Em hiểu như thế nào về nhan đề thuế máu

Hướng dẫn giải thích nhan đề Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Chúng ta chắc hẳn không còn ai xa lạ với cái tên “Nguyễn Ái Quốc”, đây là cái tên mà Hồ Chủ Tịch vô vàn kính yêu của chúng ta sử dụng trong suốt những năm tháng bôn ba khắp năm châu để tìm kiếm con đường giái phóng dân tộc. Trong những năm này, Người viết rất nhiều những bài báo, những bút kí với mục đích hoạt động chính trị và một số đó là “Bản án chế độ thực dân Pháp” và chúng ta sẽ được học một đoạn trích của nó trong chương trình ngữ văn lớp 7, đoạn trích với nhan đề “Thuế máu”. Đây có lẽ là nhan đề gây ấn tượng vô cùng mạnh cho chúng ta khi mới tiếp xúc ban đầu và không dễ để giải thích nhưng không hề khó chút nào. Sau đây là bài làm văn mẫu cho đề bài “Giải thích nhan đề Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc”. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ giới thiệu tác giả, tác phẩm và giải thích ý nghĩa nhan đề này.

BÀI LÀM 1 GIẢI THÍCH NHAN ĐỀ THUẾ MÁU CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chủ Tịch không chỉ học tập, rèn luyện, tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc mà Người còn đấu tranh, đấu tranh bằng nhiều hình thức mà một trong số đó là bằng ngòi bút. Người đã dùng ngòi bút của mình để vạch trần sự xấu xa, đê hèn của những tên thực dân trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” viết bằng tiếng Pháp năm 1925 và đoạn trích gây ấn tượng nhất về tội ác của chúng với những người dân thuộc địa đó là “Thuế máu”. Đây là một nhan đề vô cùng ấn tượng. Mới đầu, nhan đề này có thể gây sự rung rợn cho cả người đọc và người nghe. “Thuế” có lẽ là định nghĩa không còn xa lạ gì đối với chúng ta bởi “thuế” đã ra đời từ rất lâu và tồn tại như một quy luật tất yếu khách quan của xã hội loài người, nó là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội. Có điều trước nay ta chỉ nghe có thuế đường, thuế đất,… và của cải nộp quy đổi ra tiền, những vật ngoài thân chứ chưa từng nghe “thuế máu” bao giờ. Phải chăng có chế độ bạo tàn tới mức mà người dân phải nộp thuế bằng chính máu của mình? “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Khi mang mác khai hóa, mở mang văn minh đối với các nước đô hộ để ra sức bóc lột, đàn áp những người dân thuộc địa, những tên thực dân chả khác nào những con “quỷ hút máu” đã ép người dân thấp cổ bé hỏng phải mang không chỉ là của cải vật chất mà còn là sức khỏe, tính mạng của bản thân ra để nộp cho chúng. Chúng đăt ra đủ mọi loại thuế vô lí để vắt kiệt của cải nhân dân, coi mạng người như cỏ rác chỉ biết làm việc cho chúng trong trạng thái bẩn thỉu và luôn bị đánh đòn mà vẫn phải cam chịu. Chúng thậm chí mang họ ra trở thành những tấm bia đỡ đạn trên những chiến trường phi nghĩa mà chúng gây ra. Và sự trả giá bất công ấy như một thứ thuế, “Thuế máu” này không phải chỉ người An Nam nói riêng mà tất cả người dân các nước thuộc địa đang phải từng ngày trả vô điều kiện cho chúng. “Thuế máu” là nhan đề dùng với lối nói châm biến, đả kích kịch liệt, thứ thuế dã man này ra đời chính là sự phản ánh số phận bất hạnh của những người dân nước thuộc địa đồng thời là sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Phải dùng đến từ “máu” cho thấy đây là một thứ thuế tàn nhẫn nhất, ghê gớm nhất, phũ phàng nhất, thứ thuế mà nộp cũng nắm chắc mất mạng, không nộp cũng không yên khi những tên thực dân tàn bạo muốn gây chiến tranh hay hành hạ người dân thuộc địa. Qua nhan đề, ta còn nhận thấy thái độ căm phẫn, tố cáo quyết liệt bọn thực dân pháp và thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với nhân dân lao động bị áp bức bóc lột của tác giả. Thông qua đó, Người không chỉ thức tỉnh, kêu gọi sự vùng dậy, đấu tranh của các nước thuộc địa để dành tự do độc lập mà còn vạch trần, tố cáo tội ác của chế độ thực dân cho những người Pháp yêu chuộng hòa bình nói riêng và người dân thế giới nói riêng thấy. “Thuế máu” quả là một nhan đề vô cùng ấn tượng, nó gây cho ta niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận thảm thương của người dân các nước thuộc địa cùng sự căm hờn với chế độ thực dân tàn bạo. Đó cũng chính là tài năng, bút lực xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc.

