Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Đâu chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chiều sâu lịch sử - văn hóa, hệ thống di tích độc đáo, điệu hò mênh mang bên sóng nước Mã giang..., văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú cũng là một trong những điều ghi đậm dấu ấn, gợi thương gợi nhớ với du khách thập phương mỗi dịp về với xứ Thanh.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Hương vị món cá gỏi gợi thương, gợi nhớ về vùng đất biển Diêm Phố - Hậu Lộc.

Thúc đẩy giao lưu, gian hàng giới thiệu ẩm thực

Nếu ví du lịch là hành trình của sự ấn tượng thì văn hóa ẩm thực góp phần quan trọng làm nên sự thăng hoa trọn vẹn của cảm xúc. Chính bởi vậy, những định hướng thúc đẩy du lịch phát triển không thể tách rời nỗ lực quảng bá, nâng tầm giá trị văn hóa ẩm thực địa phương. Trong đó, việc lồng ghép giao lưu ẩm thực, tổ chức hội chợ ẩm thực, gian trưng bày sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương tại các sự kiện chính trị, văn hóa, các khu, điểm du lịch... mang lại hiệu quả thiết thực.

Như đã thành thông lệ, mỗi dịp “Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An” được tổ chức tại Công viên Hội An, gia đình chị Mai Thị Đào (TP Thanh Hóa) lại háo hức tham dự. Ngoài việc cả gia đình cùng nhau chụp ảnh lưu niệm, vui chơi, trải nghiệm các hoạt động, chị Đào và gia đình rất hào hứng với việc được thưởng thức các món đặc sản của TP Thanh Hóa, TP Hội An bày bán tại đây. Chị Đào tâm sự: “Chưa có dịp đến với TP Hội An nhưng có thể thưởng thức các món đặc sản của Hội An giữa lòng xứ Thanh như: cao lầu, chè ngô, bánh đậu xanh... cũng có cảm giác phấn khích như đang được đi du lịch thực sự vậy”. Đối với các món đặc sản của TP Thanh Hóa như: cháo lươn, bánh cuốn, chả tôm..., dẫu có ăn biết bao nhiêu lần chị Đào vẫn cảm thấy ngon, hấp dẫn. Chị Đào vừa vui vẻ gắp miếng chả tôm vàng ruộm chấm vào bát nước mắm chua ngọt vừa hào hứng chia sẻ: “Quen thuộc đấy nhưng khi được thưởng thức các món ăn này trong không gian lễ hội vẫn thấy mới lạ, thích thú vô cùng”. Có lẽ, nhiều du khách khi đến với Tuần văn hóa TP Thanh Hóa - TP Hội An đều có chung suy nghĩ, cảm nhận như chị Đào nên các hàng, quán bán các món ăn, đồ uống đặc sản của hai vùng lúc nào cũng đông kín khách mua mang về hoặc thưởng thức tại chỗ.

Không chỉ tại các sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh, văn hóa ẩm thực xứ Thanh đã tự tin tỏa sáng tại nhiều liên hoan, lễ hội ẩm thực tại các tỉnh, thành khác trong cả nước. Vừa qua, tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX - năm 2022, với sự nỗ lực, cố gắng, tình yêu, tâm huyết, đoàn nghệ nhân Thanh Hóa do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức đã xuất sắc vượt qua hơn 170 nghệ nhân thuộc 31 tỉnh, thành trên cả nước giành 1 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc. Chẳng cầu kỳ, kiểu cách, sản vật mà đoàn nghệ nhân Thanh Hóa mang tới tham dự lễ hội là những món ăn dân dã, quen thuộc của người dân xứ Thanh như: bánh cuốn, chả tôm, bánh lá răng bừa, bánh khoái tép... Bên cạnh đó, trong không gian trưng bày, trình diễn quy trình làm các loại bánh của xứ Thanh còn có nem chua, bánh Trung thu gia truyền Thuận Nhàn, bánh gai tứ trụ... như càng làm phong phú, đa dạng, vẹn tròn hơn bức tranh ẩm thực xứ Thanh nơi đất khách.

Nổi bật giữa 207 gian hàng trưng bày với gần 100 món bánh đến từ các vùng, miền khác nhau, những chiếc bánh lá răng bừa Nam Hương (2 nghệ nhân Trịnh Duy Nam và Hoàng Thị Hương, thôn 5, xã Định Long, huyện Yên Định thực hiện) như thức tỉnh mọi giác quan, dẫn dụ thực khách về với cội nguồn, xứ sở. Đó là màu xanh mướt của lá dong; hạt gạo chắc mẩy thấm đượm tinh hoa đất trời; thịt lợn băm xào cùng hành khô, nước mắm, tiêu... thơm lừng gian bếp. Bàn tay khéo léo cùng kinh nghiệm của người làm bánh lâu năm ước lượng tỉ lệ nước và bột cho thật vừa vặn, bột đạt độ sánh, dẻo, nhân xào chín tới ngon ngọt, gói bánh đều tay, đẹp mắt. Bánh lá răng bừa vừa hấp xong, còn hơi nóng đem chấm cùng nước mắm cốt thì thật say lòng người thưởng thức, lưu luyến mãi không quên.

