Đọc đoạn thơ sâu và trả lời câu hỏi Con ơi tuy thô sơ da thịt

LUYỆN THI VÀO THPH MÔN NGỮ VĂN 9PHẦN I (7 điểm):Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi dưới đây:“… Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tụcCon ơi tuy thô sơ da thịtLên đườngKhông bao giờ nhỏ bé đượcNghe con…”.Câu 1 (0,5 điểm): Cho biết tên bài thơ và tên tác giả.Câu 2 (1 điểm): Bài thơ trên được sáng tác trong giai đoạn nào của đất nước? Hãy kểtên 2 bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cùng được sáng tác trong giai đoạn này.Câu 3 (0,5 điểm): Cụm từ “ chẳng mấy ai nhỏ bé” trong câu thơ: “ Chẳng mấy ai nhỏbé đâu con” mang hàm ý gì?Câu 4 (2 điểm): Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn trích thơ trên, em hãy trìnhbày suy nghĩ về vai trò của gia đình và liên hệ bản thân bằng một văn bản ngắnkhoảng một mặt giấy thi.Câu 5. (3điểm)Cảm nhận của em về đoạn trích bằng đoạn văn T-P-H khoảng 10 câu,trong đoạn có sử dụng phép thế, câu có thành phần phụ chú.Phần II (3đ)Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc,tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan tranggiữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏNgu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cátôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.( Nguyễn Dữ- Chuyện người con gái Nam Xương)a- Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một ngườikhông? Đó là ai? (0,5đ)b- Nhân vật nói với ai? Trong hoàn cảnh nào? Nội dung của lời nói? (1,5đ)b- Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,5đ)c- Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ “ kẻ bạc mệnh này” và “ thiếp”cho nhau không? Vì sao?ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂMPHẦN I:Câu 1:- Tên bài thơ : Nói với con – đạt 0,25 điểm.- Tên tác giả: Y Phương – đạt 0,25 điểm.Câu 2: 1đ- Giai đoạn sáng tác của BT: Hòa bình thống nhất đất nước – đạt 0,25 điểm.- Kể tên các bài thơ sáng tác cùng giai đoạn : kể đúng 1 tên bài thơ đạt 0,25 điểm;kể sai tên 1 bài thơ trừ 0,25 điểm (Ví dụ : Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sangthu; Ánh trăng). (khuyến khích 0,25 ghi tên tác giả hoặc năm sáng tác)Câu 3:Cụm từ “Chẳng mấy ai nhỏ bé” mang hàm ý kđịnh tâm hồn, tính cách củangười đồng mình với những phẩm chất, khát vọng, hoài bão lớn lao, đẹp đẽ ..0,5đ.CâuPhầnYêu cầuĐiểm4Mở bài Giới thiệu vấn đề nghị luận0.5Thân - Giải thích từ ngữ gia đình, vai trò gia đình0.25bài- Phân tích, đánh giá ý nghĩa quan trọng của gia đình. Đưa ra 0,5dẫn chứng- Phê phán những kẻ không biết coi trọng gia đình0,5Liên hệ bản thân. Rút ra bài học.0.25Kết bài Khẳng định vai trò của gia đình.5MởGiới thiệu các ý sau đây:0.5đoạn - Tác giả Y Phương, Bài thơ Nói với con- Vị trí đoạn thơ, nội dung chính của đoạn(Cần phân tích các ý cơ bản sau đây)Thân1. Niềm tin, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc :đoạn - Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con0,75Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục.Âm điệu thơ nhẹ nhàng tha thiết như lời tâm tình... Cách gọi thân mật, gần gũi “người đồng mình” thể hiện sựgắn bó thiêng liêng giữa mỗi con người đối với quê hương,dân tộc mình.- Hai câu thơ đối ý nhau :Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Hình ảnh cụ thể “thô sơ da thịt” diễn tả sự giản dị, bìnhthường trong các nhu cầu vật chất. Người cha gián tiếp nhắnnhủ con hãy sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, gian khổ, thiếuthốn của quê hương, dân tộc. Giọng thơ khẳng định thể hiện niềm tự hào về lẽ sống caođẹp và tâm hồn phong phú, rộng lớn của dân tộc : “ngườiđồng mình” không ai cam chịu số phận hẩm hiu, không aimuốn tự bó mình trong cuộc đời nhỏ hẹp tầm thường, màngược lại mỗi người đều có ước mơ, hoài bão sống cuộc đờirộng lớn, ai cũng mang trong tim khát vọng vươn lên trongcuộc sống...- Cơ cở của sự khẳng định trên chính là những truyền thốngtốt đẹp của dân tộc :Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục. Cách nói bằng hình ảnh thật mộc mạc, cụ thể “tự đục đá kêcao quê hương” mà ý thơ sâu sắc. “Người đồng mình” cần cù,chịu thương chịu khó, luôn sống gắn bó với quê hương, luôn ýthức đóng góp công sức của bản thân để “kê cao quê hương”,luôn ước muốn góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàuđẹp, ngày càng phát triển.“Còn quê hương thì làm phong tục”.Quê hương càng phát triển cao càng đem đến cho mỗingười những thay đổi lớn lao, kì diệu, cả về đời sống vật chấtlẫn tinh thần ...2. Lời nhắn nhủ ân tình: Nhịp thơ chậm rãi hơn, giọng thơ tha thiết hơn… Điệp ngữ “thô sơ da thịt…Không bao giờ nhỏ bé”, ý thơđược lặp lại một lần nữa. Lời nhắn nhủ của người cha càng trởnên thiết tha: Khi “lên đường”, khi bắt đầu bước vào hànhtrình cuộc đời, con hãy luôn sống đúng với phẩm chất đẹp đẽcủa dân tộc. Phải biết trân trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹpcủa quê hương, dân tộc và tự tin vững bước vào đời. Luônngẩng cao đầu, dũng cảm vượt qua mọi chông gai thử tháchtrên đường đời. Qua đoạn thơ, mượn lời người cha, nhà thơcũng muốn nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy biết ơn quê hương,dân tộc về những bài học làm người sâu sắc.- Kết thúc bài thơ chỉ có hai tiếng: “Nghe con”. Câu thơ thật 0,75chắc gọn như một mệnh lệnh. Hãy luôn trân trọng, giữ gìn vàphát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong suốt cuộc đờimỗi người. Lời thơ còn gián tiếp thể hiện niềm tin tưởng, sựkì vọng của người cha đối với bước đường tương lai của đứacon yêu quý. Thế hệ tiếp nối sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệpcủa thế hệ cha anh đi trước…- Khái quát về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa đoạn thơ.Kết- Cảm nghĩ riêng của bản thân (về tình cha con, về sự gắn bó 0.5đoạn giữa con người và quê hương, về lẽ sống…).YCTV Thành phần phụ chú, phép thế0,5PHẦN II:a- Những từ ngữ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của VũNương. (0,5điểm)b- (1,5 điểm)Các câu trong đoạn văn liên kết bằng phép thế ( từ thiếp ở câu 2thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1) và phép nối (từ nhược bằng ở câu 3).- Lời của Vũ Nương với thần sông trước khi tự vẫn do bị chồng nghi ngờ thấttiết, không thể minh oan.- Nội dung: + Cho mình là kẻ bạc mệnh, thất vọng đến tột cùng.+ Lời than như 1 lời nguyền xin thần sông chứng dám cho sựchung thủy son sắt của nàng.c- Không nên đổi vị trí hai từ vì: xưng là “ kẻ bạc phận này”,Vũ Nương đặtmình trong việc “ duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ” nên thể hiện tâm sự xót xa,đau đớn. Còn “ thiếp” đi với “ đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng” thì gợi đượcsự trang trọng, đằm thắm. (1 điểm)