BÀI VĂN GIẢI THÍCH NHAN ĐỀ “THUẾ MÁU” 2

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn xem văn chương là thứ vũ khí đấu tranh lợi hại, có tác dụng giáo dục to lớn. “Thuế máu” là áng văn giàu chất chính luận. Tác phẩm như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm đến từ nhan đề “Thuế máu”. Là một công dân, hẳn chúng ta đều quen thuộc với các loại thuế: thuế thu nhập cá nhân, thuế kinh doanh, thuế ruộng, thuế đất... Vào tình cảnh đất nước ta là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, người dân đã nghèo khổ lại còn phải gánh trên lưng trăm thứ thuế: thuế muối, thuế gạo, thuế đất, thuế thân... Thậm chí người đã chết cũng phải đóng thuế như trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Thế nhưng, thuế máu lại gây một ấn tượng mạnh cho người đọc. Thứ thuế được trả bằng máu làm cho người khác không khỏi rùng mình kinh hãi. Thứ thuế máu ấy được tạo ra khi đế quốc Pháp muốn củng cố địa vị của mình bằng các cuộc chiến tranh phi nghĩa trên chiến trường quốc tế, họ có ngại gì không bắt đám dân “dễ bảo” kia mang xương máu ra mà cống nộp. Vậy là ngay từ nhan đề, ta đã có thể hình dung phần nào về sự khốn khổ cùng số phận bi thảm của những người dân An Nam thuộc địa đầu thế kỉ. Để thu thứ “thuế máu” ấy, chính quyền thực dân đã thực hiền nhiều thủ đoạn bỉ ổi và tàn nhẫn. Chúng giở nhiều thủ đoạn, mánh khóe xảo trá đối với người dân thuộc địa. Nếu như trước chiến tranh, họ được xem là giống người hạ đẳng, là “man di, mọi rợ”, thì khi chiến tranh xảy ra, họ được tâng bốc là những “con yêu”, “bạn hiền”, “những chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Sự tương phản ấy được tác giả vạch trần bằng giọng điệu mỉa mai nhằm châm biến sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân. “Thuế máu” được trưng thu bằng những hành động vô cùng tàn nhẫn. Chúng tiến hành vây bắt, cưỡng bức, đàn áp dã man nếu phản đối, lợi dụng việc bắt lính để xoay sở kiếm tiền, bắt người dân thuộc địa phải rời bỏ gia đình, quê hương, buộc họ bỏ mạng nơi những miền đất xa lạ, bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của chủ nghĩa thực dân. Thuế máu chính là thứ thuế ghê gớm, độc ác nhất của thực dân Pháp, đè lên số phận thảm thương của người dân sau bao áp bức, bóc lột. Còn sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ thì sao? Bộ mặt táo tợn, tàn nhẫn của bọn thực dân tiếp tục được bộc lộ khi tước hết của cải của người lính thuộc địa, đánh đập họ vô cớ, đối xử với họ như súc vật. Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ như ban đầu sau khi bị bóc lột hết thuế máu. Họ tiếp tục bị lừa dối, bị áp bức, bị đẩy vào tình cảnh túng quẫn, là nạn nhâm của chính sách cai trị hiểm độc. Nhan đề “Thuế máu” không chỉ gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa, nó còn bao hàm cả thái độ mỉa mai và lòng căm phận của tác giả đối với chính quyền thực dân. Nghệ thuật lập luận đặc sắc ở chỗ kết hợp giữa miêu tả và bình luận để châm biếm thứ thuế máu của bọn thực dân, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man của thực dân Pháp, trong đó có thuế máu.

“Thuế máu” đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm ngay từ nhan đề. “Thuế máu” với sức gợi mở vô cùng lớn thực sự đã gây nên nỗi ám ảnh cho người đọc về một thời kì u tối trong lịch sử.

  • Chủ đề giải thích nhan đề thuế máu nguyen ai quoc
  • B. Hoạt động hình thành kiến thức

    1. Đọc văn bản “Thuế máu”

    2. Tìm hiểu văn bản

    a) Nhan đề Thuế máu gợi cho em suy nghĩ gì?

