaquí tộc hán như gương đồng, ấm đồng... có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi thông thương giữa hai nước.. .Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà nước phong kiến trung hoa. Nhà lý, nhà trần về tổ chức chính trị xã hội lấy cơ chế nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của phật giáo đến nhà lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của nho giáo sâu sắc.. .Cũngcần nhận thức rõ rang ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người việt luôn có ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa hán để tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa.. Cả hai dạng thức của giao lưu tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong diễn trình lịch sử người Việt luôn có ý thức vược lên, thâu hóa những giá trị văn hóa trung hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong giao lưu tiếp biến với văn hóa trung hoa.. .Về văn hóa vật thể: người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn, đúc sắt, gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân để làm tăng độ mầu mở cho đất, dân gian gọi là "phân bắc", kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngối. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng đá đắp để ngân song biển, biến cải kỷ làm đồ gốm (gốm tráng men).... .Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng lẫn chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (nho gia, đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp vói tính ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần nho giáo, tiếp nhận một số phong tục lễ tết lễ hội,.... 3.Giao lưu tiếp biến văn hóa Ấn Độ
  • 27. Hoa,Ấn Độ không có đường biên giới chung với VN.Do đó Ấn Độ không có con đường tiếp xúc trực tiếp với văn hóa VN tuy nhiên sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới VN không hề nhỏ.Sự tiếp xúc này diễn ra theo nhiều con đường,chủ yếu bình và trải rộng trên ba nền văn hóa chính của VN:văn hóa Việt pở Bắc Bộ,văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ,văn hóa Chăm pa ở Trung Bộ. Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn, của khu vực phương đông và thế giới. Văn minhẤn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiền bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức.. . Giao lưu vàtiếp biến với văn hóa Ấn độ diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn độ đến việt nam với mụcđích thương mại, truyền bá văn hóa tôn giáo vì vậy, giao lưu tiếp biên với văn hóa Ấn Độ mang những dấu ấn, đặc điểm khác với giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Tronng lịch sử, cư dân củacác vùngvăn hóa trên mảnhđất này đã tiếp nhận văn hóa ấn độ và tạo cho mình những sắc thái văn hóa riêng.. .Giao lưu vơi văn hóa ấn độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau, thì nội dung giao lưu cũng khác nhau.. .ở thiên niên kỹ đầu công nguyên trên lãnh thổ việt nam hiện nay có ba nền văn hóa: văn hóa cùng châu thổ bắc bộ, văn hóa chăm pa và văn hóa óc eo. ảnh hưởng của văn hóa ấn độ khá toán diện. Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa các đạo sĩ bà la môn đến từ ấn độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của ấn độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hôi, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo.... .Văn hóa ấn đọ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc chăm pa và một nền văn hóa chăm pa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc. Người chămpa đã tiếp nhận mô hình văn hóa ấn độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc tạo dựng và phát triển cácv thành tố văn hóa họ đã rất linh hoạt trong tiếp biến văn hóa ấn độ để tạo dụng nên nền văn hóa chăm pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa ấn độ đông nam á và văn hóa bản địa chăm pa đặc sắc.
  • 28. hiện trên các lĩnh vực của các thành tố văn hóa, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật.. .Giao lưu và tiếp biến với văn hóa ấn độ của người việt ở vùng châu thổ bắc bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa ấn độ, văn hóa của người việt đã định hình và phát triển. Dưới thời bắc thuộc ,người việt tiệp nhận văn hóa ấn độ vừa trực tiếp qua các thương gia, các nhà sư từ ấn độ sang và vừa gián tiếp qua trung hoa. Những thế kỷ đầu công nguyên người việt tiếp nhận văn hóa ấn độ trong hòa cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa ấn độ không chỉ diển ra trong tầng lớp dân chúng mà còn có sức phát triển lớn. Vùng châu thổ bắc bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn hóa ấn độ, đặc biệt là ở tôn giáo. Giao châu trở thành trung tâm phật giáo lớn ở đông nam á. Người việt tiếp nhận phật giáo một cách dung dị bởi đạo phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tính ngưỡng bản địa việt nam.. .Nghiên cứu giao luw tiếp biến giữa văn hóa việt nam và văn hóa ấn độ cần chú ý các đặc điểm sau: . .Người việt đã tiếp nhận văn hóa ấn độ và đặc biệt là đạo phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo khi vào việt nam, phật giáo đã tiếp xúc ngay với tính người bản địa của dân tộc và đã chung sống với chúng. Từ tính ngưỡng thờ các hiện tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp tính ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa người việt đã thâu phán những yếu tố của đạo phật và tạo nên một dòng phật giáo dân gian thời tứ pháp hết sức đặc sắc.... .Phật giáo ấn độ đến giao châu không chỉ là một hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo phật một tổng thể văn hóa ấn độ đã ảnh hưởng đến việt nam ngay từ đầu công nguyên: ngon ngư, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật.... Cũng đã hình thành ở việt nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị: hệ thống chùa, thap..... .Tiếp nhận văn hóa ấn độ ở thời kỳ bắc thuộc có thể xem là một đối trọng với ảnh hưởng của văn hóa hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hóa của người việt.. . .