Câu 1: Thành phần gọi đáp trong đoạn thơ trên là gì?

căn cứ bài Thành phần biệt lập

80 điểm

ngocanhhong

Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì? Cho đoạn thơ: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”

Tổng hợp câu trả lời (1)

Tác dụng của việc dùng từ ngữ phủ định: Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều mong ước lớn lao của ngươi cha đối với con: Phải sống một cuộc sống cao đẹp cho xứng đáng với tư cách con người và với quê hương, không được sống thấp hèn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • ” – Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” (SGK Ngữ văn 9, tập I, trang 48) Ý nghĩa của lời thoại trên trong “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ?
  • Kể tên một tác phẩm khác của chương trình Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách, khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).
  • “Chúng tôi” được nói tới trong đoạn văn lả những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ? Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.”
  • “Một trong những thành công xuất sắc của truyện ngắn Chiếc lược ngà là việc sáng tạo tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí đã thể hiện một cách cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.” Bằng những hiểu biết của em về văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  • Từ kiến thức về truyện ngắn trên kểt hợp hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng nửa trang giấy thi) về ý thức tự giác của mỗi người trong cuộc sống. Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: “- Chào anh - Đến bậu cửa nhà họa sỹ bỗng quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. - Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại, tôi ở với anh ít hôm được chứ? Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy...”
  • Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật “ta” được thề hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn, có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu. Cho đọạn văn sau: “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” (“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
  • Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Cho đoạn trích sau: “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được, ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì yậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài.”
  • Sau cuộc hội ngộ với vầng trăng tròn, tình xưa nghĩa cũ sống dậy trọn vẹn, đủ đầy làm lương tri con người như bừng ngộ trong sự sám hối chân thành. Em hãy viết một đoạn văn tổng- phân -hợp khoảng 10-12 câu phân tích khổ thơ cuối bài để làm rõ nội dung trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và một phép thế liên kết câu. (gạch chân chỉ rõ)
  • Trong bải thơ “Ánh trăng”, tại sao tác giả lại tự nhận mình là “người vô tình” vả lại “giật mình” trước “ánh trăng im phăng phắc”?
  • Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép thế để liên kết câu và một câu câm thán làm rõ những lời tâm sự và ước mong của người cha dành cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người trong đoạn trích trên (gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán).

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm