Giáo trình kế toán chi phí đại học kinh tế

TÓM TẮT....................................................................................................

  • TÓM TẮT....................................................................................................
  • Giới thiệu...................................................................................................
  • Nội dung....................................................................................................
    • Phần 1: Thành lập công ty bánh quy...................................................
    • Phần 2: Thông tin giá thành và doanh thu..........................................
    • Phần 3: Sự khác biệt giữa hai hệ thống xác định chi phí..................
    • Phần 4: Biến động trong sản xuất- chi phí và doanh thu................
  • KẾT LUẬN...............................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................

Giới thiệu...................................................................................................

Ngày nay, bánh quy là 1 loại sản phẩm đồ ăn yêu thích đối với nhiều người ở mọi lứa tuổi trong cuộc sống. Nó không chỉ là một món quà để tặng trong các dịp lễ mà hiện nay bánh quy đã được mọi người thích mua ăn hàng ngày như một món tráng miệng tuyệt vời. Nhận thấy nhu cầu đó, chúng tôi quyết định đưa ra thị trường bánh quy nho khô để giới thiệu tới người tiêu dùng. Một chiếc bánh quy hoàn hảo không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, giá trị dinh dưỡng nó mang lại mà còn ở giá thành của nó liệu có phù hợp với người tiêu dùng hay không. Chính vì vậy mà việc ước tính giá thành sản phẩm là không thể bỏ qua. Bên cạnh đó thì đối với mỗi một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì doanh thu cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của ban lãnh đạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, chúng tôi sẽ ước tính giá thành và doanh thu cho loại bánh của mình. Đối với việc xác định chi phí ước tính cho chiếc bánh quy, chúng tôi sẽ ước tính theo cả 2 phương pháp là phương pháp xác định chi phí theo công việc và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. Từ đó so sánh sự khác biệt của hai phương pháp và khái quát tác động của việc tăng giảm sản lượng tới doanh thu của doanh nghiệp.

Nội dung....................................................................................................

Phần 1: Thành lập công ty bánh quy...................................................

  1. Tên doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh:
    • Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sản xuất Bánh Quy BQ.
    • Địa điểm doanh nghiệp: đường Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội.
  2. Mục tiêu kinh doanh:
    • Doanh nghiệp ra đời với mong muốn thu hút một số lượng lớn khách hàng, chiếm được thị phần lớn trong thị trường sản xuất bánh quy.
    • Đạt được lợi nhuận tối đa và có thể đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động.
    • Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng, xây dựng lòng tin đối với các khách hàng: công khai rõ ràng nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, thành phần, thông tin rõ ràng mạch lạc tới người sử dụng. Đưa tới cho khách hàng 1 sản phẩm bánh quy ngon, sạch sẽ, quy trình sản xuất rõ ràng.
  3. Xây dựng doanh nghiệp trở thành một nhà sản xuất bánh quy có thương hiệu uy tín hàng đầu
  4. Đối tượng khách hàng hướng tới là mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già.
  5. Loại bánh quy muốn bán: Bánh quy bơ nho khô.

Phần 2: Thông tin giá thành và doanh thu..........................................

 Phương pháp xác định chi phí theo công việc: Để làm ra 1000 chiếc bánh quy, chúng tôi cần sử dụng 5 nguyên vật liệu chính với ước lượng định mức nguyên vật liệu đơn giá như sau:

Nguyên liệu Số lượng (kg/ gói) Đơn giá (VNĐ) Thành tiền Bột mì 12 25 300. Đường 8 22 176. Bơ 7,5 90 675. Nho 1,5 140 210. Vani 4 10 40000 Tổng 1.

Bên cạnh đó, cần phải sử dụng 2 nhân công trong 2 ngày, mỗi ngày 8 giờ lao động để hoàn thành số sản phẩm trên và mỗi giờ lao động có giá 30 VNĐ. Và chi phí sản xuất chung bằng 30% chi phí nhân công trực tiếp. Theo các thông tin trên, ta có Bảng theo dõi chi phí theo công việc dưới đây:

⇒ Theo cách xác định chi phí theo công việc, chúng tôi xác định được chi phí sản xuất một chiếc bánh quy là 2 VNĐ. Bên cạnh đó còn phát sinh thêm các chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên chúng tôi quyết định sẽ bán một chiếc bánh quy bơ nho khô với giá 5 VNĐ để đảm bảo công ty sẽ kinh doanh có lãi. Khi đó doanh thu của việc bán 1000 chiếc bánh quy bơ nho khô sẽ là 5. VNĐ.

Phần 3: Sự khác biệt giữa hai hệ thống xác định chi phí..................

 So sánh và đối chiếu các phương pháp xác định chi phí được sử dụng. Sử dụng kết quả ở Phần 2, thảo luận phương pháp xác định chi phí nào cung cấp thông tin chi phí đầy đủ hơn. Phương pháp xác định chi phí

Theo công việc Theo quá trình sản xuất

Giống nhau

  • Có 3 yếu tố chi phí: Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
  • Tập hợp chi phí vào 3 tài khoản: TK chi phí NVL trực tiếp, TK

chi phí nhân công trực tiếp, TK chi phí sản xuất chung

  • Dòng chi phí đều được tổng hợp vào TK chi phí SXKD dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành

Khác nhau

Đối tượng Sản phẩm bánh quy theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất khép kín.