  • 29. tiếp biến văn hóa phương Tây Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của thế kỷ XII đã tạo bước chuyển có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam. Giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng phát triển rất sớm trong lịch sử. Nghiên cứu văn hóa khảo cổ người ta thấy trong văn hóa Óc Eo có nhiều di vật của cư dân La Mã cổ đại, chứng tổ họ đã có những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi. Thế kỷ XVI , các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định) và chúa Trịnh vua Lê ở Đàng ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ phương Tây. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra khi Pháp xâm lược Việt Nam. Qúa trình giao lưu văn hóa VN và văn hóa phương Tây giai đoạn này đã khiến người VN thay đổi lại cấu trúc nền văn hóa của mình và đi vào vòng quay văn minh công nghiệp.Diện mạo văn hóa VN thay đổi theo các phương diện: -Chữ Quốc ngữ:chữ Quốc ngữ ra đời,từ chỗ là chữ để các giáo sĩ truyền bá đạo Thiên chúa đã trở thành loại chữ được sử dụng phổ biến trong nhân dân.Hãy cùng tìm hiểu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Vào thế kỷ XVII,các nước phương Tây thường xuyên sang VN buôn bán qua con đường biển.Tiếp theo đó là các vị giáo sĩ Bồ Đào Nha sang để truyền bá Thiên Chúa Giaso.Để thuận lợi cho con đường giảng đạo và ghi chép lại tài liệu cho người bản xứ,các giáo sĩ người Bồ Đào Nha này đã dùng kí tự trong bảng chữ cái Bồ Đào nha,La tinh và Hi Lạp để phiên âm giọng người Việt. -Sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như:nhà in,máy in ở VN.. -Sự xuất hiện của báo chí,nhà xuất bản -Sự xuất hiện của một loạt các thể loại ,loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết,thơ mới,điện ảnh,kịch nói,hội họa… Điều đáng quan tâm ở đây là sự tiếp xúc này xảy ra trong điều kiện nước ta vừa phải đánh đuổi quân xâm lược,vừa phải tiếp nhận nền văn hóa Tây
  • 30. để hiện đại hóa đất nước.Chỉ trong một thời gian ngắn mà diện mạo đất nước đã thay đổi hẳn,rời bỏ phương thức sản xuất châu Á. 5.Giao lưu văn hóa trong thời kỳ hiện đại: Về văn hóa, đảng ta thực hiện mở rộng giao lưu văn hóa nước ngoài dưới nhiều hình thức: giới thiệu rộng rãi những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam với thế giới, đồng thời cũng lựa chọn đưa vào nước ta các giá trị văn hóa tiến bộ của các nước, mở rộng hoạt độngvăn hóa quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác, trao đổi, học tập lần nhau. Tuy nhiên, cần có quy định và những biện pháp hữu hiệu để bảo về những giá trị văn hóa dân tộc, chống nạn chảy máu văn hóa, nhất là đối với các cổ vật, bảo vật quốc gia, cũng như chống sự thâm nhập vào nước ta những văn hóa phẩm độc hại, đồi tụy,... Những biến đổi của hoàn cảnh lịch sử hôm nay khiến cho giao lưu tiếp biến ở Việt Nam thay đổi về nhiều phương diện: Thứ nhất, giao lưu và tiếp biến văn hóa hôm nay là giao lưu và tiếp biến trong thời đại tin học. Sự xuất hiện của kinh tế tri thức và sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa, các sản phẩm văn hóa trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Thời đại ngày nay có những hình thức, sản phẩm giao lưu mà trước kia chưa hề có, phương tiện giao lưu rất đa dạng, nội dung giao lưu hết sức phong phú và phức tạp. Thứ hai, công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam khiến cho giao lưu và tiếp biến văn hóa trong tư thế chủ động tự nguyện, không bị áp đặt hay cưỡng chế. Thứ ba, giao lưu và tiếp biến văn hóa ở Việt Nam hiện nay tạo sự chuyển biến văn hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa, đặc biệt là lnhx vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,.... .Thứ tư, giao lưu văn hóa ở Việt Nam đang đặt ra những thời cơ và những thách thức mới. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào mở rộng cánh cửa giao lưu để văn hóa dân tộc có cơ hội phát triển, hòa nhập với thế giới hiện đại mà vẫn giữ được bản săc văn hóa dân tộc. NHỮNG THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA
  • 31. sinh hoạt tinh thần bao gồm rất nhiều các thành tố khác nhau như pháp luật, phongtục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn chương sân khấu, điện ảnh,... trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 lĩnh vực được coi gần gũi nhất trong đời sống sinh hoạt cá nhân và cộng đồng như: ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục lễ tết, lễ hội. NGÔN NGỮ. Ngôn ngữ được xem là một lĩnh vực tiêu biểu, kết tinh văn hóa của một dân tộc. Boiwr vì ngông ngữ là công cụ, phương tiện giúp cho con người tư duy, biểu đạt nhũng nhận thức và tình cảm về thế gioiws, về con người. Ngôn ngữ sinh ra cùng voiws trình độ và năng lực tư duy của con người. Nó là sản phẩm của cộng đồng, mọi cá nhân sử dụng chịu sự qui định của chuẩn mực, qui ước và tâm thức của cả cộng đồng. Ngôn ngữ vừa là phương tiện để chuyển tải văn hóa , bảo luuw văn hóa, vừa là hiện thân của văn hóa. Nhìn vào ngôn ngữ, cần quan tâm toiws hai phương diện của nó là: tiếng nói và chữ viết. 1.Tiếng nói. Tiếng việt được cấu tạo boiwr sáu thanh và tiếng rới (đơn âm tiết). Nhờ vậy tiếng việt giàu thanh điệu, âm săc phong phú. Trong khi tiếng hoa chỉ có 4 thanh: hoặc các tiếng của các dân tộc phương tâychir chú trọng đếntrojng âm và nhữ điệu của lời nói và là thứ tiếng đa âm tiết. Đặc điểm cấu tạo này mang đến cho tiếng nói người việt có âm điệu giàu nhạc tính. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho nền thơ ca dân gian Việt Nam phát triển voiws những thể thơ sáu tám, hay đồng dao 4 chữ rất dồi giàu tính nhạc. Ngông ngữ người việt nằm trong hệ thống Việt Mường, chịu ảnh hưởng tá động qua lại với các hệ ngôn các hệ ngôn ngữ khác như Môn- Khơ me, Tày- thái, Hán. Nhất là khi chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, lopws từ Hán đã được việt hóa, tạo nên một lớp từ Hán Việt(từ hán được phát theo âm việt) tham gia vào vốn từ vựng của tiếng việt, làm giàu ngông ngữ Việt Nam. Kể cả sau này, sau khi tiếp xúc với nền văn minh văn hóa phương tây, một số ừ gốc như Pháp, Anh, Mỹ... đi vào đời sống Việt Nam. Tất cả sự vay mượn nàylaf
  • 32. thường thấyowr các ngôn ngữ khác và đối voiws tiếng việt là không ngoại lệ. Về nghệ thuật giao tiếp, người việt thường hướng toiws cách nói mang tính tình cảm (trọng tình cảm, dể nghe), tính biểu trưng (sử dụng thành ngư, tục ngữ, con số), theo phương pháp nhúng thường, đề cao người khác "xưng khiêm hô tôn". Một điểm dễ nhìn thấy nữa là các đại từ xưng hô của người việt điều theo tính chất gia đình (cô, dì, bác, cháu, con,...). Đây là một điểm riêng trong giao tiếp của người việt, nếu đảm bảo tính chất vừa mức sẽ rất tốt, nếu bị lạm dụng sẽ trở nên khá phiên toái. Gây cản trỏ tới mối quan hệ, tới hiệu quả của công việc. 2.Chữ viết. Lịch sử chữ viết của người việt có các bước như sau: Người việt cổ xưa có chữ viết. Các nhà nghiên cứu đưa ra phỏng đoán này căn cứ vào các chứng cứ như: hoa văn trên các đồ binh khí , dụng cụ bằng đồng, có rất nhiều ký tự ban đầu: các đường vạch ngang dọc trong một diện tích lonws bãi đá cổ Sa Pa có thể là một loại ký tự nào đó: cuối cùng là dựa vào sách cổ Trung Hoa cho biết: người phương nam xưa kia có một chữ khoa đẩu (hình con nòng nọc boiw trong nước). Bước thứ hai là chữ hán. Khi nước ta biến thành quận, huyện của trung hoa vào những năm đầu công nguyên , các thía thú trung hoa đã tiến hành mở trường dại học bằng tiếng hán, truyền bá chữ hán. Người đầu tiên tiến hành công việc này là Sỹ Nhiếp. Từ bấy giờ, nước việt có một đội ngũ trí thức sử dụng chữ hán, có người đỗ đạt cao. Khương công phụ là người học giỏi tài cao, đã từng được bổ làm tể tướng nhà đường. Lý Cầm, Lý Tiến cũng là những người nổi tiếng học rộng tài cao. Đặc biệt có Tinh Thiều, một người hán học tài giỏi, nhưng đã không hopwj tác voiws lực lượng đô hộ, mà tham gia vào khởi nghĩa của Lý Nam Dedes, được cử làm tướng văn đúng đầu ban văn của nhà nước Vạn Xuân. Chữ hán, từ bấy giờ trở đi chính thức đi vào nước ta như một công cụ giao tiếp hành chính. Bắt đầu từ thế kỷ thứ XI trở đi, khi đất nước ta giành độc lập, các triều đại Lý, Lê, Nuyễn đã coi chữ hán là thứ chữ chính thức trong nền khoa cử
  • 33. giao dịch hành chính. Nhiều sáng tác văn học, nhiều tác phẩm sử học, các văn bia, câu đối... đều được viết bằng tiếng Hán. Sau đó là chữ nôm (Nôm do đọc chệch là Nam mà thành chữ của người Nam). Chữ nôm ra đời khoản thế kỷ thứ XII, XIII thuộc đời nhà Trần. Sách sử còn ghi lại bài văn tế cá sấu do đại học sĩ Hàn Thuyên viết bằng chữ Nôm (tác phẩm này cũng không còn nữa). Chữ nôm là sản phẩm sáng tạo của cac sáng tri thức người việt. Sử dụng các bộ chữ hán cấu tạo thành con chữ để ghi trực tiếp thành âm của tiếngg Việt. Điều này thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường văn hóa rất cao của dân tộc Việt Nam. Chữ nôm từ khi moiws ra đời cũng chịu số phận lép vế so voiws chữ Hán. Câu Nôm na là cha mách qué còn ghi lại thái độ mệt thị chữ nôm ngày đó. Dần dần chữ Nôm được các nhà tri thức lớn như Nguyễn Trãi, các thành viên trong tao đàn thơ mà người đứng đầu là nhà vua Lê Thánh Tông (Tao đàn đại nguyên súy)tập hợp 28 nhà thơ đươngthời sử dụngchữ Nôm, nhờ vậy chữ nôm đã có địa vị nhất định. Sau này, những nhà thơ kiệt xuất như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều,Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ,... đã đưa ra chữ Nôm trở thành địa vị cao quí nhờ các sáng tác xuất săc củav mình. Một vấn đề không thể không ghi nhận là: tất cả những sángtác văn chương rực rở nhất là văn chương trung đại là thuộc về các sáng tác chữ nôm chứ không phải là chữ Hán. Điều đó cho thấy sức sống của tiếng mẹ đẻ, để văn hóa việt, tâm hồn Việt. Tiếp đến là chữ quốc ngữ. Đây là sản phẩm sáng tạo của một tập thể linh mục phương tây, họ dùng các con chữ la tinh ghép lại để ghi âm tiếng việt voiws mục đích truyền đạo ky tô vào Việt Nam. Trong số này linh mục Alexandre de Rhoder là người có công lớn. Ông đã góp phần san định và chuẩn mực hóa viết thông qua những tác phẩm phép giảng tám ngày và từ điển Việt - La- Bồ (1649-1651). Chữ quốc ngữ ban đầu chỉ sử dụng trong phạm vi các hoạt động của đạo ki tô. Lúc này giai đoạn thóng trị cũng chưa ra được sự tiện lợi và tiện dụng của thứ chữ này. Phải nhờ đến năm cuối của thế kỷ thứ XIX đầu XX, một số các bật thức giã moiws nhận thấy và tiếng hành sử dụng, hoàng chỉnh, quảng bá. Phong trào sử dụng chữ quốc ngữ bắt đầu sử dụng và nở rộ ở phía Nam. Nó được sử
  • 34. trong trường học, lĩnh vực báo chí. Những tờ báo như Gia định báo (1865), thông thoại khóa trình (1888, của Trương Vĩnh Kỳ), nông cổ mín đàn (1901)... là những tờ báodddaauf tiên in bằng chữ quốc ngữ. Các trí thức tiêmns bộ nam bộ lúc bấy giờ Trương Vĩnh Kỳ, Huỳnh Tịnh Của, nhà văn Hồ Biểu Chánh có công rất lớn trong việc hoàn chỉnh và quản bá chữ quốc ngữ. Ở ngoài Bắc, sau này nhóm Đông Kinh nghĩa Thục, một tổ chức yêu nước lạnh trụ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền đã vận động phong trào học chữ quốc ngữ rầm rộ. Tuy nhiên, số phận những năm Pháp thuộc vẫn còn lép vế. Trong trường học chữ quốc ngư và việt văn chỉ chiếm một thoiwf lượng hạn chế, chủ yếu là sử dụng tiếng Pháp trong dạy và học. Chỉ chờ đến khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ tịch moiws ký sắc lệnh sử dụng chữ quốc ngữ một cách chính thức. Nhìn chung lịch sử chữ viết của dân tộc Việt Nam cũng có những bước đi khá thăng trầm, có sự mất đi và thay thế. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận thay thế là bỏ hẳn đi cái củ. Trong khi đó chúng ta về cơ bản đã mất đi chữ hán và chữ nôm một cách đáng tiếc, tức nghĩa là đã mất cái công cụ quan trọng đã moiwr kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhà nghiên cuuw Phan Ngọc cho rằng ngay cả việc học ngoại ngữ của ta cũng không có tính chiến lược, thường chạy theo phong trào, thiếu chiều sâu, và mang tính thực dụng. Ngày nay, vấn đề bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt ra một cách bức thiết hơn bao giờ hết. Một vài cách cải cách chữ viết mấy năm nayvuwaf quavừatốn kém lại không hiệu quả. Cách nói và cahs viết, vấn đề sử dụng ngôn ngữ... cũng là những vấn đề rất được quan tâm không chỉ ở trong nhà trường mà phải là nhiệm vụ của toàn xã hội. TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Khái niệm và sự phân biệt. Tín ngưỡng và tôn giáo đều là niềm tin, sự sùng bái của con người hướng đến những điều huyền bí, mang tính chất siêu nhiên, được biểu hiện ra bằng hoạt động riêng lẽ của mọi cộng đồng.
  • 35. này, có người góp cả tín ngưỡng và tôn giáo vào làm một và gọi chung là tôn giáo chứ không chia làm hai, tuy nhiên căn cứ vào mức độ niềm tin và cơ cấu tổ chức của chúng ta, vẫn có thể phân biệt được trên những nét cơ bản sau: Xét thời điểm ra đời: tín ngưỡng ra đời từ thời bình bình minh của lịch sử loài người, được đánh dấu bằng việc thờ vật tổ (tô tem giáo). Trong khi đó tôn giáo ra đờimuộn hơn rất nhiều: cách ngày nay trên 2000 năm (căn cứ vào tôn giáo lớn như là phật giáo, nho giáo, ki- tô giáo, hồi giáo). Xét về cội nguồn sáng tạo: tín ngưỡnglà mộtsáng tạo của tầng lopwsbình dân, không có tác giã, không có tổ sư (người sáng tạo); trong khi đó tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của những tri thức lớn. Những vị tổ sư đều là những nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, lãnh tụ tinh thần của tín đồ - một bộ phận dân chúng nhất địng. Xét về mặt cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành thống nhất, không có hệ thống kinh sách ổn định, không có hệ tống các công trình kiến trúc là noiw hành lễ có kiểu kiến thức riêng ( thường là tùy tiện, không nhất định vào một kiểu dáng, mộtqui mô nào: Am, miếu, điếm, đền, đình, gốc đa, hòn đá...). Trong khi đó tôn giáo có cả một hệ thống tầng bật, hệ thống kinh sách, hệ thống các công trình kiến trúc là noiw hành lễ ổn định và có kiểu thức riêng. Nói theo cách của ki tô giáo, tức là có đủ giáo hội, giáo lý, giáo đường. Xét về mứcđộ niềm tin: nhìn bề ngoài thì niềm tin của các tín đồ tôn giáo có vẽ mạnh mẽ hơn những người theo tìn ngưỡng. Nhưng sức sống của tín ngưỡng so voiws tôn giáo thì cũng khó có thể khẳng định loại nào hơn loại nào kém. Bởi vì sức sống của tín ngưỡng được biểu hiện ẩn tàng hơn, tế vi hơn. Có khi những tín ngưỡng trên thực tế đã mất, nhưng tư tưởng quan niệm của nó lại lặn vào sâu tinh thần cộng đồng nhiều thế hệ để trở thành tâm thức cộng đồng (vô thức tập thể), chi phối lâu bền đời sống tinh thần dân tộc. Tín ngưỡng tôn giáo và tôn giáo vừa là sản phẩm vừa là là biểu hiện của văn hóa mọi cộng đồng dân tộc sẽ có những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hoặc cùng một loại tín ngưỡng , tôn giáo nhưng mọi dân tộc có cách ứng sử khác nhau. Những nét khác nhau đó chính là các biểu hiện sống động của văn hóa.
  • 36. Việt. Đời sống ngườiviệt. Có một số tín ngưỡng tiêu biểu như tục thờ tổ một số hiện tượng tự nhiên, một vài loại thực vật, động vật; tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người như: tổ tiên nhà, tổ tiên làng (thành hoàng làng), tổ tiên nước (các vua hùng), các hình tượng Mẫu,... vì tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên nhà, làng, nước được trình bày ở phần các đơn vị trong cơ cấu xã hội ngườiviệt, nên trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số tín ngưỡng sau: Sau tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, một số loại thực vật động vật. Từ xa xưa người việt cổ đã thoiwf thần mặt trời- vị thần làm ra ánh sáng, hoiw ấm làm ra mưa thuận gió hòa- phù trợ cho cuộc sống của dân cư nông nghiệp trồng lúa nước. Biểu hiện sống dộng nhất là hình mặt trời trên trống đồng Đông Sơn. Ngoài ra còn có những hình tượng thần được đồng nhất các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, gió, sông biển, núi nôn,... bốn vị thần nông nghiệp tối cổ của dân cư đồng bằng bắc bộ là thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp. Sau này cũng hỗn dung voiws phật giáo được gọi là tứ pháp: pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (dân gian gọi là bà Dâu, Bà Tướng, Bà Đậu, Bà Giàn). Ngoài việc thờ cây (như đã đề cập ở phần văn hóa với môi trường tự nhiên), người việt cũng thơ một số loài động vật. Tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ con Rồng. Hình ảnh con rồng là hình ảnh biểu trưng, ước lệ được cấu thành từ ba con vật đời sống tự nhiên: con rắn nước, cá sấu và loài chim sống ở vùng sông nước. Cho nên rồng mang đặc tính của loài sống nước biết boiw, lăn, vừa mang đặc tính của loài chim, biết bay lượng trên trời. Điều đáng luuw ý là văn hóa Việt Nam truyền thống cfos hai hình ảnh con rồng: một, con rồng trong tâm thức dân gian- nằm trong cặp đôi hình ảnh Rồng- Tiên (lạc Long Quân Và Âu Cơ) cắt nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Hai, con rồng của văn hóa nho giáo trung Hoa, biểu trưng cho quyền uy của các bật đế vương. Có người cho rằng văn hóa Trung Hoa đã tiếp nhận hình ảnh con rồng phương nam này rồi nho giáo hóa nó, đến lược nó lại đi vào văn hóa phong