    “Thuế” vốn là một khái niệm đã quen thuộc. Nhưng tại sao lại gọi là “Thuế máu”? Cách đặt nhan đề tạo nên sự tò mò, mang đến sự chú ý, ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong lòng độc giả nhiều suy nghĩ. Phải chăng chế chộ của thực dân xâm lược tàn bạo và hà khắc đến mức nhân dân ta phải đóng thuế bằng “máu”. Chữ “Máu” ở đây có lẽ Nguyễn Ái Quốc dùng với ngụ ý là sức lực, sức khỏe, hay chính là tính mạng của chính người dân. Cái tên "Thuế máu" này gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, gợi lên lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

    Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 25 thuế máu, thuế máu trang 55, thuế máu sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

    Giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu

    Bài viết dưới đây Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về ý nghĩa của nhan đề Thuế máu!

    Em hiểu như thế nào về nhan đề thuế máu

    Đề bài: Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề Thuế máu

    Nhan đề "Thuế máu" có một ý nghĩa rất đặc biệt và hết sức sâu sắc, song cũng không kém phần ám ảnh. Đó là cái tên gợi lên những gì mà những người dân thuộc địa phải gánh chịu với nhiều thứ thuế bất công và hết sức vô lí - đó chính là điều mà cái tên gợi lên. Thuế máu là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ thái độ mỉa mai, sự phẫn nộ và châm biếm với tội ác của chính quyền thực dân.

    Đây có thể được xem là đoạn vĩ thanh của chương Thuế máu, cũng là cách để tác giả khép lại vấn đề này. Khi những “vật liệu biết nói” đã trở nên không còn cần thiết (tác giả sử dụng cách nói hết sức ấn tượng: “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi”), những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” lập tức trd thành “giống người bẩn thỉu”. Bởi thế nên họ (những người may mắn sống sót trong số bảy mươi vạn người bản xứ kia), sau khi đã công hiến xương máu của mình để bảo vệ nền dân chủ, văn minh đã bị chính cái nền văn mmh đó cướp đoạt nốt số tài sản cuối cùng, bị đối xử vô cùng tàn tệ (bị kiểm soát, đánh đập vô cớ, cho ăn thì ăn như lợn ăn và bị xếp dưới hầm tàu như xếp lợn...).

    Ta hãy xem tác giả thuật lời của một tên quan lại địa phương khi “đón chào” những người lính tình nguyện trở về: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”. Đó là những ơn nghĩa cuối cùng mà chính quyền thực dân dành cho những người “bạn hiền” của mình. Đọc chương Thuế máu cũng như toàn bộ Bản án chế độ thực dân Pháp, chúng ta nhận thấy rất rõ: tác giả càng tỏ ra lãnh đạm, khách quan bao nhiêu thì nỗi đau, nỗi căm uất của Người đối với chính quyền thực dân, phong kiến lại càng bộc lộ rõ bấy nhiêu. 

    Bởi nó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của Người đối với đồng bào Việt Nam nói riêng và với nhân loại cần lao trên thế giới nói chung.

    Soạn bài Thuế máu - Ngắn gọn nhất
     

    Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động tại Pháp. Người từng viết truyện kí, viết phóng sự... bằng tiếng Pháp đăng trên báo "Người cùng khổ", báo "Nhân đạo",...

