Dự án bao nhiêu ha phải trình chính phủ năm 2024

Dự án đầu tư xây dựng mới chỉ là những kế hoạch được vạch ra trên giấy, nhưng dự án có thực hiện được hay không thì còn tùy thuộc vào sự phê duyệt của người, cơ quan có thẩm quyền. Quý khách hàng hiện đang có nhiều thắc mắc về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng? Quý khách hàng mong muốn dự án đầu tư xây dựng của mình được phép triển khai? NPLaw sẽ là đơn vị uy tín giúp Quý khách hàng tìm hiểu thông tin và giải đáp thắc mắc về những vấn đề xoay quanh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

Tìm hiểu quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cùng NPLaw

Quy định chung về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là gì? Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thuộc về ai? Và còn nhiều nội dung, thắc mắc tương tự về vấn đề trên sẽ được NPLaw giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

I/ Quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Nội dung về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng được quy định trong Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng được Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2021. Cụ thể, Nghị định này quy định những nội dung về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bao gồm:

- Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm định;

- Thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án đầu tư xây dựng theo từng loại;

- Nội dung quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;

II/ Chủ thể có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Theo quy định tại Điều 60 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020, thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng sẽ tùy thuộc vào loại dự án đầu tư xây dựng, cụ thể:

- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Đối với dự án PPP, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 và đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

1. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư công

Theo quy định của Điều 35 Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền phê duyệt, quyết định dự án sử dụng vốn đầu tư tiếp tục được phân loại theo dự án đầu tư, cụ thể:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư chương trình, dự án là chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án là chương trình đầu tư công đã được Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; và dự án là chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ.

– Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C [tiêu chí phân biệt các nhóm dự án này được quy định trong Luật Đầu tư công năm 2019] sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Người đứng đầu Bộ, Cơ quan trung ương có thẩm quyền trên thì được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C thuộc thẩm quyền phê duyệt, quyết định cho cơ quan trực thuộc.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư đối với chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư; và các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do cấp tỉnh quản lý, trừ dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phê duyệt, quyết định đầu tư với chương trình đầu tư công đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư và dự án nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý, trừ dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước

Theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2018, chủ thể có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng đó chính là Hội đồng Thành viên, Chủ tịch công ty quyết định đối với dự án đầu tư xây dựng không quá 50% vốn chủ sở hữu, Hội đồng Thành viên, Chủ tịch công ty sẽ phân cấp cho Tổng giám đốc và Giám đốc quyết định các dự án đầu tư xây dựng. Các trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cho cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt.

Chủ thể có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

3. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư [PPP]

Theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020, chủ thể có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đối với dự án PPP:

- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí sau đây theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020:

  • Sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
  • Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
  • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

- Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trong ương và cơ quan khác có thẩm quyền phê duyệt các dự án PPP có một trong các tiêu chí được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 12 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020:

  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
  • Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
  • Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  • Dự án thuộc phạm vi quản lý của chủ thể này.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt các dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí được quy định tại khoản 2 và 4 Điều 12 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020, đó là:

  • Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
  • Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
  • Đầu tư xây dựng mới: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn/năm trở lên;
  • Đầu tư xây dựng mới: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
  • Dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

III/ Trình tự phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp;
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết và chuyển kết quả đến Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Bước 5: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Bước 6: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Quy trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

IV/ Những thắc mắc thường gặp về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Xoay quanh việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, một số thắc mắc thường gặp là thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

1. Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc về Thủ tướng chính phủ hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

Dự án xây dựng nhà ở có thể thuộc các nhóm A, B, C tùy vào tổng mức đầu tư, được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10 Luật Đầu tư công 2019. Tất cả các nhóm đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo và các chương trình, dự án khác theo quy định của Chính phủ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 Luật Đầu tư công năm 2019.

Một số câu hỏi thường gặp về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong khu công nghiệp?

Theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 32 Luật Đầu tư năm 2020, sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở [để bán, cho thuê, cho thuê mua], khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLaw về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Đây là một bước quan trọng trong quá trình đưa dự án đầu tư xây dựng trở thành hiện thực. Trong trường hợp Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với NPLaw để được hỗ trợ tư vấn với sự uy tín, chất lượng từ đội ngũ nhân viên chuyên môn cao của chúng tôi.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Chủ Đề