Du lịch qua miền ẩm thực xứ Thanh

Trong cuốn sách “Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Ngôn đã sâu sắc nhận định: Thiên nhiên Thanh Hóa giàu có và tươi đẹp là cội nguồn sinh thành nên văn hóa ẩm thực xứ Thanh. Được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, Thanh Hóa có đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái, đó là: đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển, mỗi vùng đều có những đặc điểm riêng, mỗi vùng đều có sản vật riêng, độc đáo hữu dụng. Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa uống chung mạch nguồn văn hóa ẩm thực của dân tộc, được duy trì tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: yếu tố truyền thống và yếu tố địa tự nhiên lịch sử, chính trị, văn hóa trong sức sáng tạo vô tận của các thế hệ người dân nơi đây.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, lịch sử - văn hóa phục vụ phát triển du lịch, xuyên suốt thời gian xây dựng và phát triển của mình, Trung tâm Phát triển du lịch sông Mã (Công ty Quản lý đường thủy nội địa và xây dựng giao thông Thanh Hóa) đã luôn tìm tòi, trăn trở, dành nhiều tâm huyết để giới thiệu văn hóa ẩm thực sông Mã. Chị Mai Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển du lịch sông Mã, chia sẻ: “Trước khi là những người làm du lịch, chúng tôi đều là những người con xứ Thanh, đều có chung niềm tự hào về văn hóa sông Mã độc đáo, hấp dẫn. Vì lẽ đó, trong quá trình khai thác, phát triển du lịch sông Mã, chúng tôi luôn mong muốn được chia sẻ niềm yêu thích, tự hào ấy đến với đông đảo du khách”.

Sông Mã - dòng sông Mẹ bao đời tắm mát phù sa cho đồng bãi, xóm làng trù phú, ban tặng cho người xứ Thanh nhiều sản vật ngon, lạ. Trên hành trình trải nghiệm tour du lịch “Ngược xuôi sông Mã”, du khách được đắm chìm trong cảnh sắc, nét đẹp văn hóa nơi đây. Đó là những làn điệu hò mộc mạc, da diết; thăm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa dọc hai bên bờ sông, thưởng thức các món ăn đặc sản... Các món ăn tưởng như dân dã, quen thuộc nhưng làm nổi bật đặc sắc của vùng sông Mã như: tôm sông rau má, cá kho niêu, cá bống chiên giòn, canh nha, dắt xào...

Du khách đã từng một lần trải nghiệm tour du lịch “Ngược xuôi sông Mã” của Trung tâm Phát triển du lịch sông Mã (Hoàng Long Tourism) hẳn vẫn còn nhớ ngâm nga hai câu ca: “Tôm sông chấm với xì dầu/ Quấn thêm rau má gật đầu khen ngon”. Đây là một trong những món ăn làm nên “thương hiệu” ẩm thực của Hoàng Long Tourism. Điểm đặc biệt của món ăn này nằm ở phần nguyên liệu. Tôm càng được khai thác từ dòng Mã giang, được chao dầu đến độ giòn tan. Khi thưởng thức cùng rau má chấm thêm chút xì dầu sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị. Rau má được sử dụng là giống rau má bản địa, được trồng nhiều ở làng cổ Đông Sơn và các vùng ven sông Mã.

Giữa những ngày hè nóng bức, niềm vui thú, sảng khoái khi được thưởng thức món canh nha sông Mã cũng đủ ghi dấu ấn đẹp trong lòng du khách. Con nha là loài vật có hình dạng khá giống cua đồng, thường sống ở vùng sông Mã. Tương tự cách chế biến nhưng loài sinh vật này khi dùng chế biến món ăn sẽ cho vị ngọt, thanh mát, không còn vị tanh như canh cua đồng. Đây là món ăn giải nhiệt mùa hè mà chỉ khi du khách đến với sông Mã mới có điều kiện được thưởng thức.