Sản xuất sản phẩm bánh quy theo quy trình công nghệ sản xuất số lượng lớn liên tục hoạt động sản xuất diễn ra ở 3 phân xưởng trộn, rắc hạt và đóng gói. Các khoản mục chi phí

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
  • Chi phí nhân công trực tiếp;
  • Chi phí sản xuất chung hay gọi chi phí phân xưởng, đội sản xuất

Sử dụng các tài khoản - Chi phí nguyên vật liệu

  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung
  • Từng phân xưởng sản xuất có một tài khoản “Sản phẩm dở dang” riêng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó.
  • Thành phẩm hoàn thành của phân xưởng cuối chuyển vào kho thành phẩm chờ tiêu thụ, được phản ánh qua tài khoản “Thành phẩm”.
  • Giá vốn của thành phẩm tiêu thụ được phản ánh vào tài khoản “Giá vốn hàng bán”. Đặc điểm nội dung
  • Nhiều công việc được thực hiện trong 1 kỳ
  • Mỗi công việc có 1 TK chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí theo công việc
  • Một loại sản phẩm được sản xuất lặp đi lặp lại trong 1 thời kỳ dài
  • Mỗi phân xưởng có 1 TK chi phí dở dang để tổng hợp CP theo

Khi nhà sản xuất định giá bán một sản phẩm, doanh nghiệp đó sẽ tính đến chi phí lao động, vật liệu và chi phí chung (chi phí sản phẩm). Giá bán phải bao gồm tổng chi phí phát sinh; nếu bất kỳ chi phí nào được bỏ ra ngoài tính toán giá bán, số lượng thấp hơn dự kiến. Nếu nhu cầu về một sản phẩm giảm, hoặc nếu sự cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá, thì công ty phải giảm chi phí lao động để có lãi. Để làm được như vậy, doanh nghiệp có thể giảm số lượng lao động, cắt giảm sản xuất, yêu cầu mức năng suất cao hơn hoặc giảm các yếu tố khác trong chi phí sản xuất. Chi phí chế biến đóng vai trò vô cùng quan trọng trong viêc đánh giá được công suất hoạt động thực tế của mỗi doanh nghiệp. Cả chi sản phẩm và chi phí chế biến đều phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và luôn được các nhà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Chúng đều giúp doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận bằng cách xác định giá thành sản phẩm, hàng hóa.

Phần 4: Biến động trong sản xuất- chi phí và doanh thu................

 Sản xuất theo công việc + Khi sản xuất giảm xuống còn 500 chiếc, giả định công ty tiêu thụ hết số sản phẩm sản xuất ra thì tổng chi phí sản xuất sẽ giảm đi một nửa so với làm 1000 chiếc, giá thành sản xuất 1 chiếc bánh vẫn sẽ không đổi, giá bán đơn vị cũng không đổi dẫn đến lợi nhuận gộp đơn vị không đổi. Tuy nhiên số lượng sản phẩm sản xuất giảm nhưng các chi phí cố định vẫn giữ nguyên nên chi phí cố định đơn vị sẽ tăng nên lợi nhuận thuần sẽ giảm, doanh thu giảm so với khi sản xuất 1000 chiếc. + Tương tự như trên, khi sản xuất 1500 cái bánh thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên gấp 1,5 lần so với khi sản xuất 1000 cái bánh, giá thành sản xuất một chiếc không đổi nên lợi nhuận gộp đơn vị cũng sẽ không đổi. Các chi phí cố định không đổi nên việc tăng sản lượng sản xuất sẽ làm cho chi phí cố định đơn vị giảm đi, từ đó lợi nhuận thuần sẽ tăng, doanh thu cũng tăng so với khi sản xuất 1000 chiếc bánh.  Sản xuất theo quá trình: + Khi sản lượng sản xuất giảm xuống còn 500 thì tổng chi phí phát sinh trong kỳ ở bộ phận Trộn giảm xuống còn một nửa so với việc sản xuất 1000 chiếc. Ở bộ phận Trộn, Sản lượng hoàn thành, sản lượng tương đương quy đổi từ dở dang cuối kỳ do hiệu quả sản xuất nên tùy vào số lượng sản xuất có thể sẽ có những mức sản lượng khác nhau, và tổng chi phí dở dang đầu kỳ không đổi là 160 VNĐ. Về cơ bản thì

sự biến động sẽ không quá lớn nên việc giảm xuống sản xuất 500 chiếc bánh cũng sẽ khiến cho doanh thu giảm đi. + Tương tự khi sản xuất tăng lên là 1500 chiếc thì tổng chi phí phát sinh trong kỳ ở bộ phận trộn cũng sẽ tăng 1,5 lần và doanh thu cũng sẽ tăng lên so với khi sản xuất 1000 chiếc bánh quy. ⇒ Như vậy, qua cả hai cách xác định chi phí theo quá trình hay là theo công việc, ta đều thấy được việc giảm sản lượng sẽ dẫn tới doanh thu và chi phí sản xuất đều giảm; còn nếu tăng sản lượng sản xuất thì doanh thu và chi phí hay lợi nhuận đều tăng lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................

1, Lê Kim Ngọc và cộng sự, “ Slide bài giảng học phần Kế toán chi phí, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” 2, Nguyễn Ngọc Quang. 2021. Giáo trình Kế toán Quản trị, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 3, Lam Nghi (2021), “ Giá bột mì, bột gạo, bột bánh xèo... tăng gấp đôi”, Báo Thanh Niên