  • 37. Các nhà vua Việt Nam từ triều Lý trở đi đã coi con Rồng chính là hiện thân cho uy huyền tối thượng củamình. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cuus về mỹ thuật, thì hình ảnh con rồng nhà Lýddi qua triều đại Trân, Lê, Nguyễn có biến đỗi về hình dáng và thần sắc, phản ánh trạng thái xã hội và vai trò nho giáo trong xã hội. Từ chỗ ban đầu là thân dài, mền mại, hiền lành, sang trọng (có long vũ, chỏm tóc, miệng ngậm ngọc sang quí), bay bổng cuản hà Lý, Trần, đến chỗ khoe thân tô khỏe, mạnhmẽ quyền uy (có móngquặp, sừng) của nhà Lê, cuối cùng là thân ngắn mập thần khí dữ trợ đe dọa của nhà Nguyễn. Ngoài ra, nhân dân miền duyên hải thờ cá ông (cá voi cuuws người bị nạn trên biển), đồng bào nam bộ thoiwf ông cọp (con hổ). Tín ngưỡngphồn vinh (Phồn: nhiều, thực, sinh sôi); đây là một tín ngưỡng phổ biến vùngĐôngNam Á, tuy mhieen mọidân tộc có những biểu hiện khác nhau. Ở Việt Nam, nó được biểu hiện bằng hai hình thức: thoiwf các hình ảnh sinh thực khí và toonf vinh hành vi tính giao. Nó hóa thành các trò choiw, trong tập tục, điêu khắc văn chương ... khi đi vào văn hóa ChămPa, nó hỗn dung voiws tôn giáo, thể hiện hai hình tượng điêu khắc linga và Yoni-biểu trưng cho đấng sáng tạo, sinh sôi sự sống. Ý nghĩa văn hóa của tín ngưỡng này là ở chỗ: thể hiện ở uơc nguyện chính đáng và phác thực của nhưng dân cư nông nghiệp cổ cầu của mùa màng bội thu, con người và vật nuôi sinh sôi nảy nở, khỏe mạnh tự nó mang tinh thần nhân văn sâu sắc, thể hiện sức sống, mien lạc quan của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu. Thưc ra, trong văn hóa Việt Nam truyền thống, tín nguongwsx thờ mẫu không đồng nhất voiws tín ngưỡng thờ nữ thần. Tục thờ nữ thần đã có mặt ở Việt Nam từ rất xa xuaw voiws rất nhiều hình ảnh thuộc Nhiên thần. Thí vụ như thời Mẹ Âu cơ- một hình tượng người Mẹ sinh ra con Rồng con rồng cháu tiên trong huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc. Hay việc thờ Bà Dâu, Bà Tướng, Bà Đậu, Bà Giàn (tên chữ là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện)- vốn là nhưng nhiên thần (thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp) phù trợ cho những người cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng đồng bắc bộ. Hai tác giả Đổ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc trong cuốn sách nữ thần Việt Nam bước đầu miêu tả 75 nữ thần. Còn trong tài liệu Di chúc
  • 38. hóa Việt Nam của viện hán nôm cho biết trong 1000 di tích có toiws 250 di tích thờ cúng các nữ thần. Nói đến nữ thần là bao gồm Nhiên thần và Nhân thần. Nhiên thần bao gồm những vị thần hiện thân cho cac hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chóp, nước, núi, sông, mặt trăng, mặt trời.... Hầu hết các vị thần này đều được dân gian gọi là bà. Còn nhân thần bao gồm các vị nữ thần trong huyền thoại và trong lịch sử như Mẹ Âu Cơ, mẹ Gióng, hai bà Trưng, và các nữ tướng của Bà, Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, các hoàn hậu và công chúa của các đoiwf vua, các bà tổ... tất cả được dân tộc tôn vinh là thần, tiên ,thánh hết. Nhưng trong đó chỉ có một số nhất định mới được tôn vinh là Mẫu mà thôi. Tín ngưỡng hay còn gọi là đạo thờ Mẫu ra đời từ đó. Như vậy có thể nói rằng tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ một thứ tín ngưỡng phổ quát rộng hơn là thờ nữ thần, thờ tín nữ mà mức độ cao nhất là tính Mẫu tính Mẹ. Các nhà nghiên cứu tín ngưỡng văn hóa cho rằng có một nguyên lý bao trùm chi phối toàn cấu trúc văn hóa Việt Nam đó là nguyên lý mẹ nguyên lý mẫu tính. Rất nhiều biểu hiện sinh độngchứng minh cho nguyên lý này. Thì dụ như việc đặc tên đất, tên làng, tên núi, tên sông hễ có người nam là phải có tên người nữ (ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm...).nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam còn thể hiện ngay trong lĩnh vự từ vững: ví dụ như từ cái (trong cặp đối lập đực cái) là một từ cổ, nhằm để chỉ Mẹ, biểu hiện trong câu: con dại cái mang. Về sau nó mang tính khái quát nhằm để chỉ tất cả những hiện tượng to lớn, có khả năng dung chứa, sinh sôi, che chở như: Sông Cái, đũa cái, nhà cái, ngón cái, trốngcái... hay như việc thờ phật. Phật quan âm ở quêhương ấn độ là phật ông. Sang đến Việt Nam được mẫu tính hóa trở thành quan âm thánh mẫu. Trên điện thờ phật ở Việt Nam, dân gian lai sáng tạo thêm khá nhiều các hình tượng phật bà: bốn bà tứ pháp kể trên (vốn là nhiên thần hỗn dungvoiws phật giáo mà thành tên gọi như vậy), Man Nương, Phật Bà Nam Hải, Phật Bà nghìn tay nghì mắt, thậm chí Thị Kính nữa ... tính mẹ hay tính mẫu thể hiện ở sự sinh sôi , che chở nuôi dưỡng, lưu giữ. Nó mang tính lòng bao dung (đức tính khoan dung), nhân từ hiền hòa là lòng độ lượng vị tha, chăm lo cho tất cả mọi người thậm chí là cả voiws kẻ thù khi chúng ta thua trận. Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện từ thời đó. Nó là kết tinh cao nhất của tâm thức đề cao người nữ, nữ tính trong văn hóa Việt Nam. Nó không thể hiện có được trong nền văn hóa đề cao chế độ phụ quyền gia trưởng theo tư tưởng Nho Giáo như ở Trung Hoa chẳng hạn.