Không chỉ có tôm sông, canh nha mà hàng trăm đặc sản, nhiều món ăn từng là đặc sản tiến vua, mang đậm dấu ấn vùng, miền đã và đang góp mặt đặt tên, dệt nên bức tranh ẩm thực xứ Thanh đa sắc màu, hương vị, thấm đượm chiều sâu lịch sử - văn hóa. Từ miền non cao với canh pịa, canh lá đắng, cơm lam, xôi ngũ sắc, cơm lam, rượu cần, cỗ lá, ốc đá, vịt Cổ Lũng,... Vùng ven biển có: nước mắm Ba Làng, nước mắm Khúc Phụ, mắm tép Hà Yên, mắm cáy, gỏi Nhệch, dê ủ trấu Nga Sơn, cá gỏi Diêm Phố, canh cá khoai... Vùng đồng bằng có bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, nem chua, bánh lá răng bừa Hà Lai, bưởi Luận Văn... Ẩm thực Thanh Hóa là tiềm năng lớn. Tuy nhiên, có thể thấy, tiềm năng ấy chưa thực sự được khai thác hiệu quả, bền vững. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Ngôn nhận định: Việc quảng bá, khai thác, nâng tầm ẩm thực xứ Thanh “còn khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, nhỏ lẻ, mạnh ai người ấy làm. Những món ăn đặc sản xứ Thanh phần lớn mới được phục vụ tại chỗ, trong các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn chứ ít có điều kiện vươn xa. Số lượng các sản vật xứ Thanh đủ sức định danh trên bản đồ ẩm thực Việt còn hạn chế. Một số đặc sản có khả năng bị “xóa sổ”, bị lãng quên do nguồn nguyên liệu khan hiếm, môi trường bị hủy hoại... Thiết nghĩ, để sản vật xứ Thanh trở thành sản phẩm hàng hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch thì các cấp, các ngành, nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần có sự quan tâm, chung tay góp sức hơn nữa.

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ thanh

Khi nói đến ẩm thực xứ Nghệ, một trong những món ăn không thể không nhắc đến mà du khách nào cũng ưa thích, đó là món Cháo lươn/ Súp lươn/ Miến lươn - một đặc sản và là niềm tự hào của người dân Nghệ An. Để nấu được một nồi cháo lươn/ sup lươn đậm đà thơm ngon là cả một kì công của người đầu bếp. Đầu tiên là khâu chọn lươn: để cháo ngon và không bị ngầy, lươn được chọn phải là loại lươn đồng, thịt lươn săn chắc, có hai sọc vàng ở bụng, đen ở lưng. Những con lươn này được người dân bản xứ đánh bắt ngoài đồng bằng trúm (một công cụ bắt lươn của người dân địa phương). Người ta không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn.Cháo lươn/ Súp lươn Nghệ An có miếng thịt lươn vừa mềm, vừa ngọt mà vẫn giữ được độ dai vừa phải; lại ninh không quá nhão cộng thêm nước làm lươn rất khéo… đã cho ra một bát cháo/ súp lươn thực sự ngon, đặc biệt và hấp dẫn… Ăn xong bát cháo nóng, dùng một bát nước chè xanh nóng để tráng miệng càng cảm nhận được cái thú vị, cái đặc sắc của món cháo lươn và để lại ấn tượng khó phai đối với mỗi du khách khi có dịp đến với vùng đất nắng gió này.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Đặc sản cháo lươn xứ Nghệ

Nghệ An đã và đang trở thành một điểm đến mà văn hóa ẩm thực đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng du khách. Nhút Thanh Chương - cái tên vừa quen vừa lạ, vừa thân thương vừa bình dị ấy, mấy ai nghĩ rằng món ăn dân dã đã đi vào câu cửa miệng, đã trở thành sự “tìm về” muốn một lần thưởng thức của bao du khách bốn phương. Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương, bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon. Mít xanh đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi để vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, đặt vỉ vào cho đá nặng nén xuống, đổ nước muối loãng cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày… Hàng ngày trong bữa cơm, một bát nhút và nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra, nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào. Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường… tạo nên một vị ngon rất đặc biệt. Đến Nghệ An và Thanh Chương ăn một bữa cơm quê dân dã với Nhút, du khách sẽ càng hiểu hơn về vùng đất và sự đậm đà tình người nơi đây.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Nhút Thanh Chương

 Giống như “Nhút Thanh Chương”, Tương Nam Đàn cũng vậy -  một món ăn bình dị trên quê hương Nam Đàn, gắn bó với người dân nơi đây từ bao đời.  Tương Nam Đàn độc đáo hơn bởi nó là “tương mảnh”. Nghĩa là hạt đậu tương (một trong những nguyên liệu để làm tương) chỉ giã vỡ thành mảnh chứ không “nát như tương Bần”. Nguyên liệu làm tương là đậu nành, nếp (hoặc ngô), muối và nước. Khi là thành phẩm, tương Nam Đàn không có màu nâu như các loại tương khác mà có màu vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương, thơm và ngọt lịm. Mặc dù lượng muối bỏ vào mỗi chum tương không phải là ít, nhưng thật kỳ lạ, đến khi ăn, vị mặn chát của muối biển đã mất đi, chỉ còn đọng lại hương vị đậm đà, thơm ngọt từ đầu lưỡi… Đó cũng là nhờ “bí quyết” và kỹ thuật của người làm Tương. Cũng giống như nước mắm, tương là một món đồ chấm vô cùng quan trọng trong đời sống người dân, nhất là những vùng thôn quê. Với người dân xứ Nghệ, thời xa xưa, nhà ai cũng làm tương. Một bát cơm nóng ăn cùng đậu phụ sống và rau muống chấm tương là xong bữa. Tương là hương, là vị “anh đi, anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Tương Nam Đàn

Giò Me (giò bê) với nguyên liệu chính là thịt me của vùng quê núi rừng Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn. Bê  ở đây có mùi vị thơm ngọt đặc trưng nổi tiếng khắp vùng. Gọi là giò, nhưng không làm từ thịt xay giống các loại giờ khác, mà được làm từ thịt nguyên miếng để giữ độ ngọt, nhưng để gắn kết miếng giò, phải cần thêm bì (da) bê xay nhuyễn, để khi hấp, nguyên liệu này sẽ tan ra tạo thành chất keo gắn kết món ăn. Chính vì vậy, người ta quan niệm rằng, giò me là món ăn gắn kết đoàn tụ gia đình.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Giò me Nam Nghĩa - Nam Đàn

 Bánh Đa xúc hến là một món nhậu quen thuộc vào những dịp hội họp bạn bè của người Nghệ An. Đây cũng là món ăn nhẹ nhàng mà nhiều du khách ưa thích khi đến Nghệ An. Hến được đãi từ sông Lam, tách vỏ béo, xào cùng hành mỡ. Những miếng bánh đa Đô Lương giòn rụm lúc này sẽ đóng vai trò như những chiếc thìa, giúp ta nhẩn nha xúc những con hến ngon lành và cảm nhận hương vị ngọt, thơm, cay, bùi, béo, đầy quyến rũ.Gia vị để ăn cùng bánh đa là lạc giã dập, rau sống và ớt cho những người muốn thêm chút vị cay nồng cho món ăn này.Vị béo, thơm của hến, cay cay của ớt, thanh mát của hẹ hòa cùng vị giòn tan của bánh đa… khiến món ăn dân dã này trở thành món ăn thú vị, được nhiều người ưa thích trong những ngày hè nắng nóng.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Bánh đa xúc hến

Mực nháy Cửa Lò là một món ngon khi Du lịch biển Cửa Lò. “Mực Nháy” có nơi còn gọi là “mực nhảy”, tên gọi này dùng để chỉ những con mực được ngư dân vừa bắt lên khỏi nước biển, còn nguyên độ tươi và được đưa vào chế biến và thưởng thức ngay tại chỗ. Đây là một món đặc sản của Nghệ An nói chung, Cửa Lò nói riêng. “Mực nháy” có nhiều cách chế biến. Có cách đơn giản là dùng ngay tại chỗ, câu mực được con nào nướng luôn con ấy trên tán đèn măng sông. Con mực tươi rói nướng lên vừa thơm vừa giòn vừa ngọt, chấm với tương ớt cùng muối tiêu pha chanh, thật sự rất ngon. Mực luộc cũng là cách ăn thông dụng nhưng không lạ miệng bằng ăn tái, du khách thích ăn con nào cầm râu con đó nhúng vào nồi nước đang sôi trong chốc lát rồi vớt ra thưởng thức… Đây là sự trải nghiệm hết sức thú vị với nhiều du khách từ phương xa đến với Nghệ An và Cửa Lò.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Mực nháy Cửa Lò

Trong các loài thủy sản nước ngọt ở Nghệ An, Cá Mát được xem là “đặc sản của những đặc sản” với vị ngọt, vừa lành vừa mát. Cá Mát thường sống ở đầu nguồn sông Giăng, thịt cá sạch, rắn và chắc. Khi ăn sẽ có vị ngọt, chất đắng của lòng cá, vị bùi bùi, béo béo. Đặc biệt, món ăn này còn rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, không chỉ người dân địa phương, mà khách du lịch khi du lịch sông Giăng đều rất ưa thích món ăn Cá Mát.

             

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Cá Mát sông Giăng

Bánh Mướt Nghệ An cũng là một món ăn bình dị, dân dã đến lạ thường. Bánh được làm bằng bột gạo tẻ - gạo được ngâm nước rất lâu, sau đó được vớt ra xay nhuyễn và được ủ trong nhiều giờ liền. Bánh thường được làm vào những buổi sáng sớm tinh mơ thì mới kịp cung cấp cho khách. Khác với những món ăn quê khác, Bánh Mướt không thể mang đi xa. Bánh chỉ làm ra và dùng trong ngày. Ở Nghệ An bánh làm ra đến đâu là phục vụ cho khách hàng hết đến đó.  Bánh Mướt Nghệ An có hương vị không thể nào quên. Bánh chỉ cần chấm với nước mắm pha chút chanh, ớt là cũng đủ ngon, ăn nó chứ không ngán…Bánh Mướt cũng có thể ăn kèm với thịt nướng, chả lụa… 

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

 

Bánh mướt xứ Nghệ

Cam xã Đoài là một loại trái cây như vậy. Được đánh giá là một trong những loại cam ngon nhất. Cam xã Đoài có vị ngọt dịu, thơm, mọng nước. Cam được trồng ở một vùng diện tích rất nhỏ thuộc xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ngày xưa, Cam Xã Đoài được biết đến là cam dùng để tiến vua - chỉ có vua chúa mới được thưởng thức loại cam này. Có lẽ do điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu…ở đây hợp với loại cam này nên chỉ nơi này trồng mới cho chất lượng cam “đặc biệt” như vậy. "Cam Xã Đoài Xứ Nghệ càng chín lại càng thơm" - đây là một câu hát trong ca khúc Ai vô xứ Nghệ. Quả đúng như vậy, Cam Xã Đoài khi chín có màu vàng sẫm và có mùi thơm rất riêng, nên ta còn nghe câu nói: mùi cam chín thơm phức cả vùng quê là vậy. Cam vào vụ là khoảng tháng 11, 12. Vào mùa này, du khách xa gần đến với Nghệ An, ai cũng muốn mua Cam Xã Đoài thưởng thức và mang về làm quà.

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Cam Xã Đoài

Không chỉ phát huy nét đặc trưng truyền thống, ẩm thực Việt Nam còn tiếp thu những tinh hoa của nền ẩm thực thế giới. Chính vì vậy mà văn hóa ăn uống của người Việt đã ngày càng vang danh, nhiều món được xếp hạng cao trong danh sách bình chọn.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Ẩm thực Việt đưa thực khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

 

Những đặc điểm nổi bật của ẩm thực Việt Nam

Điểm đặc sắc và nổi bật của ẩm thực Việt được thể hiện qua từng vùng miền theo khu vực Bắc Trung Nam. Không chỉ lạ miệng với các món ngon độc đáo, ẩm thực của dân tộc Việt Nam thu hút mọi người nhờ sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu và gia vị nêm nếm. Những điểm nổi bật của nền văn hóa ẩm thực Việt từ bao nay và trong mắt bạn bè quốc tế là:

Nền văn hóa ẩm thực lâu đời

Từ khi đất nước được hình thành, nền ẩm thực Việt cũng theo đó ra đời. Trải qua năm tháng cùng với các giai thoại lịch sử, ẩm thực có nhiều thay đổi theo sự tiến bộ và óc sáng tạo của người.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh

Món ăn Việt ngày càng được bạn bè thế giới biết đến và tôn vinh như nét văn hóa riêng của dân tộc.

Ngày nay, dân tộc Việt vẫn luôn gìn giữ những đặc sắc văn hóa ẩm thực truyền thống mà ông cha ta để lại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nói nền ẩm thực của nước ta đã lỗi thời, lạc hậu. Kế thừa và phát huy truyền thống, người Việt lại tiếp tục sáng tạo và đón nhận những tinh hoa ẩm thực từ các nước để làm nên những món ăn độc đáo.

Cách chế biến món ăn

Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm, chính vì vậy mà bất kể các lễ hội truyền thống nào cũng không thể thiếu vắng các món nấu từ gạo. Người Việt nam có nhiều cách khác nhau để nấu cơm vô cùng độc đáo. Bên cạnh cách nấu cơm thông thường của mọi người dân trong cả nước thì một số nơi lại sáng tạo về hình thức nấu hay nguyên liệu đi kèm, nước nấu gạo,...

Nếu nói về món ăn truyền thống từ gạo của người Việt thì chắc chắn phải nói đến bánh chưng, bánh tét, những món ăn đại diện cho đất trời theo quan niệm người xưa. Những món ăn nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi công đoạn làm bánh công phụ, khéo léo. Nhân bánh có thể làm từ nhân thịt hoặc đậu xanh, bên ngoài là gạo và bao bọc trong lá chuối, dùng dây lạc bó chặt.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống trong nền ẩm thực Việt Nam.

 

Không chỉ vậy, người Việt Nam còn có nhiều hình thức nấu ăn vô cùng sáng tạo, đặc biệt là đối với nền văn hóa ẩm thực Tây Nguyên hay một số đồng bào dân tộc thiểu số.

Hương vị hài hòa, tốt cho sức khỏe

Từ những món đơn giản cho đến cầu kỳ, người Việt Nam đều có sự phối hợp hài hòa giữa ngũ vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Chính vì vậy mà những du khách nước ngoài thường rất bất ngờ và ấn tượng bởi cách chế biến, tẩm ướp gia vị của người Việt. Ẩm thực Việt được tạo nên từ triết lý âm - dương tương tự như các nước Châu Á. Những món có tính thanh mát như vịt, ốc thường sẽ kết hợp gia vị có tính nóng như rau răm, gừng, sả, ớt,... Đấy là điều đặc biệt nổi bật chỉ có tại Việt Nam.

Với nguyên liệu đa dạng, chủ yếu từ rau, củ, hải sản, cá, thịt,... người dân Việt luôn có cách biến tấu và kết hợp để làm nên những món ăn vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, ẩm thực Việt Nam trên thế giới được đánh giá là ít mỡ, tốt cho sức khỏe. Khác với nhiều nước phương Tây sử dụng nhiều nguyên liệu từ thịt hoặc dầu mỡ như Trung Quốc, món Việt lại ưu tiên thực phẩm hạn chế chất béo, kết hợp nhiều thành phần thay thế nhằm cân bằng dưỡng chất.

Người Việt xưa qua niệm ăn uống là để no nên yếu tố đặc lên hàng đầu là món ăn phải ngon. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng văn minh, hiện đại, ẩm thực phát triển lên một tầm cao mới, người Việt cũng đã có những thay đổi trong suy nghĩ. Để có một cuộc đời trọn vẹn, hạnh phúc và sức khỏe thì ăn không chỉ cần ngon mà còn phải bổ dưỡng.

Phong phú, đa dạng

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng trên thế giới. Việt Nam có 63 tỉnh thành với 54 dân tộc anh em sinh sống dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam. Mỗi nơi, mỗi dân tộc lại có những cách chế biến món ăn từ nguyên liệu khác nhau.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Ẩm thực Việt Nam không chỉ hấp dẫn mà còn có phong phú theo đặc trưng riêng của từng vùng miền.

 

Chính điều này đã tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam không chỉ hấp dẫn mà còn có phong phú theo đặc trưng riêng của từng vùng miền, từng dân tộc. Nhiều chuyên gia ẩm thực trong nước đã có ý kiến rằng, Việt Nam có thể chiêu đãi thực khách quốc tế hàng chục bữa mà không sợ trùng lặp món ăn. Điều này chứng tỏ được độ đa dạng của nền ẩm thực Việt với thế giới.

Sinh hoạt ăn uống của người Việt

Một trong những đặc điểm nổi bật về ẩm thực Việt Nam trong mắt du khách quốc tế là sinh hoạt ăn uống của người dân. Những văn hóa ăn uống từ lâu đời và vẫn được phát huy trong thời buổi hiện nay của dân tộc Việt Nam là:

  • Ăn cơm bằng đũa là thói quen của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy về thói quen sinh hoạt này. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng gặp thức ăn bằng đũa cũng là cả một nghệ thuật bởi phải biết cách giữ chặt để không làm rơi thức ăn.
  • Dọn thành mâm cơm là nét đặc trưng mà bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi gia đình và bữa cơm hàng ngày của người Việt. Mâm cơm thể hiện sự sung túc của gia đình, mọi người quây quầng bên nhau, gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
  • Tính cộng đồng trong bữa ăn Việt được thể hiện rõ trên mâm cơm. Tất cả các món ăn dùng chung với cơm đều được dọn chung một mâm. Mỗi thành viên sẽ có thêm một bác nhỏ để xới thức ăn khi dùng. Ngay cả nước chấm vẫn dọn chung vào một chén rồi từng người múc ra chén riêng.
  • Hiếu khách là tính cách trong mỗi người dân Việt Nam. Lời mời chào trong bữa ăn thể hiện sự tôn trọng mà gia chủ dành cho khách đến thăm nhà. Mọi người vui vẻ, cởi mở, gắp thực ăn cho nhau và thường dành phần ngon cho khách chính là đặc điểm mà bạn có thể gặp trong bữa ăn của gia đình Việt.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Mâm cơm Việt là nét đặc trưng văn hóa đặc sắc của dân tộc.

 

Cách thưởng thức ẩm thực của người Việt

Ẩm thực Việt Nam và thế giới luôn có sự khác nhau rõ rệt, đặc biệt là về cách cảm nhận, thưởng thức từng món ăn. Với người Việt Nam, món ăn không chỉ thưởng thức qua vị giác mà phải kết hợp cả 5 giác quan của cơ thể.

  • Điều đầu tiên là thưởng thức tác phẩm nghệ thuật từ người đầu bếp bằng mắt. Chính vì vậy, những món ăn được trình bày đẹp mắt, hài hòa màu sắc và nguyên liệu sẽ gây kích thích đến khó cưỡng.
  • Mắt nhìn mũi ngửi. Mùi thơm của món ăn lan tỏa trong không khí sẽ làm nao núng chiếc bụng của bất kỳ ai vô tình ngang qua.
  • Bạn có biết, người Việt còn ăn bằng tai hay không? Nghe thì lạ nhưng thật ra, âm thanh giòn tan của món ăn khiến bạn vô thức phải chảy nước bọt.
  • Chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe đến câu “ăn bốc ngon hơn”. Món số món ăn Việt thay vì dùng đũa ăn như bình thường thì việc sử dụng tay lại cho cảm giác ngon miệng hơn.
  • Cuối cùng, bất kể món ăn nào kể cả ẩm thực Việt Nam và thế giới thì điều quan trọng nhất vẫn là chiếc lưỡi nhạy bén để cảm nhận hết hương vị, độ tinh túy của tác phẩm nghệ thuật tạo ra người nấu.

