Hệ thống thông tin thị trường lao động thanh hóa năm 2024

Cụ thể, từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức cung cấp thông tin thị trường lao động và các chính sách liên quan cho trên 157.000 lượt người (tăng 38,9% so với năm 2022) thông qua trang Fanpage, hòm thư điện tử, điện thoại, sàn giao dịch việc làm định kỳ của đơn vị...; tổ chức tư vấn các chế độ, chính sách về lao động - việc làm, xuất khẩu lao động cho trên 72.600 lượt lao động (tăng 13,5 % so với năm 2022), qua đó đã kết nối thông tin việc làm cho 6.423 lao động đi làm việc trong nước, xuất khẩu lao động và học nghề.

Trong thời gian trên, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của 28.938 lao động bị mất việc làm (tăng 14,35% so với cùng kỳ năm 2022). Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 28.728 người (tăng 15,24 % so với cùng kỳ năm 2022). Tiếp nhận 134.000 lượt khai báo thông tin tìm kiếm việc làm hàng tháng của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2022).

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 54 phiên giao dịch việc làm (tăng 14 phiên so với năm 2022), gồm 44 phiên định kỳ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và 10 phiên lưu động tại các địa phương, đơn vị trong tỉnh; thu hút 400 lượt doanh nghiệp và 23.102 lượt người lao động đăng ký tham gia tuyển dụng. Thông qua các phiên giao dịch việc làm, đã kết nối việc làm thành công cho 2.211 lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức khảo sát tình hình biến động lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động tại 1.682 lượt doanh nghiệp; qua khảo sát, tổng số lao động các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng là 64.062 người (đa số là lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật trình độ sơ cấp, trung cấp; không yêu cầu có kinh nghiệm làm việc), mức lương từ 5 - 8 triệu đồng/tháng.

Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa cho biết, trong giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo việc làm cho trên 185 nghìn lao động, bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 60 nghìn lao động, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 3,1% xuống còn 2,8%, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn từ 6,1% xuống còn 5,8%.

Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa hơn 26 nghìn người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời, tổ chức, hướng dẫn hơn 7 nghìn lao động hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc và đăng ký dự thi tiếng Hàn lần thứ nhất năm 2023 theo chương trình EPS.

Theo lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hoá, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động và hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp.

Cùng với đó, đơn vị chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động.

HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH THANH HÓA

HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH THANH HÓA

Chịu trách nhiệm nội dung: Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa. Địa chỉ: 34 Đại lộ Lê Lợi, Phường Điện Biên, TP Thanh Hóa

Điện thoại: 02373 85276; Fax: 0237.751584; Email: [email protected]

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhấn mạnh: "Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động"; Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 đề ra nhiệm vụ, giải pháp: "Hiện đại hoá, chuyển đổi số trong thông tin dự báo thị trường, kết nối cung - cầu, quản lý nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở dữ liệu lao động, việc làm".

Hệ thống thông tin thị trường lao động thanh hóa năm 2024
Qua quá trình triển khai thực hiện Luật Việc làm 2013 đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, bất cập

Hiện nay, Luật Việc làm 2013 quy định về nội dung thông tin thị trường lao động gồm: Tình trạng, xu hướng việc làm; Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động; Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tin về tiền lương, tiền công.

Tuy nhiên chưa có quy định về khái niệm và chức năng của hệ thống thông tin thị trường lao động. Thông tin thị trường lao động được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn và do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện theo những mục tiêu khác nhau và không được tổng hợp, lưu trữ chung để phục vụ khai thác, quản lý chung.

Bên cạnh đó, các quy định trong Luật Việc làm 2013 chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thống kê, Ủy ban nhân dân các cấp) trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến thông tin thị trường lao động.

Vì vậy, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hệ thống thông tin thị trường lao động.

Hệ thống thông tin thị trường lao động thanh hóa năm 2024
Mức độ đáp ứng của hệ thống thông tin thị trường lao động, sự kết nối về thông tin trên phạm vi vùng, cả nước chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn

Theo đó, quy định khái niệm và chức năng của hệ thống thông tin thị trường lao động, cụ thể:

- Hệ thống thông tin thị trường lao động là một mạng lưới các tổ chức, thể chế, quy trình và công cụ được thiết lập để thu thập, tổng hợp, lưu trữ, phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động nhằm phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường lao động.

- Chức năng của hệ thống thông tin thị trường lao động gồm:

+ Thu thập, xác nhận và tổng hợp thông tin thị trường lao động;

+ Phân tích thị trường lao động, giám sát và đánh giá thực hiện các chính sách về lao động, việc làm;

+ Chia sẻ, phổ biến và trao đổi thông tin.

(2) Sửa đổi, bổ sung các quy định về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xây dựng, phát triển hệ thống thông tin thị trường nhằm phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường lao động, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với pháp luật về thống kê và các quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Theo đó, quản lý hệ thống thông tin thị trường lao động như sau:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống thông tin thị trường lao động.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và vận hành hệ thống thông tin thị trường lao động cấp tỉnh; chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thị trường lao động trên địa bàn.

- Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tổ chức thu thập, công bố và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đối với thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các thông tin thị trường lao động theo quy định của pháp luật về thống kê.