  • 39. là Mẫu như Quốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh mẫu thường tập trungtrong những trường hợp sau: thứ nhất là các thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Từ phủ như Mẫu Liểu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thương, Mẫu Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoại: ở miền trung nam bộc có thánh Mẫu Thiên Ya Na, ở Tây Ninh có núiBà Đen có Linh Sơn Thánh Mẫu, ở nam bộ có bà chúa xứ tuy không được gọi là mẫu nhưng thức ra trong tâm thức của người dân nam bộ, bà cũng là tư cách là bà mẹ xứ sở... thứ hai, là các thái hậu, hoàn hậu, công chua có công lớn đối voiws nước, khi mất hiển linh, được suy tôn là quốc mẫu. Ví dụ như quốc mẫu Ỷ Lan ở đền bà tắm thuộc Gia Lâm Hà Nội, thánh mẫu ở đền Cao Mại thuộc Phong Châu- Phú Thọ vốn là con gái vua Hùng... vài ra còn một số trường hopwj khác nữa như mẹ Gióng trong tuyền thuyết cũng được gọi làVuwowngMẫu, đượclập đền thờ kế đền Thánh Gióng; hoặc mẹ của thần Tản Viên cũng được tôn là Quốc Mẫu. Trong số các tượng Mẫu, tiêu biểu nhất là Tam Tòa Thánh Mẫu (có khi gọi là Mẫu Từ Phủ), mà đứng đầu là Mẫu Liễu Hạnh có bề dầy thoiwf gian dầy nhất và độ phủ không gian lớn nhất, phân bố khắp miền Bắc, vào đến tận Huế. Tín ngưỡngnày quan niệm vũ trụ chia làm ba phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Thoải phủ (miền sông nước, thủy phủ), sau này còn them một phủ nữa là nhạc phủ (miền rừng, thượng ngàn). Và tương ứng mọi phủ là một Thánh Mẫu đứng đầu cai quản: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa (Địa Tiên Thánh Mẫu), Mathoại, Mẫu Thượng Ngàn. Dưới hàng Mẫu là hàng Quan, Chầu, Ông Hoàn, Cô, Cậu... có nhiệm vụ giúp đở Mẫu trong việc cai quản các phủ. Trong số các Mẫu này thì Mẫu Liễu Hạnh được hợp nhất vào mẫu thượng thiên trở thành vị thần chủ, quyền tối cao, tọa giữa điện, mặt áo đỏ. Lại nói về Mẫu Liễu Hạnh. Có rất nhiều truyền thuyết về lai lịch và hành trạng của Mẫu Liễu, nhưng tạm thoiwf bằng lòng voiws những nét phác thảo chung nhất: nàng vốn là ngườitrên Thiên Cung, thương đế chiều lòng gián trần. Nàng có tài văn thơ đàn nhạc, đi mây về gió. Nàng gieo phúc cho người lành và gián họa đến với người ác độc. Dân gian có lòng tôn kính, nâng lên hàng "Mẫu nhi thiên hạ", thắp hương cầu nguyện Thánh Mẫu phủ trợ cho cuộc sống hàng ngày của họđền thờ chính của Phủ Giày thuộc Vân Hương, Vân Cát (Vụ Bản - Nam Định), nói truyên truyền Liễu Hạnhgián trần, sinh sốnglấy chồng, đẻ con, đi đi về về lúc thì ở tràn gian, lúc lại quay về Thượng Giới. Ngoài ra còn có số
  • 40. lập đền thờ Mẫu Liễu (Phủ Tây Hồ- Hà Nội, Đền Sòng- Thanh Hóa) hoặc những hóa thân của Mẫu Liễu như Thượng Mẫu (Đền Suối Mở- Lục Nam- Bắc Giang, Đền Bắc Lệ- Lạng Sơn...), Mẫu Thoại (Đền Giùm- Yên Sơn- Tuyên Quang)... Dân gian vẫn truyền tụng câu: "Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ". Cha chính là Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, còn Mẹ chính là Mẫu Liễu. Đây là một nhánh kết hợp và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu. Cứ vào ngày rầm Tháng Ba, dân gian tổ chức hội Phủ Giầy, giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Lại vào 20 tháng tám, dân gian lại tổ chức giỗ Đức Thánh Trần rất lớn tại đền Kiếp Bạc. Bên Thánh Mẫu thì có hầu bóng (hầu đồng) - một nghi thức của các cô Đồng được Mẫu nhập vào nhằm phán truyền, chữa bệnh và ban phúc lộc cho nhữngtín đồ thờ Mẫu. Bên Thánh Trần thì có thanh đồngdànhcho phụ nữ cầu sinh đẻ và nuoi con