Một ăn được bài trí theo óc sáng tạo của người đầu bếp, tự do nhưng rất hài hòa, hương thơm ngay ngất, tiếng nhai “rôm rốp” cùng mùi vị đậm đà là điểm nổi bật lấy lòng mọi du khách quốc tế khi nói đến ẩm thực Việt.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Những món chè bắt mắt, có thể hạ gục thực khách từ ánh nhìn đầu tiên.

 

Những “đặc sản” riêng của Việt Nam

Có những điều bạn thấy rất đời thường, dân dã và quen thuộc với Việt Nam thì trên thế giới, các du khách lại có một cách nhìn thú vị hơn.

Văn hóa cà phê

Đến Việt Nam mà không thưởng thức cà phê cóc, cà phê sữa đá Sài Gòn,... sẽ là một thiếu sót lớn. Cà phê thì ở đâu cũng có, tuy nhiên, hương vị pha chế, cách uống của mỗi nước lại khác nhau.

Cuộc sống bận rộn ngày nay đã khiến cho rất nhiều nét đặc trưng xưa cũ bị biến dạng nhưng văn hóa cà phê của người Việt vẫn vậy. Dù công việc tất bật thì cà phê nhanh đựng trong cốc giấy sử dụng một lần, cùng một ổ mỳ đầy ắp thịt, chả, rau,... thì đã đủ cho một bữa sáng của người bận rộn.

Nước chấm

Đối với ẩm thực Việt Nam trên thế giới thì nước chấm lại rất có tiếng tăm. Mỗi món ăn của người Việt lại có cách pha nước chấm đi kèm khác nhau, vừa lạ miệng vừa cân bằng vị và thêm phần đậm đà cho món ăn.

Nước mắm Việt có thể xem là đặc sản lấy lòng các thực khách quốc tế. Những làng nghề mắm truyền thống của dân tộc đã được hình thành từ rất lâu và người dân luôn ý thức được việc gìn giữ nét văn hóa mà ông cha ta đã để lại. Nếu bạn nghĩ nước mắm Việt ở đâu cũng giống nhau thì đó là quan niệm vô cùng sai lầm.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Ẩm thực Việt có rất nhiều loại nước chấm khác nhau phụ hợp theo từng món ăn.

 

Ngay cả trong cùng một địa phương nhưng mỗi làng nghề, người nghệ nhân lại có phương thức tạo ra nước mắm rất đặc biệt. Xây dựng và phát triển những làng nghề nước mắm nổi tiếng của Việt Nam luôn nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch nhiều địa phương và cả nước.

Những món ăn kỳ lạ

Dựa vào điều kiện khí hậu, vị trí địa lý hay tập tục, quan niệm sống mà con người lại có cách chế biến hay tận dụng nguyên liệu nấu ăn khác nhau. Nền ẩm thực Việt Nam và thế giới có rất nhiều món ăn kỳ lạ, nhiều người còn dùng từ “ghê tởm” để diễn tả những lại rất “ghiền”. Nếu người Việt thấy những món ăn dưới đây bình thường và dân dã lại bổ dưỡng thì trong mắt du khách quốc tế, nó trở nên lạ thường.

  • Nhuộng xúc bánh tráng là món ăn quen thuộc với người miền Trung. Vị béo nhưng không quá ngậy của nhộng ong, kết hợp với vị cay của ớt và ăn kèm bánh tráng gạo nướng giòn tan khiến bất kỳ ai cũng phải mê đắm. Tuy nhiên, với du khách nước ngoài, họ sẽ thấy vô cùng hiếu kỳ khi nghe đến cái tên này.
  • Trứng vịt lộn của Việt Nam được xếp vào những món ăn lạ, kinh dị của thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, hình ảnh người bán trứng vịt lộn bên ánh đèn dầu mỗi buổi tối đã trở nên quen thuộc khắp các nẻo đường.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Trứng vịt lộn là món ăn dân dã, bổ dưỡng của người Việt nhưng lại “kinh dị” trong mắt nước ngoài.