    Năm 1925, tác phẩm "Bán án chế độ thực dân Pháp" của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp được xuất bản tại Pari. Tác phẩm đã tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp, đồng thời phản ánh cuộc sống tủi nhục, đau thương của những người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới". Đoạn trích "Thuế máu" rút trong Chương I "Bản án chế độ thực dân Pháp" với nhan đề "Thuế máu" rất độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép. Các tiêu đề bổ sung như: 1. Chiến tranh và người bản xứ: 2. Chế độ lính tình nguyện; 3. Kết quả của sự hi sinh - đã làm nổi rõ cái thứ vô cùng kì lạ và vô nhân đạo. Những người An-nam-mít, những nô lệ da đen phải làm bia đỡ đạn cho bọn thực dân Pháp và bị đối xử một cách vô cùng dã man. Ta hãy tìm hiểu và phân tích mục "Chiến tranh và người dân bản xứ". Trước khi có chiến tranh thì những thanh niên "bản xứ" chỉ là "những tên da đen bẩn thỉu", "những tên An-nam-mít bẩn thỉu" chi biết làm cu-li kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị da trắng. Nhưng khi chiến tranh vừa bùng nổ, bọn thục dân đã xảo quyệt dùng mọi thủ đoạn lừa mị, bịp bợm biến nhũng kẻ khốn nạn ấy thành "con yêu " bạn hiền của các quan cai trị "phụ mẫu nhân hậu", của các quan "toàn quyền lớn, toàn quyền bé", họ được phong cho các danh hiệu tối cao là bảo vệ công lí và tự do. Tác giả đã sử dụng thủ pháp tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm quắt quay của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ "bản xứ" làm bia đỡ đạn, một cách đánh "thuế máu" vô cùng xảo quyệt. Các từ ngữ như "chiến tranh vui tươi" ,"lập tức họ biến thành", "đùng một cái", "được phong cho cái danh hiệu tối cao" đã làm cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai. Nguyễn Ái Quốc đã gợi lên những mất mát đau thương của nhũng thanh niên bản xứ bị bắt đi làm bia đỡ dạn. Họ phải "xa vợ con, phải "rời bỏ" quê hương, mảnh ruộng, đàn cừu. Họ đi "phơi thây" trên các bãi chiến trường châu Âu. Có biết bao cảnh chết chóc thương tâm. Chết vì thủy lôi, "được xuống tận đáy biển để bảo  tổ quốc của các loài quỷ quái". Bị "đem nướng", đã "bỏ xác" tại các vùng hoang vu Ban-căng, để " lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiêm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ". Xương máu của họ, cái chết của họ thật vô nghĩa, hoặc "anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát" trên bờ sông Mác-nơ, trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, hoặc "lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy" hoặc "lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế". Tác giả đã kết hợp miêu tả với bình luận để mỉa mai, châm biếm cái "thuế máu" của bọn thực dân. Những người lính thợ không bị bỏ xác trên các bãi chiến trường thì lại bị đầu độc, phải lao động khổ sai, "làm kiệt sức" trong các xưởng thuốc súng ghê tởm "nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối". Những kẻ khốn khổ ấy "đã khạc ra từng miếng phổi" chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy ! Đó là một sự "trả giá" rùng rợn của "dân bản xứ" đối với chiến tranh. Những con số dưới ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thật sự Bảy mươi vạn người bản xứ bị đánh thuế máu, và trong số ấy có tám vạn người đã chết đau đớn, vô nghĩa không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. Đọc mục "Chiến tranh và người dân bản xứ trong chương ta vô cùng xúc động trước số phận đau thương của những bản xứ, những nô lệ da đen, da vàng đã phải nộp "thuế máu" cho bọn thục dân Pháp trong đại chiến thế giới lần thứ nhất. Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật như tương phản đối lập, kết hợp miêu tả với bình luận, nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên lững lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, để lên án, để châm biếm loại "thuế máu" một trong những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp. Họ phải "xa vợ con, phải "rời bỏ" quê hương, mảnh ruộng, đàn cừu. Họ đi "phơi thây" trên các bãi chiến trường châu Âu. Có biết bao cảnh chết chóc thương tâm. Chết vì thủy lôi, "được xuống tận đáy biển để bảo  tổ quốc của các loài quỷ quái". Bị "đem nướng", đã "bỏ xác" tại các vùng hoang vu Ban-căng, để " lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiêm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ". Xương máu của họ, cái chết của họ thật vô nghĩa, hoặc "anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát" trên bờ sông Mác-nơ, trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, hoặc "lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy" hoặc "lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế". 

    Trong suốt 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí , bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ. Sưu thuế dã man đã làm tan nát, điêu linh bao gia đình. Ta quên sao được hình ảnh anh Dậu "bị trói như gió để giết thịt", chú Hợi đã chết từ năm ngoái vẫn "không trốn được nợ nhà nước".Chị Dậu phải bán con, bán chó để nộp sưu cho chồng. Nhưng khi đọc chương 'Thuế máu" trong "Bản án chế độ thực dân Pháp", ta vô cùng kinh khủng về bộ mặt ghê tởm của bọn thực dân Pháp. là một trong những tội ác tày trời của chúng. "Thuế máu" đã bóc trần luận điệu "khai hoá", "bảo hộ" của thực dân Pháp.

    Với những gì mà Cunghocvui đã giúp các bạn khái quát nội dung về ý nghĩa nhan đề Thuế máu trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!