may mắn. Câu tục truyền dân gian trên biểu thị một quan niệm Âm - Dương hài hòa có từ rất xa xưa của người phương Đông. Thực chất đó là sự phóng đại của việc thờ cúng tổ tiên Ông - Bà, Cha - Mẹ trong mỗi gia đình người Việt, lại dduocj tiếp nối và phát triển qua cặp hình tượng Lạc Long Quân ( Rồng) - Âu Cơ (Tiên). Như vậy cảm thức về Nhà - tổ ấm gia đình đã chi phối hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian truyền thống. Hạt nhân tinh thần này thể hiện phẩm chất văn độc đáo của Đạo Mẫu Việt Nam. Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh còn nằm trong một cấu trúc khác nữa: Tứ bất tử- bốn vị Thánh cao nhất trong tâm linh người Việt dưới sự ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, bao gồm Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chữ Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu. Bốn vị Thánh này chính là những biểu trưng của bốn lĩnh vựctrụ cột trong đời sống dâ tộc: Làm ăn, đánh giặc, tình yêu và tâm linh. Hiện thân của Tứ bất tử chẳng phải là một triết lý sống hài hòa và sâu sắc tuyệt đẹp của người Việt đó sao!

    Ngày hôm nay tín ngưỡng thờ Mẫu (Đạo Mẫu) vẫn được duy trì và phát triển. Ngay cả việc hầu bóng cũng rất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và quản lý có tính chuyên môn cao, tránh đánh đồng dễ dãi với mê tín dị đoan, xong cũng tránh để xảy ra tình trạng buôn thần bán thánh. Không đâu như ở Việt Nam, việc thờ thần Nữ mà tập trung nhất là Đạo Mẫu lại phổ biến và sống động đến như vậy. Từ ngàn xưa cho tới nay, dân tộc Việt
  • 41. ai, bao giờ cũng dành cho phụ nữ một tình cảm đặc biệt, ở đó là cả niềm biết ơn, lòng kính trọng, tự hào. Trong thời chiến thì " Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Trong thời bình thì lại "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Ở đâu có phụ nữ là ở đó sẽ bớt đi tính bạo lực và sự dung tục. Ở đâu có phụ nữ là ở đó có lòng khoan dung dịu dàng, sự chăm lo săn sóc, sự thăng hoa trong sáng tạo. Đạo Mẫu là một trông những vẻ đẹp cao nhất của văn hóa Việt Nam. Phật giáo-Nho giáo-Đạo giáo 1.Phật giáo: Một số nét chính: a.Người sáng lập: Siddhartha Gautama sinh năm 563 TCN tại Lapilavastu.Ông vốn là hoàng tử của nhà vua Sat đô đa na,nước Capilavatu(ngày nay là vùng đất bao gồm một phần miền nam nước Nepan và một phần các bang Utta Pra đe sơ và Bida của Ấn Độ).Năm 29 tuổi,ông bỏ cuộc sống giàu sang ở cung điện và gia đình đi tìm cho mình con đường giải thoát.Năm 35 tuổi ông đã tìm ra được một con đường gọi là Buddla nghĩa là giác ngộ,mà người ta hay gọi đó là Bụt hay là Phật.Về sau các đệ tử tôn ông là Sakia Muni.Quãng đời còn lại,Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của mình.Năm 80 tuổi Phật qua đời. b.Học thuyết Phật giáo: -Học thuyết:chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ.Chân lí ấy được thể hiện trong tứ diệu đế:khổ đế,tập đế,diệt đế,đạo đế. -Thuyết nhân duyên:nhân lànguyên nhân.Duyênlànhữngđiều kiện để sự việc xảy ra.“Mọi việc trên đời xảy ra đều do nhân duyên mà thành”.Có nhân thì ắt có quả.Gieo gì gặt nấy. -Thé giớ i, vũ trụ , theo quan niẹm Phạt giáo, là luon vạn đọng, bién đỏi, các bién đỏi diẽn ra nhanh như chớ p mát, và thé giớ i thì khong có trướ c, khong có sau, vo thủ y, vo chung. Đó cũ ng chính là lẽ vo thườ ng, tứ c khong có gì là tòn tại có định, mà có đó, mát đó. Con ngườ i cũ ng thuọc dòng chảy khong ngừ ng đó, nen khong gì là bản than ta cả, tứ c vo ngã. Nhữ ng bién đỏi này, nói theo ngon ngữ