 

  • Những món ăn chế biến từ chuột được xem là đặc trưng ẩm thực của người miền Tây Việt Nam. Nếu đây là món ăn “khoái khẩu” của người dân địa phương thì đối với thực khách nước ngoài, đây là món ăn vô cùng “đáng sợ”.
  • Tiết canh là món ăn ăn tươi sống thịnh hành tại Việt Nam từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, chỉ có ở nước ta mới xuất hiện món ăn này.
  • Ở nước ngoài, hầu như nội tạng động vật đều được vứt bỏ, chỉ sử dụng phần da, thịt, xương. Trong khi đó, Việt Nam lại có rất nhiều món ăn chế biến từ nội tạng động vật.
  • Chả rươi là một món phổ biến trong ẩm thực của người miền Bắc nhưng lại rất “kinh hãi” đối với thực khách nước ngoài, kể cả người Việt khi lần đầu tiếp xúc.

Những món ngon đưa ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới

Nếu muốn kể hết những món ăn làm nên nền ẩm thực của người Việt thì không thể nào kể hết được. Mặc dù Việt Nam chỉ là một quốc gia đang phát triển, có diện tích khá nhỏ trên bản đồ thế giới nhưng khi nhắc đến tên, bạn bè năm châu vẫn luôn tấm tắt khen ngợi về con người, văn hóa, nền ẩm thực, phong cảnh,... Những món ăn nổi tiếng của nền ẩm thực Việt Nam trên thế giới gồm:

Bánh mì

Ở nước ta, bánh mì là món ăn rất đời thường, dân dã, tiện lợi và xuất hiện khắp mọi nơi từ làng quê cho đến thành phố. Tuy nhiên, có rất nhiều tờ báo nước ngoài nổi tiếng đưa tin với hết lời khen ngợi. Bánh mì Việt Nam còn được báo Fo’dor Travel của Mỹ năm 2016 xếp hạng thuộc top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới.

Phở

Phở là món ăn đặc trưng, bình dị từ lâu đời cho đến nay của người Việt. Hà Nội là nơi nổi tiếng với món phở bởi người dân nơi đây vẫn giữ được trọn vị theo cách thức chế biến truyền thống. Phở Việt là món cực kỳ nổi tiếng trên các trang báo nước ngoài và là một trong ba món ăn được xếp vào top 100 món ngon nhất thế giới.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Bún, phở là món ăn ghi điểm lớn trong mắt thực khách quốc tế.

 

Bún chả

Cái tên bún chả được các thực khách nước ngoài nhắc đến. Đây là món ăn được đánh giá cao về sự hài hòa giữa các vị chua, cay, mặn, ngọt. Quán bún chả ở đường Lê Văn Hưu, Hà Nội được người dân trong nước và quốc tế kể nhiều hơn sau lần ghé thăm và thưởng thức của Tổng thống Obama cùng người đầu bếp đi cùng.

Gỏi cuốn

Năm 2011, gỏi cuốn của ẩm thực Việt Nam được CNN xếp vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. Không chỉ vậy, nhiều trang du lịch thế giới cũng giới thiệu về gỏi cuốn của người Việt để thực khách có cơ hội tìm và thưởng thức khi đến nước ta.

Bánh xèo

Một trong những món ăn đặc trưng đại diện cho nền ẩm thực Việt Nam trên thế giới là bánh xèo. Đây là đặc sản của ẩm thực miền Tây nói riêng cũng nhưng khu vực Nam Bộ nói chung. Tuy nhiên, nếu ghé lại các địa phương ở miền Trung thì bạn vẫn có thể thưởng thức bánh xèo nhưng mỗi nơi sẽ có cách chế biến, nguyên liệu, nước chấm, đồ ăn kèm khác nhau.

Mì Quảng

Một trong những đặc sản được nhắc đến nhiều về ẩm thực Việt Nam là mì Quảng. Từ Quảng ở đây là vùng đất Quảng Nam. Dường như bất kể ai khi đặt chân đến Quảng Nam thì món ăn đầu tiên được nghĩ đến sẽ là Mì Quảng. Sợi mì được làm từ gạo. Các địa phương khác vẫn có thể chế biến được món mì này nhưng hương vị riêng, đặc trưng và đúng “chất” mì Quảng thì chỉ có người xứ Quảng mới làm được.

Mì Quảng được đưa vào rất nhiều trong các tác phẩm văn học khi nói về lịch sử hay văn hóa của người dân nơi đây. Trên thế giới, mì Quảng được bầu chọn là 1 trong 12 món ăn mang giá trị ẩm thực Châu Á.

 

Em sẽ làm gì để giữ gìn phát huy giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Phở là ăn đặc trưng của Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến.

 

Ngoài những món ăn đặc trưng cho nền ẩm thực Việt Nam nói trên thì còn rất nhiều cái tên khác như cao lầu Hội An, bánh canh Trảng Bàng, bún bò Huế, cơm cháy Ninh Bình, bún thang Hà Nội, phở khô Gia Lai,... Đặc trưng ẩm thực của mỗi vùng miền Việt Nam đều chứa đựng những tinh túy văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc sâu sắc và sự giàu có, thịnh vượng của một đất nước nghìn năm văn hiến.

 

Diệu Trần